Phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu được coi là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng không chỉ bởi con đường thơ văn của ông bám sát với từng sự kiện, chính trị nổi bật của lịch sử mà còn bởi thơ ông đề cao lí tưởng, lẽ sống đẹp. Qua những tác phẩm của Tố Hữu, anh/chị hãy phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu qua những dẫn chứng cụ thể.

Đề bài: Phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich van de ly tuong le song trong tho to huu

Phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu
 

I. Dàn ý phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu.

2. Thân bài

a. Phân tích vấn đề lý tưởng cách mạng trong thơ Tố Hữu
- Lý tưởng sống của Tố Hữu được khẳng định từ cột mốc bắt gặp ánh sáng cách mạng.
- Ông coi cách mạng là "mặt trời chân lý": "Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng".
- Lý tưởng sống của Tố Hữu được hình thành và gắn bó chặt chẽ với cái nôi của lý tưởng cách mạng, thể hiện qua...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích vấn đề lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu (Chuẩn)

Trong các tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ luôn thể hiện những giá trị tư tưởng, cốt lõi được đúc rút từ những chiêm nghiệm của bản thân. Đó là nhà văn Nguyễn Tuân với hành trình đi tìm "cái đẹp" đích thực, là nhà văn Nam Cao với những trăn trở, suy tư về bi kịch bần cùng hóa, tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân và bi kịch của người trí thức, đó là Xuân Diệu với quan niệm sống chạy đua với thời gian, tuổi trẻ,.... Còn đối với Tố Hữu, trong thơ ông luôn hiện hữu lên những suy ngẫm về giá trị của cuộc sống và đi tìm lời đáp cho câu hỏi: "Ôi, sống đẹp là gì hỡi bạn" (Trích "Một khúc ca xuân" - Tố Hữu). Qua những sáng tác đậm chất trữ tình - chính trị, chúng ta có thể khẳng định rằng giá trị cốt lõi trong thơ Tố Hữu là vấn đề lí tưởng, lẽ sống mang tính tích cực và đúng đắn. Đó là lý tưởng kiên trì đi theo con đường cách mạng và lẽ sống vì cộng đồng, vì cái "ta"chung.

Qua những tác phẩm của Tố Hữu, chúng ta có thể khẳng định lý tưởng sống của ông gắn bó chặt chẽ với lý tưởng cách mạng. Kể từ khi bắt gặp ánh sáng của mảnh đất cách mạng, trong ông đã bừng lên ngọn lửa đầy nhiệt huyết:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.
Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

(Trích "Từ ấy" - Tố Hữu)

"Từ ấy" - cột mốc đánh dấu thời điểm Tố Hữu gặp gỡ con đường cách mạng. Chàng trai trẻ sau khi giác ngộ lý tưởng trở nên hăm hở, nhiệt huyết, say sưa trong khúc ca vui tươi và tràn trề sức sống. Ông coi cách mạng là "mặt trời chân lý" dẫn dắt ông đi qua những tăm tối, đồng thời chiếu rọi tư tưởng, tâm thức, lý trí, tình cảm của bản thân, để rồi từ đó trong ông "bừng nắng hạ"- thứ ánh sáng duy nhất và vĩnh hằng: "Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng" (Trích "Như những con tàu" - Tố Hữu). Trong tất cả bảy mươi mốt bài thơ của tập "Từ ấy" - tập thơ đầu tay của Tố Hữu đều xuyên suốt mạch nguồn của đấu tranh cách mạng, tưởng như mỗi hơi thở của nhân vật trữ tình đều là nhịp thở của lý tưởng cách mạng. Chính nhà thơ đã tự mình trải lòng, bộc bạch khẳng định lẽ sống hết mình đó:

"Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà"

(Trích "Trăng trối" - Tố Hữu)

Như vậy, lí tưởng sống của tác giả Tố Hữu luôn gắn bó mật thiết với lý tưởng cách mạng, ông sẵn sàng đem hết tất cả tài năng, trí tuệ cũng nhiệt huyết, quyết tâm để vững lòng và "một lòng một dạ" đi theo chủ nghĩa cách mạng. Đó chính là tinh thần yêu nước sâu sắc cùng ý chí liên tục, quyết liệt đấu tranh đánh đổ ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho nước nhà - lý tưởng cao đẹp luôn ngời sáng trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trường kì, gian khổ nhưng vô cùng vĩ đại, vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Bởi lý tưởng sống được hình thành từ cái nôi cách mạng nên lẽ sống của Tố Hữu cũng hết sức cao đẹp. Khi nhịp bước trong con đường đầy ánh sáng của Đảng, ông đã xác lập lẽ sống vì cộng đồng, đặt cái "tôi" riêng và cái "ta" chung trong mối quan hệ hài hòa, gắn bó mật thiết:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải đến trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm vạn khối đời"

(Trích "Từ ấy" - Tố Hữu)

Tác giả tự nguyện "buộc lòng tôi với mọi nhà" để có thể gắn kết, để tình cảm của mình lan tỏa đến "trăm nơi", để tâm hồn hòa nhịp với "bao hồn khổ" và đến gần hơn nữa với "vạn khối đời" của quần chúng cần lao, của nhân dân đang lao khổ dưới ách áp bức bóc lột. Tố Hữu muốn hòa mình, muốn đồng hành, sống chan hòa cùng nhân dân để đi sâu vào đời sống của quần chúng, để sẻ chia, để gánh vác. Không chỉ kết thúc ở đó, ông còn nâng tầm khát khao gắn bó đến độ "ruột thịt":

"Tôi là con của vạn nhà
Là anh của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ"

(Trích "Từ ấy" - Tố Hữu)

Điệp từ "là" được lặp đi lặp lại đã khẳng định khao khát mãnh liệt muốn được hòa nhập cùng cuộc sống lao khổ của nhân dân. Dưới ánh sáng chân lí của chủ nghĩa cách mạng, của Đảng, trái tim Tố Hữu tràn ngập tinh thần nhân ái và khát vọng cống hiến hết mình, tạo nên giai điệu thắm thiết, chân thành của tình yêu giai cấp.

Như vậy, qua những sáng tác của Tố Hữu, chúng ta có thể thấy được lời tuyên ngôn về lý tưởng sống và lẽ sống hết sức cao đẹp, tràn đầy tinh thần lạc quan và nhiệt huyết. Tất cả được hình thành, tôi luyện và gắn bó chặt chẽ với cái nôi của lý tưởng, chủ nghĩa cách mạng. Đó cũng chính là yếu tố tạo giai điệu, âm hưởng mang tính trữ tình - chính trị trong hồn thơ Tố Hữu, đồng thời tạo nên một nhà thơ - người chiến sĩ với những phẩm chất tốt đẹp và ngời sáng bản lĩnh cách mạng.

-------------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-van-de-ly-tuong-le-song-trong-tho-to-huu-45951n.aspx
Các em vừa cùng chúng tôi tìm hiểu về lý tưởng, lẽ sống trong thơ Tố Hữu, để thấy được lẽ sống cao đẹp, lòng nhiệt huyết, trung thành của Tố Hữu với cách mạng, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận của em về niềm vui lớn, lẽ sống lớn và tình cảm của Tố Hữu qua bài Từ ấy, Phân tích lý tưởng của thanh niên ngày nay thông qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ Từ ấy, Phân tích bài thơ Từ ấy để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Chiều tối và Từ ấy
Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến Việt Bắc
Hoàn cảnh và tâm trạng của Tố Hữu khi viết bài thơ Từ ấy
Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

phan tich van de ly tuong le song trong tho to huu

, ly tuong song cua thanh nien qua bai tu ay cua to huu, phan tich le song trong bai tho tu ay cua nha tho to huu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Chào tháng 4, Status, câu nói hay tháng tư

    Chào tháng 4, Status, câu nói hay tháng tư ý nghĩa thích hợp để nói lời yêu thương. Mùa xuân khép lại để cho mùa hạ có thể bắt đầu với cái nắng vàng hanh hao, những cơn mưa chợt đến, chợt đi, chúng ta cùng chào tháng 4 với những dòng Status tháng 4 hay, ý nghĩa nhé.