Soạn bài Cố hương

Những gợi ý ngắn gọn, bám sát kiến thức sách giáo khoa dưới đây giúp em dễ dàng trả lời các câu hỏi phần soạn bài Cố hương trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1 để tìm hiểu về thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc mục ruỗng, thối nát, lạc hậu lúc bấy giờ qua những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn Lỗ Tấn.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Cố hương, Ngắn 1
2. Soạn bài Cố hương, Ngắn 2

soan bai co huong

Soạn bài Cố hương


1. Soạn bài Cố hương, Ngắn 1:

Câu 1: Truyện ngắn chia làm 3 phần theo trình tự thời gian.
- Đoạn 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): trên đường về quê.
- Đoạn 2 (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" đến "sạch trơn như quét": những ngày ở quê. Sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là Nhuận Thổ.
- Đoạn 3 (phần còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.

Câu 2: Trong truyện có 2 nhân vật chính. Đó là Nhuận Thổ và "tôi" - người bạn thuở ấu thơ với Nhuận Thổ. Nhân vật "tôi" là nhân vật trung tâm vì mọi thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ đều được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật "tôi". Ngoài ra nhân vật "tôi" là người ngồi thuyền về quê, ở quê, ngồi thuyền xa quê và suy ngẫm về những bức tường vô hình ngăn cách con người, ước vọng về một xã hội tốt đẹp hơn.

Câu 3: Các phương thức biểu đạt ở từng đoạn":

- Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "tôi" hiện nay).

- Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

- Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức lập luận, thông qua đó tác giả muốn hướng tới việc phải tạo ra con đường mới, phải thay đổi nông thôn và thay đổi cả xã hội Trung Quốc, để có một xã hội mới, không có sự cách bức, cũng không có sự hủy hoại, làm cho con người mụ mị như xã hội phong kiến đương thời.

----------------------HẾT BÀI 1------------------------

Bên cạnh Soạn bài Cố hương các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 9 như Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay phần Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thu cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.

 

2. Soạn bài Cố hương, Ngắn 2:

Tóm tắt:

Với chuyến về quê cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê. Từ đó, nhân vật tôi đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu...làm ăn sinh sống): Hành trình trở về quê của nhân vật tôi.
- Phần 2 (tiếp... đi sạch trơn): Con người và quê hương trong quá khứ - hiện tại.
- Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Đọc hiểu văn bản

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Các nhân vật : Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh.
- Nhân vật chính : Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.
- Nhân vật trung tâm : nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ : So sánh tương phản quá khứ và hiện tại : cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng - cố nông già nua, nghèo khó, đông con.
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn tham nhũng nặng nề, sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, Nhuận Thổ.
- Tác giả thể hiện thái độ thất vọng buồn bã trước sự thay đổi của con người và cảnh vật. Nỗi băn khoăn, day dứt về một sự thay đổi, khát khao tới xã hội tốt đẹp.

Câu 4 (trang 218 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Đoạn a : Chủ yếu tự sự kết hợp biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
- Đoạn b : Chủ yếu miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn c : Chủ yếu lập luận, tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống.

Luyện tập

(trang 219 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ ...

soan bai co huong 2

-----------------HẾT------------------

Ngoài ra, Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-co-huong-39739n.aspx

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (3.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích truyện ngắn Cố hương
Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn
Soạn bài Chính tả Nghe viết: Thư gửi bà, Tiếng Việt lớp 3
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Cây đa quê hương
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Từ khoá liên quan:

soan bai co huong cua lo tan

, huong dan soan bai co huong, soan bai co huong chi tiet,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài cúng thay bát hương mới

    Bài cúng xin đổi bát hương cuối năm

    Bất cứ ban thờ thờ cúng nào cũng đều phải có bát hương dùng để cắm những cây hương khi đã thắp, nếu như gia đình bạn đang có nhu cầu thay bát hương, bốc bát hương mới, bốc bát hương thần tài thổ địa vào dịp cuối năm, bạn ...

Tin Mới