Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục

Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi gợi ý cho các em cách viết mẫu dưới đây để em tham khảo, từ đó chủ động hoàn thiện phần bài làm của mình cho tốt hơn.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich truyen ngan tinh than the duc

Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục


I. Dàn ý Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan.

2. Thân bài

- Bố cục: 5 cảnh
- Nội dung: Vạch trần sự lừa bịp, giả dối của chế độ thực dân phong kiến
+ Cảnh 1: Anh Mịch xin ông lí cho nghỉ buổi xem đá bóng để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng ông lí không quan tâm đến lí do của anh và bắt ép anh Mịch phải đi.
+ Cảnh 2: Bác Phô gái xin ông lí cho chồng mình nghỉ xem đá bóng vì ông ấy bị ốm nhưng ông lí không đồng ý.
+ Cảnh 3: Bà cụ phó Bính vì muốn xin cho con trai nghỉ xem buổi đá bóng nên đã thuê người xem hộ và đút lót cho ông lí...(Còn tiếp)

>>Dàn ý Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan là nhà văn trào phúng xuất sắc với những tác phẩm nổi tiếng như "Kép Tư bền", "Bước đường cùng", "Hai thằng khốn nạn",...Và tiêu biểu trong số đó không thể không kể đến truyện ngắn "Tinh thần thể dục". Đây là tác phẩm thẳng thắn tố cáo tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" mà thực dân Pháp sử dụng để đánh lạc hướng lòng yêu nước của nhân dân ta.

Truyện ngắn này gồm năm cảnh tưởng chừng như rời rạc và không có sự liên kết nhưng thực chất chúng lại kết hợp với nhau để cùng bộc lộ chủ đề chung. Nhắc đến các phong trào thể dục thể thao, người ta thường liên tưởng tới sự khỏe khoắn, vui vẻ, đây là dịp để mọi người giao lưu, giải trí. Nhưng khác với quy luật tâm lí thông thường đó, phong trào thể dục thể thao đối với những người dân xã Ngũ Vọng lại trở thành một tai họa khôn lường. Hành động tham gia cổ vũ cho trận đấu là hành động hoàn toàn tự nguyện nhưng quan tri huyện lại có phiến trát gửi đến hương lí xã Ngũ Vọng để yêu cầu "các thầy thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện" vào "ngày 19 Mars này, tức 29 tháng giêng An Nam, tại sân vận động huyện". Không chỉ vậy, những người đi xem đá bóng phải "ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách". Đáng lẽ hoạt động đó cần tinh thần tự giác, tự nguyện của nhân dân thì các quan huyện dưới quyền thống trị của thực dân Pháp lại biến nó trở thành hành động bắt buộc. Vì thế trận đấu bóng đá cũng mất đi phần nào sự hào hứng, phấn khởi của các cổ động viên.

Nguyễn Công Hoan đã tái hiện lại năm cảnh với những hoàn cảnh khác nhau mà nhân dân lao động gặp phải. Nội dung cảnh thứ nhất là việc anh Mịch đến xin ông lí không đi xem đá bóng vì phải "đi làm trừ nợ cho ông nghị" nhưng không được chấp thuận. Ông lí không quan tâm đến việc anh Mịch có thể sẽ bị ông nghị đánh chết vì anh ta không đi làm trừ nợ, ông lí cũng không quan tâm đến việc vợ con anh ta sẽ chết đói mà chỉ quan tâm đến số lượng, quan tâm đến chỉ thị của cấp trên: "Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù". Cảnh thứ hai mở ra với lời lạy thưa của bác Phô gái xin cho chồng mình không đi xem đá bóng vì ông ấy bị ốm. Nhưng ông lí đã đáp lại nguyện vọng của bác Phô bằng những lời lẽ sắc lạnh: "Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à"? Ông không chấp nhận người đàn bà đi xem thay chồng vì "nữ nhân ngoại tộc". Ngay cả đến những người ốm yếu ông lí cũng không tha mà bắt đi xem đá bóng cho bằng được. Con trai của cụ phó Bính vì hôm đó bận đi ăn cưới nên bà cụ chọn cách thuê người đi thay và đút lót cho ông lí ba hào để ông làm phúc. Tuy vậy ông lí vẫn chưa yên tâm vì "việc quan nào phải việc chơi, ông sợ thằng Sang "ăn mặc như thằng ăn mày" lại không đúng với yêu cầu của quan rằng tất cả mọi người đi xem phải "ăn mặc tử tế".

Mười hai giờ trưa mới phải có mặt ở sân vận động huyện nhưng tờ mờ sáng đã nghe thấy tiếng "quát tháo om sòm" của ông lí ở sân đình: "Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đây. Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng"! ; "Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu". Và bọn lính tuần đã bắt được anh Cò "nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm". Anh không đi xem đá bóng vì đi xem sẽ mất buổi làm, cả hai bố con sẽ nhịn đói. Không đợi anh phân trần, giải thích thì lính tuần "lôi xềnh xệnh đi". Cuối cùng là cảnh chín mươi tư người, xếp hàng năm lại, đi đều để lên sân vận động huyện xem đá bóng và tiếng chửi của ông lí: "Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho đi xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không bận tâm". Hóa ra ông lí chỉ quan tâm đến việc phục tùng lệnh quan mà không linh hoạt trong việc xem xét lí do, hoàn cảnh thực tế mà họ đang gặp phải. Dù người dân có van xin hay nài nỉ thì ông lí cũng không mảy may bận tâm. Chỉ bà cụ phó Bính có tiền lo lót nên ông lí mới trách nhẹ: "Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất" rồi cầm lấy tiền bỏ vào túi.

Chỉ là một buổi đi xem đá bóng mà quan trên phải dùng đến lệnh để bắt buộc mọi người tham gia đầy đủ. Mâu thuẫn trào phúng cũng vì thế mà trở nên đặc sắc. Do đâu mà đối với người dân việc đi xem đá bóng lại trở thành tai họa? Phải chăng, khi cuộc sống quá nghèo túng, đói khổ, nhân dân phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của tầng lớp thống trị nên nếu nghỉ một buổi làm có thể sẽ bị người chủ đánh đập, vợ con, gia đình sẽ bị chết đói? Phải chăng nhân ta nắm được thủ đoạn nhằm đánh lạc lòng yêu nước của thực dân Pháp nên họ tìm cách trốn tránh, chống đối?

Tính chất trào phúng của truyện ngắn này được tác giả thể hiện qua lớp ngôn từ đả kích, châm biếm, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước. Qua đó thể hiện thái độ phê phán sự giả dối, lừa bịp và chính sách mị dân của thực dân Pháp. Chúng lợi dụng tâm lí đám đông để phục vụ cho mục đích, quyền lợi của mình chứ không thật lòng quan tâm đến đời sống của nhân dân - dân tộc mà chúng có công "khai hóa", "bảo hộ". Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan đã đả kích vào những trò mị dân tầm thường của quân thực dân. Tiếng cười ấy còn nhằm vào ông lí - một người luôn chấp hành nghiêm túc lệnh quan nhưng lại nhận ăn đút lót.

Như vậy, truyện ngắn "Tinh thần thể dục" đã trở thành tác phẩm tiêu biểu cho tài năng trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Đồng thời đây cũng là tác phẩm khiến ông trở thành một trong những tên tuổi nổi bật của nền văn học hiện thực Việt Nam.

----------------------HẾT------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-truyen-ngan-tinh-than-the-duc-48227n.aspx
Tinh thần thể dục là truyện ngắn trào phúng đặc sắc của Nguyễn Công Hoan, để tìm hiểu chi tiết về tác phẩm, sau khi tìm hiểu xong Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục, các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục, Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục, Soạn bài Tinh thần thể dục mà chúng tôi đã tuyển chọn và đăng tải trong Những bài văn hay lớp 11 nhé!

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà siêu hay
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Tóm tắt tình huống truyện Lão Hạc
Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Từ khoá liên quan:

Phan tich truyen ngan Tinh than the duc

, phan tich tinh than the duc cua nguyen cong hoan, bai van phan tich bai tinh than the duc,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • 6 Cách sửa lỗi Xigncode FIFA Online 4 cực đơn giản

    Nhiều game thủ gặp phải lỗi Xigncode khi đăng nhập FIFA Online 4 dẫn tới không thể vào game. Bài viết này, Taimienphi sẽ hướng dẫn sửa lỗi Xigncode