Bài soạn Sang thu (Hữu Thỉnh), Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ gợi cho em khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu, đồng thời giúp em hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách nhanh chóng và chính xác.
Soạn bài Sang thu (Hữu Thỉnh), Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo: Soạn Sang thu ngắn gọn
I. Chuẩn bị đọc
Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.
HS trả lời theo cảm nhận của bản thân
* Gợi ý:
Bước vào thời khắc giao mùa, thiên nhiên vạn vật như một cô gái mang nhiều cảm xúc, vừa lưu luyến, bịn rịn một mùa sắp qua vừa háo hức, mong chờ một mùa sẽ đến. Khoảnh khắc giao mùa ấy giúp em cảm nhận rõ ràng vạn vật quanh ta đang thay đổi để thích ứng với một mùa mới, một không khí mới.
II. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"?
Trả lời:
Hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" làm ta liên tưởng đến đám mây bồng bềnh như dải lụa mềm mại, thướt tha đang vắt ngang trên bầu trời vào thời khắc giao mùa. Một nửa còn vương vấn trong ánh nắng mùa hạ, một nửa đang háo hức trong tiết trời trong mát của mùa thu.
2. Theo dõi: Điểm chung của những từ ngữ như "chùng chình", "dềnh dàng", "vắt nửa mình", "vơi dần" là gì?
Những từ ngữ như "chùng chình", "dềnh dàng", "vắt nửa mình", "vơi dần" đều miêu tả sự chuyển mình nhẹ nhàng của thiên nhiên, vạn vật khi đất trời sang thu.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa: cuối hạ, đầu thu.
- Xác định dựa vào: nhan đề của bài thơ cùng những hình ảnh, từ ngữ khắc họa cảnh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa như: "sương chùng chình qua ngõ", "chim bắt đầu vội vã", "vẫn còn bao nhiêu nắng", "sông được lúc dềnh dàng".
2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?
- Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi "phả" vào trong gió se, "sương chùng chình", "chim bắt đầu vội vã", đám mây "vắt nửa mình sang thu".
- Qua các từ ngữ đó, ta cảm nhận nhà thơ là người có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế khi kết hợp nhiều giác quan như: thính giác, xúc giác, thị giác,... để cảm nhận những chuyển động của cảnh vật và thiên nhiên.
Soạn bài Sang thu (Hữu Thỉnh) ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, khổ thơ thứ hai được ngắt theo nhịp 3/2, khổ thơ thứ nhất và khổ thơ cuối có sự luân chuyển trong cách ngắt nhịp. Chẳng hạn như, câu 1 và 3 ở khổ thơ thứ nhất ngắt nhịp 3/2, câu 2 và 4 ngắt theo nhịp 2/3.
- Bài thơ sử dụng cách gieo vần chân (se - về, vã - hạ).
=> Tác dụng: qua cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy đã góp phần thể hiện những thay đổi của thiên nhiên trong khoảnh khắc chuyển giao hai mùa.
4. Theo em, chủ đề của bài thơ "Sang thu" là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?
- Chủ đề của bài thơ "Sang thu": Bài thơ đã khắc họa sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa, từ cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời, thể hiện những chiêm nghiệm, triết lý về đời người của nhà thơ.
- Thông điệp mà tác giả gửi gắm: Hãy sống chậm lại, tinh tường quan sát, chú ý lắng nghe, cảm nhận bằng nhiều giác quan để thấy được sự tươi đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
5. Nếu nhan đề của bài thơ sửa thành "Thu" hay "Mùa thu" thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
Nếu nhan đề của bài thơ sửa thành "Thu" hay "Mùa thu" thì sẽ không còn phù hợp với nội dung của bài thơ. Vì "Thu" hay "Mùa thu" đều là những danh từ, chỉ một mùa trong một năm còn nhan đề "Sang thu" gợi được nội dung bài thơ, miêu tả khoảnh khắc đất trời chuyển mình từ mùa hạ sang mùa thu.
6. Đọc bài thơ "Sang thu", em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
Đọc bài thơ "Sang thu", em học được cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên từ những sự vật nhỏ bé nhất, học được cách tận dụng mọi giác quan để không bỏ lỡ vẻ đẹp nào.
7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
Học sinh tự do lựa chọn từ ngữ trong bài thơ mà bản thân cho là hay nhất và giải thích lí do.
Mẫu: Từ ngữ mà em cho là hay nhất trong bài thơ là từ "phả". Tác giả đã rất tinh tế khi sử dựng từ "phả" mà không phải các từ khác như "hòa" hay "lẫn" để miêu tả hương ổi. Bởi từ "phả" gơi sự lan tỏa thành luồng của làn hương, còn từ "hòa" và "lẫn" chỉ gợi sự lan truyền hương thơm ra xung quanh không khí và gợi sự hòa quyện của hương thơm. Qua từ "phả", người đọc có thể hình dung được hương ổi quấn quyện trong gió se, tạo nên nét đặc trưng của mùa thu.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-sang-thu-huu-thinh-ngu-van-lop-7-chan-troi-sang-tao-70956n.aspx
Mô tả cuối bài: Bài soạn trên đây đã giúp em phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu và một vài biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Sang thu. Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo trên taimienphi.vn:
- Soạn bài Ông Một (Vũ Hùng), Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo