Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
I. Trước khi đọc - Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
- Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai):
+ Sinh ngày 12/7/1997 tại Pakistan, trong một gia đình người Pashtun, theo Hồi giáo Sunni.
+ Bố của Malala là một nhà thơ, hiệu trưởng và một nhà hoạt động giáo dục. Chính ông đã động viên, ủng hộ con gái đi theo con đường hoạt động chính trị.
+ Khi mới học lớp 7, Malala đã viết blog cho BBC để kể lại những ảnh hưởng tiêu cực do quân đội Taliban gây ra.
+ Vào năm 2012, Malala bị các tay súng Taliban bắn trọng thương do dám công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.
+ Malala là nhà hoạt động xã hội, một trong hai người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel Hòa bình (10/10/2014), đồng thời là người Pakistan thứ hai đoạt giải Nobel.
- Ngày Ma-la-la:
+ Bắt đầu từ 12/7/2013, vào đúng sinh nhật thứ 16 của Malala, cũng là ngày cô phát biểu tại Liên Hợp Quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu. Để có thể tham dự sự kiện này, Malala đã phải trải qua hơn 10 ngày sinh tử sau khi bị một tay súng thuộc lực lượng Taliban bắn vào đầu.
+ Đó là một ngày vô cùng đặc biệt khi hàng ngàn sinh viên, học sinh từ 85 quốc gia được đến tham dự và xếp ngồi trên các hàng ghế đầu. Trong khi đó, các nhà ngoại giao được xếp ngồi phía sau.
+ Được gọi là "ngày của quyền được học hành của các bé gái và phụ nữ khắp hành tinh".
Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới - Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
II. Đọc văn bản - Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
1. Theo dõi: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong đoạn văn này.
Các yếu tố tự sự có trong văn bản:
- Những câu chuyện, sự việc:
+ "Và đó là lí do tại sao họ giết mười bốn sinh viên [...] họ cũng phá hoạt trường học".
+ "Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này [...] và bị ép phải tảo hôn".
- Lối diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, gần gũi.
2. Suy luận: Việc lặp lại cấu trúc "Chúng tôi kêu gọi..." có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh, khẳng định ý chí quyết tâm của Ma-la-la.
- Thúc đẩy tinh thần đấu tranh, dũng cảm đứng lên phản kháng của mọi người.
- Thể hiện sự quyết tâm chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi trẻ em nào cũng được đến trường, được nhận sự giáo dục.
III. Sau khi đọc - Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Luận điểm 1: Nêu lí do phát biểu và khẳng định quyền lợi của con người.
- "Hôm nay là ngày của tất cả ... cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình".
- "Tôi cất tiếng - không phải cho bản thân tôi, ... những người không có tiếng nói".
- "... một khi ta nhìn thấy bóng tối,...tiếng nói của mình quan trọng như thế nào".
- "...những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút ... ngày nào họ cũng phá hoại trường học".
Luận điểm 2: Nêu nguyên nhân và thuyết phục người nghe.
- "Muốn có giáo dục, thì cần phải có hòa bình".
- "...nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột".
- "Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô trội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động ở trẻ em".
- "Ở Ni-giê-ri-a, nhiều trường học bị tàn phá".
- "Người dân Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua ... và bị ép phải tảo hôn".
Luận điểm 3: Lời kêu gọi.
- Với các chính phủ:
+ "...tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em".
+ "...hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới".
+ "...hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực...".
+ "...các quốc gia phát triển hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển".
- Với cộng đồng:
+ "...hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến ... đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ".
+ "... hãy can đảm lên - làm chủ sức mạnh ... và nhận thức rõ về tất cả tiềm năng của mình".
+ "... hãy tự trang bị cho mình vũ khí tri thức, và tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết và gắn bó".
+ "... hãy tiến hành một cuộc chiến toàn cầu chống lại nạn mù chữ, đói nghèo và khủng bố".
- Kết luận: "Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là trên hết"
Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Trong văn bản, em ấn tượng nhất với những lí lẽ Ma-la-la đưa ra khi nói về sự tàn phá, trói buộc của thế lực khủng bố đối với đời sống nhân dân: "Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này [...] và bị ép phải tảo hôn". Cô đã vạch trần những sự thật đau lòng đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, mang đến cái nhìn chân thực nhất về sự khó khăn mà con người phải trải qua. Nào là ở Pa-kít-xtan, Áp-ga-nít-xtan, Ấn Độ, Ni-giê-ri-a,... Tất cả những người dân ở đó đều mệt mỏi vì chiến tranh, chủ nghĩa cực đoan, bị bóc lột sức lao động,... Từ đó, khơi gợi lòng đồng cảm, sự xót thương của độc giả.
- Việc sử dụng những lí lẽ, minh chứng thực tế như trên đã góp phần làm tăng sức thuyết phục cho luận điểm mà Ma-la-la đưa ra ở ban đầu. Đồng thời, giúp bài nghị luận trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn với nhiều lứa tuổi.
Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Mục đích của văn bản: Đòi hỏi quyền lợi được đi học, được giáo dục của các bé gái trên toàn thế giới. Đồng thời, được sống và phát triển trong hòa bình, yên ổn.
- Thái độ của tác giả:
+ Sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc với những con người cùng phải chịu sự áp bức, bất công.
+ Lên án quyết liệt những mặt trái còn tồn tại ở các nước trên thế giới.
+ Khẩn thiết kêu gọi mọi người dũng cảm đứng lên bảo vệ quyền lợi cho con người, đẩy lùi nạn mù chữ, khủng bố,..
Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Nhan đề tác phẩm đã nói lên rất rõ vai trò của tri thức đối với thế giới. "Cây bút" và "cuốn sách" đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự giáo dục, sự học tập, tiếp thu kiến thức. Chỉ cần có vậy đã "có thể thay đổi thế giới". Vậy nên sức mạnh của việc giáo dục là rất lớn. Qua đó, độc giả cũng thấy rõ thông điệp, quan điểm mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
"Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới" là một văn bản nghị luận. Tuy nhiên, tác giả vẫn đưa vào các yếu tố tự sự, miêu tả với mục đích tái hiện lại rõ hơn thực trạng những đau thương, mất mát mà con người phải chịu đựng. Từ đó, làm nổi bật luận điểm, luận cứ mình đưa ra. Đồng thời, việc xuất hiện yếu tố tự sự, miêu tả còn giúp văn bản gần gũi, dễ tiếp cận hơn với người đọc, người nghe.
Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Đề xuất của Ma-la-la là hoàn toàn hợp lí. Dù đàn ông hay phụ nữ thì đều là một phần không thể thiếu của thế giới. Thế giới muốn phát triển cần phải có sức mạnh của tất cả mọi người. Vậy nên, việc kìm hãm phụ nữ, không được học hành, tiếp cận tri thức sẽ làm trì hoãn quá trình tiến bộ chung của nhân loại. Vì thế, giáo dục cần được phổ cập nhanh chóng và rộng rãi. Đó là cách duy nhất để lật đổ những thế lực khủng bố, những đau khổ, bất cập trong đời sống nhân dân. Chỉ khi có tri thức, con người mới có sức mạnh cứu rỗi bản thân, gia đình và cả những mảnh đời bất hạnh khác.
Câu 7 trang 41 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:
* Sự việc, hiện tượng đời sống có liên quan:
- Bà Nguyễn Thị Bình:
+ Từng là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tham gia các hoạt động yêu nước từ sớm, bà đã có lần bị thực dân Pháp bắt giam và tra khảo. Sau khi ra tù (năm 1954), bà tham gia vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Với vốn kiến thức sâu rộng cùng bản tính thông minh, bà rất thành công trong hoạt động ngoại giao, đóng góp nhiều công lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.
- Bà Nguyễn Thị Minh Khai:
+ Người nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên.
+ Tích cực tham gia phong trào đấu tranh của nữ sinh, ngày càng nâng cao ý thức về quyền bình đẳng nam - nữ.
+ Vận động các chị em tham gia "Phụ nữ đoàn" - nơi phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động yêu nước, khẳng định vị trí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H'Hen Niê:
+ Là người dân tộc Ê-đê, sinh ra tại buôn Sứt M'đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
+ Theo phong tục của buôn làng, H'Hen đáng nhẽ ra phải lấy chồng từ rất sớm. Tuy nhiên, cô đã lựa chọn đi học tại Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình học, cô nỗ lực vừa đi làm, vừa học tiếng Kinh.
+ Khi phát hiện ra đam mê làm người mẫu, H'Hen đã nỗ lực theo đuổi và đạt được những thành tích đáng nể phục. Cô đã lọt top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới năm 2018 - một vị trí trước nay chưa từng có ai vượt qua được, đem lại niềm tự hào cho Tổ quốc.
* Vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội:
- Giáo dục mở ra nhiều cơ hội tốt hơn cho con người.
- Giáo dục giúp con người có tri thức, hiểu biết để quyết định, nhận diện những vấn đề cần thiết trong cuộc sống một cách đúng đắn.
- Giáo dục giúp nâng cao dân trí, đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
- Với những người yếu thế, giáo dục chính là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công, tới cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ hơn. Từ đó, tạo cơ hội để họ giúp đỡ thêm được nhiều người khác.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mot-cay-but-va-mot-quyen-sach-co-the-thay-doi-the-gioi-76780n.aspx
Như vậy, qua phần chuẩn bị bên trên, chắc hẳn em đã nắm rõ hơn cách khai thác một văn bản nghị luận thật hiệu quả rồi!. Mời em đón xem các bài soạn khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo; Soạn bài Cõi lá, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo