Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều

Đối với mỗi vấn đề xảy đến, chúng ta sẽ có những ý kiến, góc nhìn khác nhau. Vậy hãy tập cách trình bày về ý tưởng, quan điểm của mình qua bài soạn Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn nhất, trang 82, Ngữ văn 6, Cánh Diều, học kì II nhé!

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều

soan bai thao luan nhom ve mot van de ngan nhat ngu van 6 canh dieu

Soạn bài nói và nghe: thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn gọn
 

Các bước luyện tập thực hành nói và nghe:

Bước 1: Chuẩn bị:
- Học sinh lựa chọn vấn đề cần thảo luận.
- Tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề sẽ thảo luận.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Game là gì? Nêu tên một số game mà em biết.
+ Việc chơi game có hại gì và có lợi gì?
+ Nên chơi game như thế nào cho phù hợp?
- Lập dàn ý bằng cách dựa vào những ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần của bài viết.
Bước 3: Nói và nghe:
- Người nói:
+ Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý kiến của mình.
+ Trả lời các câu hỏi của người nghe.
- Người nghe:
+ Tập trung lắng nghe, theo dõi và tôn trọng ý kiến của người phát biểu.
+ Nêu các câu hỏi, chất vấn những điều chưa rõ hoặc nêu ý kiến phản biện.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa:
- Người nói:
+ Xem xét nội dung thảo luận: Có nêu được rõ ràng ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về việc chơi game không? Ý kiến trình bày có thuyết phục không?
+ Rút kinh nghiệm về cách phát biểu và các lỗi trong khi phát biểu, thảo luận.
- Người nghe:
+ Xem xét yêu cầu nắm được thông tin: Người nói nêu ưu điểm hay hạn chế của việc chơi game? Lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra để làm rõ ý kiến của mình là gì?
+ Rút kinh nghiệm các lỗi về thái độ trong khi nghe và khi phát biểu, thảo luận.
 

Đề bài: Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?"

I. Dàn ý trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?":

1. Mở đầu:
- Lời chào và giới thiệu.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần thảo luận: "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?".
2. Nội dung chính:
* Giải thích:
- Game là phần mềm được con người lập trình, cài đặt vào các thiết bị điện tử, từ đó tạo nên một công cụ để giải trí.
* Phân tích:
- Mặt tích cực của việc chơi game:
+ Giúp con người thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.
+ Kết nối người với người ở mọi nơi trên thế giới.
+ Được xã hội công nhận là môn thể thao điện tử, đem lại thu nhập và danh tiếng cho người chơi.
- Mặt tiêu cực của việc chơi game:
+ Gây chậm trễ trong học tập và công việc.
+ Ảnh hưởng xấu đến cả thể chất và tinh thần.
+ Gây ra các thói quen xấu, hành vi bạo lực.
+ Gây tốn kém về cả thời gian và tiền bạc.
* Nguyên nhân dẫn đến sự tiêu cực:
- Sự thiếu hiểu biết, mất kiểm soát của cá nhân.
- Việc thiếu quan tâm, thờ ơ của gia đình, nhà trường và xã hội.
* Đề xuất giải pháp khắc phục:
- Mỗi cá nhân tự rèn luyện, phát triển bản thân cả về kiến thức và đạo đức.
- Gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục cho học sinh về tác hại của việc nghiện game.
3. Kết luận:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.
- Nêu bài học nhận thức rút ra được sau khi trao đổi.

Thao luan nhom ve mot van de trang 77

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
 

II. Bài nói mẫu: Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?":

Xin chào cô và các bạn!

Với chủ đề "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?" của buổi thuyết trình ngày hôm nay, nhóm chúng em xin phép được trình bày quan điểm của mình như sau.

Trước tiên, "game" là từ dùng để chỉ các phần mềm được con người sáng tạo và lập trình nên. Chúng được đưa vào các thiết bị điện tử như máy tính, TV, điện thoại,... giúp chúng ta dễ dàng sử dụng. Giờ đây, Game giống như một công cụ giải trí. Một vài trò chơi rất phổ biến có thể kể đến PUBG, liên quân, candy crush,...

Game mang đến cho con người khá nhiều mặt tích cực. Chúng giúp ta thư giãn, giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, kết nối với bạn bè và làm quen thêm bạn mới từ trong đến ngoài nước. Nhiều người coi việc chơi game như một cách để luyện kĩ năng giao tiếp, tăng độ tự tin cho bản thân. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin như hiện nay, chơi game đã được công nhận là một loại hình thể thao điện tử, mang tên gọi E-Sports. Nó vừa mang lại danh tiếng và thu nhập cho người chơi, vừa tạo ra một sân chơi mới cho giới trẻ giao lưu, học hỏi.

Tuy vậy, thực tế cũng chỉ ra rằng tác hại của việc chơi game là không nhỏ. Nó gây ra sự trì hoãn, chậm trễ trong công việc, học tập. Khi quá đắm chìm vào thế giới ảo đầy màu sắc kia, ta rất dễ mắc phải những căn bệnh như cong vẹo cột sống, cận thị,... hay cả bệnh tâm lí nguy hiểm. Một vài tựa game hành động còn ảnh hưởng tiêu cực đến góc nhìn và nhận thức của con người. Chúng đem tới suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến bao hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Không những vậy, chơi game quá nhiều sẽ khiến quỹ thời gian của chúng ta ngắn lại, lãng phí tiền bạc vào những thứ không có thật.

Vậy tại sao lại có hiện tượng "nghiện game" đến quên ăn quên ngủ như vậy? Một phần đó là do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường. Mặt khác, nó cũng do bản thân từng người. Họ chưa nhận thức rõ được về tác hại của việc chơi game quá nhiều. Một số cá nhân thì không đủ kiên định, bị người khác rủ rê. Tất cả đều khiến xã hội có cái nhìn tiêu cực về hoạt động giải trí này.

Để khắc phục được các mặt trái ấy, con người cần không ngừng trau dồi cả kiến thức và đạo đức. Hãy rèn luyện cho bản thân mình sự kiên định, gạt bỏ những dụ dỗ xung quanh. Đồng thời, gia đình và nhà trường cần đưa ra phương án cụ thể để giáo dục cho học sinh về tác hại của việc nghiện game.

Tóm lại, chơi game không phải là xấu. Nó sẽ phát huy được hết khả năng giải trí, hỗ trợ của mình nếu ta biết cách sử dụng phù hợp. Qua chủ đề này, ta cũng thấy được những góc nhìn mới mẻ hơn về con người và cuộc sống.

Trên đây là phần trình bày của nhóm em. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của cô và các bạn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thao-luan-nhom-ve-mot-van-de-ngan-nhat-ngu-van-6-canh-dieu-75234n.aspx
Khi làm bài thảo luận về một vấn đề, em đừng quên giải thích vấn đề đó trước rồi mới đi vào phân tích nhé. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác như Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngắn gọn, Soạn bài Tự đánh giá bài 9....

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Điều không tính trước ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn văn nêu ý kiến trong buổi thảo luận nhóm về sự việc và con người văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gì là có thực và không có thực ngắn gọn
Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai Thao luan nhom ve mot van de

, Soan bai noi va nghe thao luan nhom ve mot van de ngan gon, Soan bai Thao luan nhom ve mot van de trang 96 ngan nhat Ngu van 6 Canh Dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới