Em đã được học bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, học kì I rồi đúng không ? Taimienphi.vn giới thiệu đến em Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu giúp em có thêm những cảm nhận khác sâu sắc hơn về bài thơ này nhé.
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
I. Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Chuẩn bị đọc:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc:
Ghi lại một vài cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7, tập một, Bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.
- Bài thơ có ngôn từ gợi cảm, gợi nhiều hình ảnh làng quê lúc chớm thu nhẹ nhàng, thanh bình.
- Nhà thơ đã tận dụng mọi giác quan để cảm nhận thu sang một cách thật tinh tế.
- Khổ cuối bài thơ là lời chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời.
- Tất cả những sự vật trong bài thơ đều là thể hiện những nét đặc trưng của mùa thu.
II. Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Trải nghiệm cùng văn bản:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trải nghiệm cùng văn bản:
1. Theo dõi: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?
- Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp nhằm gây cho người đọc những thắc mắc, mở đầu cho lời giải đáp ở những câu tiếp theo.
2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nhận xét "khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó"?
- Tác giả nói "khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó" vì khổ thơ này chính "là nơi cho hai nhán thơ trên dựa vào để khoe sắc, tỏa hương". Đem đến một vẻ đẹp mới cho bài thơ, làm nổi bật cho bức tranh "Sang thu" mà tác giả muốn miêu tả.
III. Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Suy ngẫm và phản hồi:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần suy ngẫm và phản hồi:
Câu hỏi 1 trang 65 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Câu hỏi 2 trang 65 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Luận đề của văn bản: Sự biến chuyển của thiên nhiên và hồn người ở thời điểm chuyển từ mùa hè sang thu.
- Cơ sở xác định: Luận đề này được thể hiện qua ba luận điểm:
+ Những tín hiệu giao mùa trong cảm nhận tinh tế của tác giả.
+ Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.
+ Những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả.
- Ba luận điểm này được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, phù hợp.
Câu hỏi 3 trang 65 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: "Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp"
- Câu văn thể hiện bằng chứng đánh giá chủ quan của người viết:
+ "Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo".
+ "Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới".
Câu hỏi 4 trang 65 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Em đồng ý với nhận định "Nhan đề "Sang Thu" vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật".
- Vì: Mọi sự vật của màu thu, từ hương quả, ngọn gió, dòng sông, bầy chim, đám bây, bầu trời đến những đặc điểm của thời tiết mùa thu như nắng, mưa, sấm chớp, giông bão đều được tác giả miêu tả rõ ràng trong bài thơ.
Câu hỏi 5 trang 65 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Khi thời tiết mát mẻ hơn, những cơn gió nhẹ nhàng len vào từng con phố, không còn nắng gắt và khó chịu nữa cũng là lúc mùa thu đã về. Bầu trời trong xanh, mây trắng bay lững lờ, ánh sáng dịu dàng, nhè nhẹ xuyên qua tán lá. Thời khắc giao mùa, những hàng cây xanh bỗng đổ lá vàng. Con người dường như cũng sống chậm hơn để ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp của mùa thu.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thien-nhien-va-hon-nguoi-luc-sang-thu-76948n.aspx
Những luận điểm, bằng chứng của tác giả đưa ra trong bài thật hợp lí và chặt chẽ. Từ đây, hi vọng em sẽ có thêm cho mình những cảm nhận độc đáo về mùa thu, biết cảm nhận dư vị tuyệt đẹp của thời khắc giao mùa. Mời em xem thêm những bài mẫu khác có trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Soạn bài Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI