Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Hai đứa trẻ là truyện ngắn nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam khi xây dựng hai nhân vật đứa trẻ rất thành công trong cuộc sống cơ cực, quẩn quanh của những con người trong phố huyện nghèo. Các em hãy cùng tham khảo phân tích Hai đứa trẻ để cảm nhận điều đó cũng như thấy được sự trân trọng của nhà văn với ước mơ thay đổi cuộc sống của họ.
Mục Lục bài viết:
1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
2. Dàn ý
   * Dàn ý 1
   * Dàn ý 2
3. Bài mẫu số 1
4. Bài mẫu số 2
5. Bài mẫu số 3
6. Bài mẫu số 4
7. Bài mẫu số 5

phan tich truyen ngan hai dua tre cua nha van thach lam

4 Bài văn mẫu Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

 

I. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
 

1. Tác giả

Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Gia đình Thạch Lam có truyền thống về văn học, cả ba anh em ông đều là những tác giả xuất sắc trong Tự lực văn đoàn. Ông bắt đầu sự nghiệp làm báo, viết văn sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất.

Thạch Lam là người đôn hậu và rất tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

Thạch Lam để lại những tác phẩm xuất sắc như tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
 

2. Tác phẩm

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
 

I. Dàn ý Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (Chuẩn)
 

* Dàn ý 1 (Chuẩn):

1. Mở bài

- Sơ lược về Thạch Lam và Hai đứa trẻ.
 

2. Thân bài

a. Phố huyện lúc chiều tàn:

* Thiên nhiên:
- Âm thanh: tiếng trống thu không từng tiếng chậm rãi, tiếng ếch nhái vang vang, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng cọt kẹt,... => Lặng lẽ, nghèo nàn, u buồn.
- Màu sắc: Hồng đỏ đại diện cho ánh sáng của hoàng hôn cuối ngày, rực rỡ nhưng ảm đạm.
- Đường nét: “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời” cho nhận thức rõ nét về khoảnh khắc chuyển giao ngày và đêm.

* Con người:
- Những đứa bé nghèo khổ, tội nghiệp nhặt nhạnh rác rưởi ở ven chợ
- Mẹ con chị Tí với cuộc sống mưu sinh vất vả ngày mò cua bắt ốc, đêm lại bán hàng Đêm lại bán hàng rong, với số khách lưa thưa, ít ỏi, sống cuộc đời lay lắt, ảm đạm.
- Bà cụ Thi điên, nghiện rượu với tràng cười ghê rợn ám ảnh, cuộc đời đầy sóng gió đau thương của người phụ nữ khốn khổ này.
- Chị em Liên, hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng cũng phải sớm tìm đường mưu sinh chôn vùi cuộc đời bên cái quán tạp hóa xập xệ, trên cái chõng tre mục nát, ẩn sau hai chị em Liên chính là sự xuất hiện thoáng qua của người mẹ.
=> Tất cả những kiếp người ấy đều cho ta chung một cảm nhận về cái nghèo đói, ảm đạm, chán chường và thiếu sức sống nơi phố huyện, khiến người ta thấy một cái gì đó tối tăm và bế tắc vô cùng.

* Bức tranh tâm hồn nhân vật Liên trước cảnh ngày tàn, người tàn:
- Nhạy cảm tinh tế trước sự thay đổi của thiên nhiên, thấy buồn khi trời tối dần, thấy cái mùi âm ẩm khó chịu của đất cát thân thương, là mùi vị riêng của quê hương.
- Thương cảm trước những số phận con người tàn tạ.

b. Phố huyện lúc trời vào đêm:

* Thiên nhiên:
- Bóng đêm nào nó vừa đen đặc lại vô tận “đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”.
- Nguồn sáng yếu ớt, bị bóng đêm nuốt chửng: Khe sáng, hột sáng, vệt sáng, quầng sáng tù mù,...
=> Ảm đạm, buồn tẻ, chán chường, ánh sáng yếu ớt tượng trưng cho những số phận sống lay lắt, trong cuộc đời tăm tối bế tắc.

* Con người:
- Vợ chồng bác Xẩm với tiếng đàn bầu bần bật, thiểu não, đứa con nhỏ bò cả ra đất nghịch những rác rưởi bẩn thỉu, thấy mà xót xa.
- Mẹ con chị Tí chán chường phẩy ruồi bên gánh hàng nước, ế ẩm và ảm đạm.
- Gánh phở bác Siêu nghi ngút khói, nhưng cũng ế khách
- Chị em Liên từ sáng đến tối muộn mãi chôn chân trên cái chõng tre mục nát, không được sống một cuộc đời vui chơi thoải mái như bao đứa trẻ khác mà đã sớm phải tất bật mưu sinh.
=> Sự hiện diện của ánh sáng trong tâm hồn con người, mong ước là hy vọng về một cuộc đời tươi sáng tốt đẹp hơn, là ước mơ thoát ra khỏi cái ảnh bế tắc, tối tăm dẫu rằng nó còn rất mơ hồ và xa xăm.

c. Sự xuất hiện của đoàn tàu:
- “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”, mang một cái gì đó khác lắm, có lẽ là ánh sáng, sự phấn khởi, là tượng trưng cho niềm hy vọng le lói trong trái tim mỗi con người.
- Âm thanh vang dội, mạnh mẽ “tiếng dồn dập, rít mạnh vào ghi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng còi rít lên và tàu rầm rộ đi tới” khác hẳn với những âm thanh yếu ớt, chậm rãi và thiểu não nơi phố huyện.
- Ánh sáng khác hẳn “toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường… đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” đối lập hoàn toàn với thứ ánh sáng từ mù từng hột, từng vệt, nhạt nhòa nơi phố huyện.
- Chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát của con tàu cũng đem đến một không khí khác hẳn, rộn ràng náo nhiệt “tàu rầm rộ đi tới”, “đoàn xe vụt qua” làm lu mờ đi cái chuyển động khe khẽ, từ từ, rời rạc của nơi tỉnh lẻ tối tăm, bế tắc.
- Biểu trưng của sự sung túc giàu có, làm Liên nhớ về những ký ức tốt đẹp, cái thế giới mà Liên và cả những con người nơi đây đều khát khao mơ tưởng.
- Đoàn tàu đi qua, phố huyện lại trở lại với vẻ ban đầu của nó, thậm chí còn tối tăm và chán nản hơn.
 

3. Kết bài

Nêu cảm nhận cá nhân.

 

* Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ 2 (Chuẩn)

1.  Mở bài:

-     Giới thiệu về Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

2.  Thân bài:

a.  Bức tranh phố huyện điển hình cho xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc

* Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tà
-   Hình ảnh và âm thanh của thiên nhiên:
+ Hình ảnh: "Bầu trời phía tây …tàn": vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy mang linh hồn quê hương xứ sở.
+ Âm thanh: tiếng trống thu không, "tiếng ếch nhái …đưa vào", tiếng muỗi vo ve => gợi lên vẻ đẹp êm ả của buổi chiều quê thanh bình.
=>Bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng, êm ả, bình yên, mang đậm linh hồn quê hương xứ sở  -  nhưng cũng tàn tạ, tĩnh lặng đến thê lương.

-    Hình ảnh chợ tàn:
+ Chợ quê: vốn là nơi tấp nập, náo nhiệt, mang nét đẹp đặc trưng của quê hương
+ Chợ ở đây: "chợ họp đã vãn …cũng mất", "trên đất chỉ còn rác rưởi …lá mía" - cảnh chợ tấp nập
=> Hình ảnh phố huyện tàn tạ, thê lương, cuộc sống đói nghèo của một miền quê.

-   Tâm trạng của Liên: bao trùm là nỗi buồn của một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm
+ Tấm lòng gắn bó với quê hương: ngửi thấy "một mùi âm ẩm …quê hương này".
+ Qua bức tranh ngoại cảnh: chị buồn, "không hiểu sao .., ngày tàn", "cái buồn của buổi chiều …của chị".
=> Nỗi buồn của một cô gái mới lớn với tâm hồn mỏng manh, nhạy cảm, mơ hồ mà vô cùng thấm thía.
=> Đây còn là nỗi buồn của Thạch Lam trước xã hội đương thời, một xã hội ngưng đọng và tàn tạ.

* Cuộc sống con người nơi phố huyện và những kiếp người tàn:
-  Hình ảnh những đứa trẻ:
+ Trên nền chợ tàn, những đứa trẻ nghèo "cúi lom khom …để lại" => Những kiếp đời sớm tàn lụi, sống trên rác rưởi, gieo hy vọng trên đống rác của nơi chợ tàn => Cuộc đời tăm tối, bế tắc.
+ Cảm xúc của Liên: Liên động lòng thương chúng nhưng "chính chị cũng…chúng nó" => niềm xót thương nhưng bất lực, đây còn là nỗi xót thương của Thạch Lam với người lao động.

-  Cảnh đời của chị Tí:
+ Cuộc đời của chị là những chuỗi ngày vất vả và cơ cực: Ngày: đi mò cua bắt ốc, tối: mở hàng nước bán đến tận khuya
=> Hình ảnh của người phụ nữ, những kiếp thân cò lặn lội, tảo tần (liên hệ Thương vợ - Tú Xương).
+ Quán nước của chị: nhỏ nhoi, còm cõi mà chị có thế đội, xách, vác trong một lần "đội cái chõng … cửa hàng của chị".
+ Hàng của quán chị: Bát nước chè xanh, điếu thuốc lào
+ Khách: bác phu, chú lính lệ, …=> họ đều là những phận nghèo như chị mà chỉ "cao hứng vào hàng chị" nên chị cũng chẳng mấy khi có tiền.
+ Kết quả: "chả kiếm được bao nhiêu", "ối chao, sớm …ăn thua gì"=>tiếng than thở đầy buồn tủi, tiếng thở dài ngao ngán cho cảnh đời bế tắc.
=> Cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, không ánh sáng, hy vọng về tương lai, một cuộc sống vô ý nghĩa.

-  Cảnh đời của chị em An Liên
+ Mở ra bằng sự kiện thầy Liên mất việc => đẩy gia đình vào bế tắc, phải chuyển về quê.
+ Gia đình Liên chuyển về quê, mẹ chạy hàng xáo, chị em Liên trông coi quán tạp hóa.
+ Cái quán tạp hóa của chị em Liên: bé xíu, nghèo nàn, chỉ có vài bao diêm, xà phòng, rượu, khách tới mua cũng chỉ có vài người, mua nửa bánh xà phòng
=> Khắc thành ấn tượng cảnh nghèo nơi phố huyện, cảnh bế tắc của gia đình Liên
+ Kết quả: "ngày phiên cũng …thua gì"=> sự bế tắc vẫn hoàn bế tắc, không có chút hi vọng gì.
=> Cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn, sáng dọn ra, chiều dọn vào.
=> Cuộc sống quá đỗi tẻ nhạt, vô ý nghĩa, đến niềm vui trẻ thơ cũng không còn.

-   Cảnh đời của bác Siêu, bác xẩm, cụ Thi điên (điểm xuyết, tả thực và mang tính biểu tượng.
+ Bác Siêu: bán gánh phở rong: thứ quà xa xỉ, ít người mua, nhiều tiền =>luôn ế khách. Ngày nào bác cũng chiều tối lúi húi nhóm lửa, đến đêm lại gánh vào làng.
=> Bác nhóm lửa cũng như nhóm lên niềm hy vọng vào tương lai nhưng bếp lửa tàn thì kiếp sống vẫn trở về trong vô vọng.
+ Bác xẩm: là người mù, làm nghề hát rong => tha phương cầu thực, lấy gầm cầu, vỉa hè làm nhà. Tài sản của bác chỉ là manh chiếu, cái thau sắt và chiếc đàn bầu. Hình ảnh đứa trẻ con bác bò ra khỏi chiếu => biểu tượng cho một tương lai nối tiếp tàn lụi, kiếp sống tăm tối.
+ Bà cụ Thi điên: biểu tượng cho kiếp người tàn. Cụ già cả, điên và nghiện rượu, khép lại bằng tiếng cười => nỗi rùng rợn cho một kiếp người tăm tối.
=>Toàn bộ bức tranh phố huyện hiện ra qua đôi mắt của Liên với những cảnh đời tàn tạ, tăm tối. Đó là những cuộc đời với bi kịch về vật chất, đói nghèo và cả những bi kịch về tinh thần, những cuộc sống quẩn quanh, vô ý nghĩa, không niềm vui, hy vọng ở tương lai.
=> Bức tranh được nhìn qua con mắt của Liên cũng là Thạch Lam, ông ẩn mình qua Liên, xóa đi khoảng cách giữa một nhà văn tiểu tư sản với người lao động.

* Bức tranh phố huyện khép lại bằng cảnh đêm tối
- Đó là một đêm mùa hạ:
+ Gió mát, " bầu trời …thần nông" => khung cảnh đẹp lộng lẫy, quen thuộc
+ Mặt đất bao phủ với bóng tối "tối hết cả …hơn nữa" => bóng tối chiếm lĩnh phố huyện. Bóng tối đặc quánh, ngay cả âm thanh của tiếng trống cũng "chìm vào bóng tối".
=> Ẩn dụ cho xã hội thực dân thời Pháp thuộc tăm tối, ngột ngạt.
-    Sự sống của con người trong phố huyện ấy: như những hột sáng, khe sáng, đốm sáng, chấm sáng => le lói, nhỏ nhoi, chập chờn => ẩn dụ cho kiếp người với cuộc sống tăm tối, vô ý nghĩa.
=> Cảm xúc của Liên (Thạch Lam): Nỗi buồn man mác trước cuộc sống tối tăm, không ánh sáng, hy vọng. Ngước nhìn bầu trời với ngàn ngôi sao lấp lánh, Liên nhận ra đó một thế giới "xa lạ, bí ẩn", Liên lại cúi nhìn về "cái quầng sáng thân mật …chị Tí" đó mới giống thế giới tăm tối, vô ý nghĩa của chị.

* Kết luận:
-   Bức tranh phố huyện: Dựng lại toàn cảnh xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, ngột ngạt, tù túng, mất tự do, con người phải sống trong tăm tối, mỏi mòn, vô ý nghĩa.
-     Nghệ thuật: Thạch Lam dựng lên bức tranh phố huyện bằng hiện thực mà nhà văn đã từng chiêm nghiệm. Hòa với đó là cảm hứng lãng mạn.
-    Bức tranh phố huyện được miêu tả theo sự vận động của thời gian từ chiều tà đến lúc đêm khuya trong từng bước diễn biến tâm trạng của Liên. Qua đó, Thạch Lam dựng lên bức tranh quê hương với tất cả vẻ đẹp mang linh hồn quê hưng, xứ sở gửi gắm vào đó tình yêu quê hương cùng niềm xót thương với những kiếp người tàn, đồng thời ngầm phê phán xã hội không đảm bảo quyền sống cho con người.

b. Cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm:

* Lý do chờ:
-   Dù Liên và An đã "buồn ngủ ríu cả mắt" - vẫn chờ đợi không phải để bán hàng như lời mẹ dặn mà vì cớ khác "vì muốn … khuya".
=> Mong muốn được có cuộc sống mới, không còn đói nghèo, tăm tối.

*. Diễn biến tâm trạng:
-  Tàu chưa tới: khoảng thời gian khắc khoải đợi chờ:
+ Suốt cả ngày dài khao khát, khi chợt thấy ánh đèn ghi, bác Siêu đã vội báo "Đèn ghi …kia rồi" => sự reo vui khi thấy khao khát biến thành hiện thực.
+ Liên: căng mọi giác quan để đón nhận tín hiệu"tiếng còi từ xa vọng lại" thoảng trong gió, lại gần hơn là tiếng xe rít vào ghi rồi tiếng hành khách khe khẽ, khói trắng bốc lên =>tất cả những dấu hiệu báo tin tàu đang tới
+ An: buồn ngủ ríu mắt nhưng vẫn cố dặn chị gọi dậy khi tàu đến.
=> Chuyến tàu mang đến một cái gì đó khác hẳn với mọi thứ ở phố huyện, một niềm tin, hy vọng với thứ ánh sáng chói lọi soi tỏ những kiếp người tàn ở đây.
=>Tâm hồn Liên cũng thay đổi, chị không còn buồn mà thay vào đó "yên tĩnh …không hiểu"=> chính chị cũng không hiểu sao lại chờ đợi chuyến tàu này.

-     Khi tàu đến:
+ "Ngọn lửa ….xa xôi": Lúc tài ở xa, âm thanh và ánh sáng đã náo nhiệt hơn tất cả ngày dài cái phố huyện ấy có
+ Liên đánh thức em "An nhỏm dậy": sự rộn ràng, mong mỏi khi cái khao khát biến thành hiện thực, như thấy được thứ quý giá.
+ Tàu đến với "tiếng còi …đi tới", "các toa đèn …sáng" =>chuyến tàu mang tới sự nhộn nhịp, tấp nập, với thứ ánh sáng rực rỡ, tươi mới, phá tan cái yên tĩnh, tịch mịch vốn có của phố huyện, mang tới một nguồn sinh lực mới, sức sống tràn trề
=> Đó là thế giới thần tiên mà những kiếp người ở đây khao khát, chờ đợi.
-    Chuyến tàu mang đến thứ ánh sáng khác hẳn "một thế giới khác hẳn … bác Siêu" =>Ánh sáng của sự xa hoa, lộng lẫy, của niềm vui, hy vọng. lóe lên trong mỗi kiếp người tàn là niềm tin về một thế giới mới tương lai tươi sáng hơn.
-    Kết luận: Chuyến tàu đêm với ánh sáng và âm thành gieo vào đêm đen tĩnh mịch của phố huyện nghèo sự huyên náo cuối cùng. Sự huyên náo ấy là tất thảy những khao khát, chờ mong của bao con người nơi đây về một thế giới mới tươi vui hơn, rực rỡ hơn cái chấm sáng le lói hiển hiện mỗi ngày ở nơi đây.

c. Kết luận chung:
-  Bức tranh phố huyện được Thạch Lam khắc họa hết sức chân thực.
-     Nghệ thuật xây dựng diễn biến nội tâm nhân vật xuất sắc đặc biệt là cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm
-  Cho thấy niềm xót thương của tác giả với những kiếp người cơ cực, quẩn quanh tăm tối nơi phố huyện nghèo.


3.  Kết bài:

-  Khẳng định lại vấn đề

 

II. Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
 

1. Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, mẫu số 1 (Chuẩn)

Trào lưu văn học lãng mạn là một trong số những trào lưu văn học lớn trong giai đoạn 1930 - 1945 với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng, Thạch Lam là một trong số những gương mặt tác giả tiêu biểu cho trào lưu ấy. Với những trang viết nhẹ nhàng, truyện không có cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, những truyện ngắn của Thạch Lam luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” trích trong tập “Nắng trong vườn” là sáng tác xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. 

Toàn bộ tác phẩm được đặt dưới con mắt của nhân vật Liên - một thiếu nữ mới lớn. Chính điều đó không chỉ làm cho câu chuyện mang tính khách quan mà hơn thế nữa còn làm cho bức tranh cảnh vật thấm đẫm cảm xúc của nhân vật, trở nên sinh động và mang màu sắc mới. Thêm vào đó, tác phẩm được đặt trong bối cảnh không gian của một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đặc biệt là khoảng thời gian từ chiều tối đến đêm muộn - một khoảng thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong văn học. Để rồi, từ việc lựa chọn điểm nhìn, không gian và thời gian ấy đã đưa đến cho người đọc bức tranh sinh động về cảnh vật và con người phố huyện trong những khoảng thời gian khác nhau.

Mở đầu tác phẩm chính là bức tranh phố huyện lúc chiều tàn. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được tác giả miêu tả trước hơn hết ở bức tranh cảnh vật với đầy đủ cả âm thanh, màu sắc và đường nét. Âm thanh đầu tiên được tác giả gợi lên ở câu văn mở đầu tác phẩm đó chính là “tiếng trống thu không trên cái chòi canh của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra như để gọi buổi chiều về”. Câu văn dài, được tách thành nhiều vế như gợi lên nhịp bước của thời gian, tiếng trống thu buổi chiều ấy như đang điểm nhịp từng bước, từng bước một để gọi chiều tàn. Cùng với đó, tác giả còn miêu tả tiếng ếch nhái và tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve - đó đều là những âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê Việt Nam. Cùng với đó, bức tranh cảnh vật còn hiện lên với sắc màu “đỏ rực như lửa cháy” nơi phương Tây và cả sắc “ánh hồng của những hòn than sắp tàn.

phan tich hai dua tre cua thach lam ngan gon

Phân tích Hai đứa trẻ để thấy được chất thơ trong truyện ngắn

Như vậy, có thể thấy, tác giả đã gợi lên một bức tranh cảnh vật, bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện vừa thơ mộng, gần gũi, sinh động nhưng đâu đó nó vẫn ánh lên cái xơ xác, vắng lặng. Không chỉ dừng lại ở tái hiện bức tranh cảnh vật, nhà văn Thạch Lam còn miêu tả một cách sinh động về cuộc sống của những người dân nơi đây thông qua cảnh chợ tàn và hình ảnh con người. Chợ đã tàn, người cũng đã về hết và tiếng ồn ào giờ đây cũng đã thưa thớt dần, đâu đó trên nền đất chỉ còn lại rác rưởi, những vỏ thị, lá nhãn, lá mía,... Tất cả những chi tiết ấy đã khái quát rõ nét khung cảnh chợ tàn nơi phố huyện và cũng trên cái nền của thiên nhiên, của chợ tàn, hình ảnh con người dần xuất hiện. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ con nhà nghèo canh chợ đang “cúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, cái gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại”. Đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí với cuộc sống tẻ nhạt, ngày nào cũng sáng mò cua bắt tép, chiều đến lại dọn gánh hàng nước từ chập tối cho tới đêm dù chẳng kiếm được bao nhiêu. Đó là bà cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách. Và có lẽ nổi bật lên trên đó chính là hình ảnh của chị em Liên và An. Vì bố mất việc, cả gia đình Liên phải chuyển về đây và được mẹ giao cho trông coi một gánh hàng nước nhỏ.

Hình ảnh của Liên chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng. Liên giống như một người chủ gia đình thực sự, một cô gái đảm đang, tháo vát và có thể lo toan tất cả mọi việc. Bằng bút pháp tả thực, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo - một cuộc sống vất vả, cơ cực, lam lũ là tẻ nhạt. Để rồi, trước khung cảnh ấy, một cô gái có tâm hồn nhạy cảm như Liên lại hiện về bao nỗi niềm tâm trạng. Đầu tiên, Liên thấy buồn biết bao trước khoảnh khắc của ngày tàn - “Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác”. Thêm vào đó, khi chứng kiến hình ảnh của những đứa trẻ con nhà nghèo cạnh chợ, Liên thấy “động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”. Với những nét tâm trạng đó có thể thấy Liên là cô gái tinh tế, nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn. Đồng thời, qua nhân vật Liên cũng giúp chúng ta hiểu thêm về tấm lòng xót thương của nhà văn Thạch Lam dành cho những con người nơi phố huyện nghèo.

Không chỉ miêu tả thành công bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, bức tranh phố huyện lúc đêm khuya cũng được nhà văn Thạch Lam miêu tả với nhiều chi tiết độc đáo. Bức tranh cảnh vật nơi phố huyện lúc đêm tối để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc trước hơn hết ở bóng tối dày đặc, bao phủ khắp mọi nơi. Nhà văn Thạch Lam đã sử dụng hàng loạt các chi tiết để miêu tả bóng tối dày đặc ấy, “đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, “tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. Có thể thấy, bóng tối đã xâm nhập và bủa vây lấy cuộc sống của những con người nơi phố huyện. Đối lập với hình ảnh bóng tối đó chính là hình ảnh ánh sáng. Nếu bóng tối được miêu tả dày đặc, mịt mù thì ánh sáng lại hoàn toàn ngược lại. Đó chỉ là thứ ánh sáng yếu ớt, nhỏ nhoi, chỉ là những “hột sáng”, “vệt sáng”, “một chấm lửa vàng đi trong đêm tối”… Có thể thấy, nhà văn Thạch Lam đã khéo léo làm bật nổi sự tương phản đối lập giữa ánh sáng và bóng tối - một thủ pháp quen thuộc của văn học lãng mạn. Nhưng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tả thực, hình ảnh bóng tối và ánh sáng còn mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống leo léo, tàn lụi của những số phận nghèo khổ trong đêm tối của xã hội. Không chỉ dừng lại ở khắc họa sự tương phản đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, ngòi bút của Thạch Lam còn đi sâu tái hiện cuộc sống của những con người trong đêm tối mịt mờ ấy. Một gia đình bác phở Siêu với “món ăn xa xỉ”, hôm nào cũng ế khách. Một gia đình bác Xẩm với manh chiếu, thau sắt trắng và tiếng đàn trong đêm tối tĩnh lặng. Một chị Tí với gánh hàng nước ế ẩm và cả chị em Liên ngày nào cũng trông cửa hàng cho mẹ. Cuộc sống của những con người nơi đây ngày nào cũng thế, cũng quẩn quanh với bấy nhiêu công việc, tù túng, không lối thoát. Và rồi, trước khung cảnh của phố huyện lúc đêm khuya, Liên lại nhớ Hà Nội – nhớ quá khứ vui vẻ và sung túc “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội…Hà Nội nhiều đèn quá!” và lại khao khát, đón đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi qua. 

Cuối cùng, khép lại tác phẩm là cảnh đợi tàu - một khung cảnh giàu sức gợi và để lại nhiều suy ngẫm trong lòng bạn đọc. Đêm nào cũng vậy, dù muộn tới đâu, những người dân nơi phố huyện nghèo vẫn luôn đón chờ chuyến tàu đêm đi qua với tâm trạng đầy háo hức. Mặc dù không có những câu văn trực tiếp miêu tả tâm trạng chờ đợi chuyến tàu của những người dân nơi đây nhưng bằng các chi tiết như lời An dặn Liên trước lúc đi ngủ “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”, Liên dù buồn ngủ vẫn cố thức để đón chờ hay tiếng reo khi tàu đến của chị em Liên đã thể hiện rõ nét tâm trạng đón chờ của họ. Sở dĩ những con người nơi phố huyện nghèo luôn chờ đợi như vậy bởi chuyến tàu đi qua phố huyện nghèo đã mang đến “một thế giới khác” - một thế giới khác hẳn với cuộc sống của họ. Chuyến tàu đến mang theo một âm thanh sôi động, ồn ào, náo nhiệt - “tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, làn khói bừng sáng trắng”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới”... Chuyến tàu đi qua còn đem thứ ánh sáng khác, những ánh sáng trưng, chiếu xuống cả mặt đất “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường, toa hạng trên sang trọng, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng”… xua đi bóng tối mịt mờ, dày đặc. Có thể thấy, cảnh đoàn tàu là một chi tiết đặc sắc của tác phẩm, nó không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Chuyến tàu đêm chính là hình ảnh biểu tượng cho một thế giới mới, tươi sáng, tốt đẹp hơn và hơn thế nữa, nó còn tượng trưng cho khao khát, ước muốn vượt thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh của những con người nơi phố huyện.

Tóm lại, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam với giọng văn nhẹ nhàng, truyện không có cốt truyện cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo đã thể hiện một cách rõ nét niềm xót thương, cảm thông của tác giả với cuộc đời, số phận của những con người nơi phố huyện. Đồng thời, qua đó ông cũng thể hiện sự trân trọng ước muốn được đổi thay của họ.
 

2. Phân tích Hai đứa trẻ, mẫu số 2 (Chuẩn):

Cùng với những cây bút lớn chuyên viết về đề tài hiện thực đất nước trước năm 1945 như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Vũ Trọng Phụng,... thì Thạch Lam cũng là một trong những ngòi bút xuất sắc và tiêu biểu nhất khi viết về đề tài này. Thạch Lam đã đặt riêng cho mình một tuyên ngôn rất thú vị khi làm nghề văn chương rằng: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và bản thân nhà văn cũng tự chọn cho mình một lối đi rất riêng khi viết về số phận những con người trước cách mạng, với lối viết truyện nhưng không cần cốt truyện, ông chọn cho mình cách viết tỉ mẩn, tinh tế, thể hiện tài năng mà óc quan sát, cảm nhận sâu sắc. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, lãng mạn, nhưng ẩn chứa trong đó là những nỗi buồn man mác, lẩn khuất trong từng câu văn, Thạch Lam đã đem đến cho chúng ta bức tranh cuộc sống của những con người nhỏ bé, không ai nhớ mặt đặt tên, trong cái sự nghèo đói, khốn khổ và tăm tối nơi tỉnh lẻ. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Thạch Lam khi viết về cuộc đời của những tiểu tư sản dưới số phận của những kiếp người tàn, nhưng ở họ vẫn luôn tồn tại một niềm hy vọng, một khát khao được thoát khỏi cuộc sống bế tắc ấy, để trông mong vào một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Tuổi thơ của Thạch Lam là một tuổi thơ vất vả và cơ cực, bố ông là một trí thức tiểu tư sản, nhưng vì thời thế xã hội thay đổi thế nên ông mất việc, dẫn tới cả gia đình Thạch Lam phải chuyển từ thủ đô Hà Nội phồn hoa về quê ngoại ấy là thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Từ đó hai chị em ông phải sống trong cảnh cơ cực, sớm bước vào đời vì cuộc sống mưu sinh ở đây, có lẽ chính vì thế mà nơi phố huyện này đã trở đi trở lại rất nhiều lần trong các tác phẩm của Thạch Lam. Đặc biệt trong Hai đứa trẻ những ấn tượng về một phố huyện tăm tối, nghèo nàn, yên ắng với những kiếp người tàn, và cả hình bóng người chị tên Liên đã để lại trong lòng độc giả nhiều xúc cảm không thôi.

phan tich hai dua tre cua thach lam

Những bài văn Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất

Bức tranh phố huyện trong tác phẩm hiện lên trải dài trong khoảng thời gian từ chập tối đến tận giữa đêm, trong đó người ta vẫn ấn tượng nhất vẫn là cái cách mà Thạch Lam miêu tả về phố huyện lúc chiều tàn nơi tỉnh lẻ, lãng mạn, nên thơ và mang trong mình một nỗi buồn man mác. Bức tranh thiên nhiên được ở đầu bằng tiếng trống thu không “từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, chậm rãi, kéo dài, uể oải, như nhấn sâu vào lòng người, bên cạnh đó là những tiếng “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, tiếng “muỗi bắt đầu vo ve” và cả tiếng chõng tre kêu cót két. Như vậy có thể thấy rằng buổi chiều nơi phố huyện là sự hiện diện của những kiểu âm thanh thưa thớt, chậm rãi, rời rạc, mang đến cảm tưởng về một nơi phố huyện vừa nhỏ bé, ảm đạm, lại còn nghèo khó, tối tăm, và nặng u buồn, mệt mỏi. Thứ hai nữa, ta sẽ lại càng thấy rõ cảnh ngày tàn thông qua những gam màu mà Thạch Lam đã tinh tế đưa vào “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, đó là thứ màu đỏ, màu hồng rực rỡ. Những tưởng sẽ đem đến một cái gì đó tươi vui, thế nhưng trong Hai đứa trẻ, nó lại là những dấu hiệu rõ rệt của ngày tàn, là sự bừng lên rực rỡ của ánh mặt trời cuối cùng trong ngày, là cái ánh sáng duy nhất còn sót lại trước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh hoàng hôn ấy tuy đẹp, tuy lãng mạn như một bức tranh của người nghệ sĩ đa tài nhưng lại nhuốm những màu buồn man mác về sự kết thúc, để vào hồn người sự tiếc nuối xa xăm. Và người ta có lẽ càng ấn tượng hơn với đường nét ngày tàn mà Thạch Lam đã vẽ ra đó là “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Một hình ảnh khiến độc giả nhận thức rõ rệt được cái giây phút chuyển giao giữa ngày và đêm khi mà trên cái nền trời xanh thẳm còn hơi sang sáng bởi ánh mặt trời chưa tắt hẳn lại in trên đó bóng lũy tre già sắc nét, tựa như một bức tranh thủy mặc ảm đạm, yên ắng vô cùng. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên chính là sự hiện diện của những kiếp người tàn khi bóng chiều buông, ở đó người ta chỉ thấy sự uể oải chán nản, cùng những chuyển động chậm rãi và lặng lẽ. Đó là hình ảnh một buổi chợ tàn, đã tắt đi những tiếng huyên náo thay vào đó là cảnh “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”, cùng với cảnh tượng mấy đứa trẻ con bé xíu, tội nghiệp đang cố sức nhạy nhảnh, bới tìm trong đống rác bẩn thỉu cốt để tìm được thứ gì đó còn dùng được. Hình ảnh ấy khiến người ta không khỏi xót xa trước những số phận tàn tạ, bất hạnh trước cái nghèo đói xơ xác và ảm đạm nơi phố huyện. Và còn cả cái mùi “âm ẩm bốc lên…” cũng gợi ra một cách sâu sắc sự ẩm thấp, bẩn thỉu, chán chường nơi tỉnh lẻ nghèo khó và tăm tối này. Đi cùng với cảnh ngày tàn, chợ tàn chính là sự xuất hiện của những kiếp người tàn, những đứa bé nghèo khổ, tội nghiệp nhặt nhạnh rác rưởi ở ven chợ, phải lao vào công cuộc mưu sinh khi còn quá nhỏ, mẹ con chị Tí với cuộc sống mưu sinh vất vả ngày mò cua bắt ốc, đêm lại bán hàng Đêm lại bán hàng rong, với số khách lưa thưa, ít ỏi, sống cuộc đời lay lắt, ảm đạm. Rồi hình ảnh bà cụ Thi điên, nghiện rượu với tràng cười ghê rợn ám ảnh, khiến người ta dễ liên tưởng đến cuộc đời đầy sóng gió đau thương của người phụ nữ khốn khổ này. Và cuối cùng chính là hình ảnh chị em Liên, hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng cũng phải sớm tìm đường mưu sinh chôn vùi cuộc đời bên cái quán tạp hóa sập xệ, trên cái chõng tre mục nát, ẩn sau hai chị em Liên chính là sự xuất hiện thoáng qua của người mẹ, một người đàn bà tần tảo lam lũ, làm công việc buôn hàng xáo đầy vất vả. Tất cả những kiếp người ấy đều cho ta chung một cảm nhận về cái nghèo đói, ảm đạm, chán chường và thiếu sức sống nơi phố huyện, khiến người ta thấy một cái gì đó tối tăm và bế tắc vô cùng.

 Và trong những kiếp người tàn, Thạch Lam đã chọn Liên làm nhân vật chính, một cô bé tầm 9 10 tuổi đầu, nhưng có lẽ vì sống trong nghèo khổ và công việc mưu sinh từ tấm bé, thành thử ra ở chị luôn có sự trưởng thành trước tuổi và đặc biệt là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người vô cùng ấn tượng. Sự nhạy cảm tinh tế của Liên đã hiện lên từ những dòng đầu của tác phẩm với cái hình ảnh “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”, cái cách chị nhìn nhận về cảnh chiều tàn nơi phố huyện khiến chị trở nên khác biệt. Bởi lẽ rằng với một đứa bé 9 10 tuổi, thì nỗi buồn, nỗi ảm đạm của quê hương có lẽ là một cái gì đó mơ hồ lắm, thậm chí có khi còn chẳng nhận ra được, nhưng Liên thì khác chị suy tư và thấm thía cái nỗi buồn của thiên nhiên, để nó thấm đẫm vào tâm hồn mình, để lại trong tâm hồn non nớt của chi những nỗi niềm suy tư man mác. Sự tinh tế, nhạy cảm của Liên còn thể hiện ở cảm nhận của chị về cái mùi riêng của đất quê hương “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng đó là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đó rõ ràng không phải là một mùi gì thơm tho dễ chịu gì cho cam, mà lại là một cái mùi ngai ngái, âm ẩm xộc thẳng vào mũi khiến người ta khó chịu, bức bối. Nhưng đối với Liên, thì đó lại là mùi đặc trưng của của quê hương, mà chị cảm thấy thân thiết, yêu thương và gắn bó vô cùng. Không chỉ tinh tế ở cảm nhận và sự tinh tế nhạy cảm của Liên còn thể hiện trong cái cách chị quan tâm và yêu thương người khác, đối với mẹ con chị Tí là ánh nhìn thương cảm, xót xa, đối với bà cụ Thi điên là sự ái ngại, cảm thông cho một kiếp người tàn lụi, đối với mấy đứa trẻ ven xóm chợ là sự tội nghiệp, thương xót nhưng bản thân chị cũng bất lực vì không thể giúp gì được cho chúng, bởi chính cuộc đời chị cũng nghèo khổ và tăm tối.

Bức tranh phố huyện lúc đêm  xuống không có nhiều điểm nhấn như cảnh ngày tàn, thế nhưng nó vẫn mang và truyền tải được một cách trọn vẹn sâu sắc cái sự ảm đạm, tối tăm và u buồn của nơi tỉnh lẻ. Điều ấy bắt đầu đến từ cách mà Thạch Lam miêu tả bóng đêm, mà có lẽ người ta chẳng thấy cái bóng đêm nào nó vừa đen đặc lại vô tận đến thế “đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Dĩ nhiên ánh sáng cũng xuất hiện, thế nhưng dường như nó chỉ làm cho bức tranh bóng tối ở nơi đây thêm rõ nét, bởi dương như sự hiện diện của những “khe sáng, “hột sáng” thoát ra từ vách nhà, hay cái “quầng sáng” tù mù lay động từ cái ngọn đèn dầu con con của chị Tí, cùng với cái ánh lửa dẫu chiếu sáng cả một vùng đất cát nhưng nhạt nhòa và mờ nhạt của bác Siêu, đều chẳng thể làm thay đổi được cái tối tăm vô tận này. Thay vào đó những nguồn sáng yếu ớt ấy dường như bị bóng đêm khỏa lấp, nuốt trọn, khiến không gian càng trở nên ảm đạm và chán chường hơn, càng khiến người ta cảm tưởng về những cuộc đời đang leo lét như thứ ánh sáng tu mù đang hiện lên trong đêm tối, chẳng đủ để soi sáng con đường đời. Giữa cái bóng đêm mịt mùng, người ta thấy hiện lên những kiếp người tàn, hình ảnh vợ chồng bác Xẩm với tiếng đàn bầu bần bật, thiểu não, đứa con nhỏ bò cả ra đất nghịch những rác rưởi bẩn thỉu, thấy mà xót xa. Mẹ con chị Tí chán chường phẩy ruồi bên gánh hàng nước, ế ẩm và ảm đạm. Gánh phở bác Siêu nghi ngút khói, nhưng cũng ế khác, bởi đó là thứ quà sang, không hề hợp với nơi phố thị nghèo nàn. Còn chị em Liên từ sáng đến tối muộn mãi chôn chân trên cái chõng tre mục nát, không được sống một cuộc đời vui chơi thoải mái như bao đứa trẻ khác mà đã sớm phải tất bật mưu sinh vì mấy đồng tiền lẻ khi bán được bánh xà phòng, cút rượu bé tí,… Nhưng có một điều thú vị rằng trong cái không gian tăm tối, bi ai ấy chí ít người ta vẫn còn thấy được sự hiện diện của ánh sáng trong tâm hồn con người khi “chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”, đó là mong ước là hy vọng về một cuộc đời tươi sáng tốt đẹp hơn, là ước mơ thoát ra khỏi cái ảnh bế tắc, tối tăm dẫu rằng nó còn rất mơ hồ và xa xăm.

Sau bức tranh phố huyện ở hai thời điểm chiều tàn và đêm tối thì sự xuất hiện của đoàn tàu đêm đã đem đến cho phố huyện một viễn ảnh khác hẳn, là điểm nhấn thể hiện những giá trị tư tưởng mà Thạch Lam muốn truyền tải. Có lẽ người ta thấy ấn tượng với cái cảnh những con người nơi phố huyện cố nén mệt mỏi để trông mong chuyến tàu đêm, chuyến tàu mỗi ngày đều có một lần. Thế nhưng có ai biết rằng chuyến tàu ấy vô cùng có ý nghĩa với những con người nơi đây bởi “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”, mang một cái gì đó khác lắm, có lẽ là ánh sáng, sự phấn khởi, là tượng trưng cho niềm hy vọng le lói trong trái tim mỗi con người. Thế nên khi có những dấu hiệu đầu tiên của đoàn tàu bác Siêu đã nhanh nhạy reo lên một cách sung sướng: “Kìa đèn ghi đã ra kia rồi” để thức tỉnh mọi người, đoàn tàu xuất hiện phía xa xa với hình ảnh “một làn khói trắng bừng sáng lên từ đằng xa”. Chị em Liên đều đứng dậy khỏi chõng để kịp chiêm ngưỡng dáng vẻ của con tàu, với niềm háo hức và say mê khôn cùng, mà đối với An nó như một món đồ chơi, còn đối với Liên thì đoàn tàu đã mang về cho chị những ký ức xa xăm tươi đẹp khi còn ở thủ đô. Đoàn tàu xuất hiện với những âm thanh vang dội, mạnh mẽ “tiếng dồn dập, rít mạnh vào ghi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng còi rít lên và tàu rầm rộ đi tới” khác hẳn với những âm thanh yếu ớt, chậm rãi và thiểu não nơi phố huyện. Thứ ánh sáng mà đoàn tàu mang tới cũng khác hẳn “toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường… đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” đối lập hoàn toàn với thứ ánh sáng từ mù từng hột, từng vệt, nhạt nhòa nơi phố huyện. Thêm vào đó nhưng chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát của con tàu cũng đem đến một không khí khác hẳn, rộn ràng náo nhiệt “tàu rầm rộ đi tới”, “đoàn xe vụt qua” làm lu mờ đi cái chuyển động khe khẽ, từ từ, rời rạc của nơi tỉnh lẻ tối tăm, bế tắc. Đoàn tàu ấy từ Hà Nội về, nó đã mang đến cho Liên những cảm xúc khó tả, bởi đoàn tàu là biểu trưng của sự sung túc giàu có, làm chị nhớ về những ngày mình còn ở Hà Nội, thầy còn nhiều tiền, được hưởng cuộc sống ấm êm, được nếm những thức quà ngon, được thỏa sức vui chơi, là thế giới mà Liên và cả những con người nơi đây đều khát khao mơ tưởng. Thế nhưng khi đoàn tàu đi qua, phố huyện lại trở lại với vẻ ban đầu của nó, thậm chí còn tối tăm và chán nản hơn, bởi người ta không còn gì để mong chờ nữa, một ngày dài đã thật sự kết thúc, người tản đi, yên ắng đến vô cùng, chỉ còn tiếng chó sủa giữa đêm khuya.

Có thế mới thấy được rằng, đọc văn Thạch Lam mới đầu tác giả chỉ viết khơi khơi, kể về những điều quá đỗi vụn vặt, nhỏ bé và tầm thường, thế nhưng đến khi đọc đến những dòng chữ cuối cùng ta mới thấm thía được cái dụng ý của nhà văn. Cái đẹp len lỏi khắp hang cùng ngõ tận, mà điều ông làm chính là khai thác nó để cho mọi người cùng được chiêm ngưỡng, nó lại giống như việc ông vẽ ra vẻ đẹp của cảnh ngày tàn, phác họa tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của Liên và đi kèm theo đó là những giá trị nhân sinh vô cùng sâu sắc, để mọi độc giả đều phải suy ngẫm.

------------------ HẾT BÀI 1 -------------------

Với văn phong giản dị, trong sáng, hai đứa trẻ chính là đại diện tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam. Để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa truyện cùng sự xót thương của Thạch Lam trước số phận của những mảnh đời cơ cực nơi phố huyện nghèo, các em có thể tham khảo bài mẫu Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻẤn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam,  Phân tích cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ...


3. Phân tích Hai đứa trẻ, mẫu số 3 (Chuẩn)

Biết về Thạch Lam, người ta biết đến những câu chuyện ngắn, vừa là truyện, vừa không là truyện, chứa đựng trong đó biết bao cảm xúc lắng đọng, dịu dàng. Những câu chuyện của ông bao giờ cũng gắn liền hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, và những phút giây rung cảm hết sức tinh tế nữa. Đọc tác phẩm của Thạch Lam, đặc biệt là Hai đứa trẻ, người ta mới thấy hết được tấm lòng của Thạch Lam dành cho cuộc đời, cho những con người, kiếp đời nghèo khổ.

Hai đứa trẻ lấy bối cảnh từ một phố huyện nghèo, nơi mà Liên và An, hai nhân vật chính của câu chuyện đang sinh sống. Câu chuyện xảy ra khi bố Liên mất việc và chị em Liên phải dọn về khu phố này để mưu sinh trong cái quán tạp hóa bé xíu ngay cạnh đường tàu. Và trong khu phố ấy, biết bao kiếp đời nghèo khổ, quẩn quanh như chị em Liên với mong ước nhỏ nhoi có được chút ánh sáng dù là le lói để thấy được một tương lai tươi sáng hơn.

Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam dẫn người đọc vào một bức tranh tuyệt đẹp, bức tranh một phố huyện điển hình cho xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Bức tranh ấy được mở ra bằng cảnh thiên nhiên lúc trời đã về chiều với hình ảnh và âm thanh đặc trưng của phiên chợ tàn.

Mở ra trước mắt chúng ta là hình ảnh của buổi chiều tà khi hoàng hôn đang buông tỏa khắp mọi nẻo đường. Bóng tối đang dần buông xuống con phố huyện nghèo ấy. Tất cả diễn biến ấy đều được gợi tả qua cái nhìn và tâm trạng của Liên – một cô gái mới lớn với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng. Bức tranh hoàng hôn ấy hiện lên với "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn". Nó thật đẹp, thật lộng lẫy, rực rỡ biết chừng nào! Hoàng hôn ấy thu vào trong mình là tất cả vẻ đẹp tinh khôi nhất của linh hồn của quê hương, xứ sở. Mặt trời khuất bóng, "lũy tre làng trước mặt đen lại" như báo hiệu sự xuất hiện của đêm đen. Vẳng lên trong cái không khí trầm trầm ấy là "tiếng trống thu không" quen thuộc mỗi chiều báo hiệu ngày tàn và "tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng", "tiếng muỗi vo ve". Tất cả đều là những âm thanh vô cùng quen thuộc của làng quê Việt Nam thời kỳ trước.

bai van phan tich truyen hai dua tre

Bài văn Phân tích Hai đứa trẻ có dàn ý

Bởi vậy, ta nói, bức tranh của Thạch Lam đẹp êm ả, yên bình, mang trong mình vẻ đẹp của chiều quê hương tĩnh lặng. Bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ đẹp hùng vĩ, nên thơ mà còn êm ả đến nao lòng người, bởi trong nó chứa đựng cả linh hồn quê hương, xứ sở. Thế nhưng cái tĩnh lặng ấy của không gian lại gợi ra sự đơn điệu, một sự tĩnh lặng đến nhàm chán, thê lương. Mây hoàng hôn đẹp rực rỡ là thế nhưng chỉ là áng mây cuối ngày, lóe lên trong không gian rồi lại vội tắt. Tiếng trống thu không vẳng lên kia cũng chỉ đều đều, buồn buồn, vô hồn rồi lại thôi. Tất cả những gì rộn ràng, đẹp đẽ ấy chỉ thoáng qua cái phố huyện này rồi vội vàng tắt lụi.

Và giữa khung cảnh đẹp nên thơ ấy, người ta thấy hiện lên ở giữa là hình ảnh của một khu chợ tàn với đầy những rác rưởi và những kiếp người tàn. Nếu như phiên chợ quê hương, người ta vẫn thường thấy là sự nhộn nhịp, đông vui, là những người người mua bán tấp nập, là hình ảnh với vẻ đẹp đặc sắc nhất của những miền quê thì ở đây lại khác hẳn. Thạch Lam đã nhấn mạnh vào hình ảnh của một phiên chợ mà "người về hết và tiếng ồn ào cũng mất", một phiên chợ chỉ còn "trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía". Còn gì ở cái phiên chợ ấy cho người ta tận hưởng, chờ đợi nữa chăng? Phiên chợ tan, ngoài những rác rưởi, nó còn có "một mùi âm ẩm bốc lên", phải chăng cái xơ xác của phiên chợ ấy cũng là hiện thân của cái phố huyện này, tàn tạ, nghèo đói đến thế lương?

Đoạn văn miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện của Thạch Lam vừa giàu hình ảnh, vừa tinh tế, mang đến cho con người ta một cảm giác bình yên của một miền quê thân thuộc. Giữa cái khung cảnh thiên nhiên ấy là hình ảnh của một phiên chợ quê nghèo nàn, tàn tạ, phản ánh cuộc sống nơi phố huyện đói nghèo.

Lẫn trong vô số đó là tâm trạng của Liên, bao trùm lấy chị là một nỗi buồn "thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị". Liên là một cô gái mới lớn, thế nhưng, tâm hồn chị đã có những rung động hết sức tinh tế, hết sức mong manh, thấm thía với cảnh vật và con người xung quanh. Chị về với cái phố huyện nghèo này chưa lâu, thế nhưng, chị lại vô cùng gắn bó với nó, chẳng vậy mà chị cảm được "một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Cái mùi quê hương thân thuộc ấy chẳng phải ai cũng có thể cảm được, có thể nhận ra. Bởi chỉ những con người tinh tế, có tấm lòng gắn bó với quê hương mới có thể ngửi được cái mùi riêng của đất mà thôi. Không chỉ vậy, Liên còn chợt thấy "cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị" mà chính chị cũng "không hiểu sao", Liên chỉ thấy "lòng man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Phải chăng, chính cái tâm hồn thơ ngây, trong sáng, nhạy cảm của chị đã chợt nhận ra những mơ hồ, mong manh mà vô cùng thấm thía của cái buồn nơi phố huyện nghèo này? Phải chăng, chính Thạch Lam cũng đã mượn nỗi lòng của Liên mà bày tỏ nỗi buồn của chính mình trước xã hội đương thời ngưng đọng đến tàn tạ này chăng?

Cảnh vật trong bức tranh của Thạch Lam đẹp dịu dàng là thế, như một bản tình ca du dương vừa ru con người ta vào bình yên, tĩnh lặng, vừa gợi ra những hoang tàn hoang sơ khiến cho người ta nặng lòng. Cái nặng lòng ấy có lẽ phát ra từ cuộc sống của những con người nơi phố huyện này – những kiếp đời tàn.

Những kiếp người tàn của phố huyện mở ra bằng hình ảnh của những đứa trẻ - thế hệ tương lai đang nhặt rác trên nền cảnh của chợ tàn. Cuộc sống khốn khổ đã khiến chúng phải nhặt nhạnh, phải sống, phải khám phá tìm tòi trên những gì mà người ta đã vứt đi "mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thẻ dùng được của các người bán hàng để lại". Ở đây, Thạch Lam đã miêu tả hình ảnh của những đứa trẻ "lom khom", "đi lại tìm tòi", chúng chăm chú bới cái đống rác ấy thật cẩn thận như đang tìm kiếm những thứ gì đó quý giá. Hình ảnh của chúng gieo vào lòng chúng ta số phận của những kiếp người phải sống lụi tàn, sống trên đống rác, gieo hi vọng vào những thứ rác rưởi mà người ta đã vứt đi. Những kiếp người ấy, cuộc sống ấy quá đỗi tăm tối, ngột ngạt và bế tắc, không có tương lai.

Nhìn những kiếp người tàn, những đứa trẻ lem luốc ở khu chợ, Liên – nhân vật chính của câu chuyện lại chợt thấy động lòng. Chị thương những đứa trẻ với kiếp sống tối tăm ấy "Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó" nhưng đành bất lực trước hoàn cảnh của chính mình. Cảm xúc đó của Liên phải chăng cũng chính là cảm giác của Thạch Lam khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, ông thương xót cho những người lao động nghèo khổ, phải sống cơ cực giữa cuộc đời.

Thế nhưng, những kiếp đời đau khổ, đói nghèo và cơ cực ấy không dừng lại ở hình ảnh những đứa trẻ. Thạch Lam còn đi sâu vào khai thác hình ảnh của những người lao động nghèo trong cái phố huyện tối tăm ấy. Điển hình là cảnh đời của chị Tí – một trong số những mảnh đời bất hạnh trú ngụ ở cái phố huyện này.

Chị Tí hiện lên qua cái nhìn của chị em Liên, qua cái hình ảnh "đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc". Chị cũng giống như vô số con người ở phố huyện nghèo này, lam lũ vất vả, làm việc kiếm sống không kể ngày đêm. Ban ngày, chị "đi mò cua bắt tép", đến tối, chị lài mở hàng nước "từ chập tới cho đến đêm" khuya, chỉ để kiếm vài đồng lời. Hình ảnh người phụ nữ ấy khiến ta liên tưởng tới bài thơ Thương vợ của Tú Xương:

"Thân cò lặn lội nơi quãng vắng

Èo xèo mặt nước buổi đò đông"

Phải, những kiếp thân cò ấy vẫn cứ mãi mải mê theo chân những con sóng, vất vả, châm lấm tay bùn mà vẫn không thể cất mình lên khỏi cái đói cái nghèo được.

Quán nước của chị Tí mở ra "từ chập tối cho đến đêm", nếu ai chỉ nghe qua chắc hẳn sẽ nghĩ rằng chị kiếm được nhiều lắm. Nào ai có biết cái quán nước ấy của chị chỉ nhỏ nhoi, còm cõi đến độ chị có thể đội, vác, xách lên chỉ trong một lần. Và những tấm hàng, món hàng của chỉ cũng còm cõi không kém, chỉ là bát nước chè xanh, điếu thuốc lào. Đó là tất cả những gì chị có thể thu vén được cho cái quán của mình, thử hỏi liệu sẽ được bao nhiêu người vào ngồi quán chị chăng? Có chăng, chỉ có "mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm", mà những người ấy chỉ khi "cao hứng" mới vào hàng của chị. Thế nên dù chị có dọn hàng sớm hay muộn, chị cũng "chả kiếm được bao nhiêu", và cái câu trả lời kèm tiếng thở dài như tiếng than của chị với Liên đã trả lời cho điều đó "Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì".

Tiếng thở dài ngao ngán ấy là tiếng lòng cho cảnh đời bế tắc của chị Tí, cho cái cuộc sống quẩn quanh cái nghèo, đơn điệu, nhàm chán đến cùng cực của chị, không một chút ánh sáng le lói, một chút hi vọng vào tương lai. Cuộc đời ấy với chị sao mà vô ý nghĩa tới vậy!

Thương cảm cho cuộc đời những đứa trẻ nghèo, cho chị Tí, thế nhưng, cảnh đời của chị em An và Liên cũng chẳng khá khẩm hơn họ là bao. Chị em An Liên chuyển về sống ở cái phố huyện nghèo này với một cái quán tạp hóa bé xíu, trong khi cha mẹ của chị cũng đang phải chạy vạy để kiếm từng đồng tiền.

Cảnh đời của An Liên đáng ra sẽ không phải như thế, đáng ra An và Liên đã có thể có một cuộc sống ở Hà Nội với "những thức quà ngon, lạ", "được đi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ" cho đến khi thầy Liên bị mất việc. Sự kiện ấy đến choáng váng, đẩy gia đình Liên vào cảnh bế tắc. Và gia đình Liên đã chọn về quê, về cái phố huyện này để tháo gỡ cái bế tắc đang phủ lấy gia đình mình. Nếu như mẹ Liên trở thành một người làm hàng xáo thì chị em Liên được mẹ cho một gian hàng tạp hóa nhỏ xíu để trông coi và ngủ tại đó. Cái gian hàng tạp hóa ấy của chị em Liên cũng chẳng khác cái gánh hàng nước của chị Tí là bao, bởi nó cũng nhỏ xíu và nghèo nàn như thế. Ấn tượng để lại về cái gian hàng của chị em Liên chính cái sự nghèo nàn về sản phẩm, khách hàng và cái không gian của nó. Nếu như hàng hóa chỉ lèo tèo mấy bao diêm, gói thuốc, vài bánh xà phòng, vài quả thuốc sơn đen và rượu thì khách hàng đến mua lại càng còm cõi hơn. Khách đến mua cũng chỉ mua có nửa bánh xà phòng, cút rượu ti, thật cái nghèo đã ngấm sâu vào trong từng ngóc ngách của cái phố huyện tù túng đó rồi!

Đọc từng câu chữ mà người đọc như khắc thành ấn tượng cái nghèo, cái tối tăm của khu phố huyện ấy và cả sự bế tắc của gia đình Liên nữa. Bởi mẹ chạy hàng xáo suốt ngày, chị em Liên cũng bán hàng quán mà kết quả thu lại "ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì”. Cái sự bế tắc ấy quẩn quanh vẫn hoàn bế tắc, chẳng thể thoát ra nổi cái nghèo, chẳng có lấy một chút hy vọng nào cả. Cuộc sống cũng chẳng đổi khác, cứ loanh quanh đơn điệu với cái nhịp điệu sáng dọn hàng ra, tối dọn hàng vào. Đáng ra với số tuổi của Liên và An, điều mà chị em Liên được hưởng phải là những buổi vui chơi với tiếng cười giòn tan, những buổi đi học với cái chữ chứ không phải loanh quanh trong cái quán tạp hóa bé xíu này. Chính cái nghèo đã cướp đi của Liên, của An, của những đứa trẻ con quanh cái chợ tàn kia tuổi thơ con trẻ, cướp đi tiếng cười, niềm ngây thơ con trẻ mà đáng ra chúng phải được hưởng.

Lẫn trong từng câu chữ tự sự là những cảm xúc của Liên – cô gái mới lớn đầy nhạy cảm và có những xúc cảm thật mong manh. Liên chứng kiến cuộc sống cơ cực của chị Tí, chứng kiến cuộc đời của chính gia đình mình, vậy nên chị có những cảm xúc, cảm nhận rất riêng của mình. Về chị Tí, Liên buồn nỗi buồn, xót thương trước cuộc sống tăm tối, ngột ngạt, bế tắc đến cùng cực của chị. Là một người có chung số phận, Liên nghe được cả được tiếng thở dài đầy ngao ngán của chị trước cảnh đời của chính mình. Rồi chị hình dung ra cuộc sống của gia đình mình, trong lòng Liên dâng lên nỗi niềm tự thương thân. Chị thương cho nỗi khổ nghiệp của cha, sự lam lũ, nhọc nhằn của mẹ, xót xa trước sự bó buộc, tù túng của đứa em đang tuổi ăn tuổi lớn và cho cả cảnh đời vô nghĩa của chính bản thân chị. Người đọc chúng ta có thể cảm nhận được tâm trạng bế tắc, buồn khổ ấy của Liên qua giọng kể ngậm ngùi thương cảm của Thạch Lam.

Trong cái phố huyện bé nhỏ ấy, không chỉ một hay một vài cảnh đời xót xa đến thế, những kiếp người tàn ấy nhiều vô số. Cái nghèo bủa vây lấy họ, bủa vây lấy cái phố huyện này như màn đêm đen đang buông xuống. Và trong đêm đen ấy, những cảnh đời lam lũ lại xuất hiện thêm nhiều hơn nữa. Đó là cảnh đời của bác Siêu, bác xẩm, của bà cụ Thi điên. Họ chỉ xuất hiện chớp nhoáng, qua vài dòng kể của tác giả, chỉ điểm xuyết với vài hình ảnh tả thực, mang tính Biểu tượng nhưng lại gieo vào lòng người đọc chúng ta những cảm xúc khó nói lên lời.

Cảnh đời của bác Siêu hiện lên với hình ảnh kẽo kẹt đòn gánh trên vai. Trên vai bác là gánh phở rong “tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt vào chỗ hai chị em”. Với chị em Liên, với chị Tí hay vô số những con người trong cái phố huyện này, gánh phở của bác Siêu là “một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền”. Thứ quà ấy lạc lõng giữa một phố huyện chỉ toàn những người cơ cực, nghèo khổ như chị Tí, như những anh phu xe, … thì làm sao có thể bán được. Chính vì vậy, gánh hàng phở rong của bác luôn ế khách. Thế nhưng, như thường lệ, ngày nào cũng thế, chị em Liên lại thấy “một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra…”. Gánh hàng của bác nhóm lửa từ chiều tối, đến đêm khi lửa đã lụi đi ít nhiều, bác lại gánh nó trở lại làng. Lặp đi lặp lại, ngày nào cũng thế, dù rằng gánh phở ấy của bác chẳng mấy khi có người khách nào ghé thăm. Thế nhưng, với bác Siêu, mỗi khi “nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con” ấy phải chăng bác đang nhóm lên ngọn lửa của niềm hy vọng, nhóm lên chút ánh sáng le lói cho cuộc đời tàn của mình ở giữa bóng tối nơi phố huyện này. Để đến khi bóng tối bủa vây, ánh lửa lụi đi là lúc cái hi vọng ấy của bác cũng lại lần nữa tan đi trong đêm đen, bác lại trở về là một kiếp người tàn?

Điểm xuyết trong những kiếp tàn ngoài bác Siêu còn gia đình bác xẩm mù. Gia đình bác cũng là một trong những kiếp đời tàn ở nơi phố huyện này. Là một người mù nhưng bác phải gánh trên vai cả gia đình của mình bằng cái nghề truyền đời là đi hát rong. Tất cả tài sản của gia đình bác chỉ là manh chiếu, cái thau sắt trắng và chiếc đàn bầu. Từng ấy thứ nuôi sống một gia đình ba người. Nếu như chị em An Liên còn có cái quán tạp hóa bé xíu để che nắng che mưa thì gia đình bác lại chẳng có gì, chỉ sống tha phương cầu thực, lấy gầm cầu, vỉa hè làm nhà. Đứa con sinh ra trong cái hoàn cảnh ấy cũng theo bố mẹ đi tha phương khắp nơi. Nếu như những đứa trẻ nghèo của phố huyện sống trên cái rác rưởi của khu chợ tàn thì đứa trẻ con bác xẩm lại sống, lại ngồi trên cái manh chiếu trên những rác bẩn và cát bên lề đường. Thế nhưng, gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa nhất có lẽ là hình ảnh đứa trẻ ấy bò ra khỏi manh chiếu mà “nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”. Đứa bé đó là biểu tượng cho cả một thế hệ tương lai mà lại nghịch nhặt toàn rác rưởi, sống giữa tăm tối, nghèo đói thì liệu kiếp đời của nó có thoát ra khỏi cái tăm tối đang đeo bám bố mẹ nó chăng?

Khép lại hình tượng những kiếp đời tàn của phố huyện, Thạch Lam lồng vào trong câu chữ của mình hình ảnh bà cụ Thi điên. Bà là biểu tượng cho kiếp người tàn tạ, tăm tối đến thê lương. Già cả, “hơi điên”, nghiện rượu là những thứ người ta biết về cụ Thi. Cụ xuất hiện trên trang truyện bằng “tiếng cười khanh khách” mà “chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng”. Cụ đến quán Liên chỉ để mua rượu, “uống một hơi cạn sạch”, trả tiền rồi đi về. Hình ảnh cụ đi về làng, lẫn dần trong bóng tối với “tiếng cười khanh khách” khiến người ta phải rùng mình cho số kiếp của một con người. Những kiếp sống tàn bào mòn con người, khiến họ phải sống trong tăm tối, nghèo nàn cả một đời.

Toàn bộ bức tranh phố huyện hiện lên qua đôi mắt của Liên với những cảnh đời tàn tạ, tăm tối cùng cảnh ngộ. Đó là những cuộc đời với nỗi buồn và những bi kịch nối tiếp, về vật chất, đói nghèo, và về cả tinh thần với kiếp đời quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn, vô ý nghĩa, tù túng, ngột ngạt, không tìm thấy được niềm vui, hy vọng ở tương lai. Những cuộc đời ấy thật vô ý nghĩa!

Bức tranh phố huyện được nhìn toàn cảnh qua đôi mắt của nhân vật Liên - người có cùng cảnh ngộ với những kiếp người tàn. Ẩn sau Liên là Thạch Lam, ông đã xóa đi cái khoảng cách giữa một tiểu tư sản với những người lao động nghèo để đồng cảm với họ, chia sẻ với họ.

Viết về người lao động nghèo nhưng Thạch Lam lại xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của họ, của những kiếp người mòn mỏi, vô ý nghĩa. Đến khi thức tỉnh được ý thức về quyền sống, cá nhân, Thạch Lam mới thương cảm sâu sắc cho những cuộc đời vô ý nghĩa. Đây là điều đã làm nên chiều sâu giá trị nhân đạo mới cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện khép lại bằng cảnh đêm tối khi mà màn đêm đã thực sự buông xuống. Đó là một đêm mùa hạ “đẹp như nhung”, “vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn trong vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”, và những làn gió mát mơn man. Cảnh đêm đẹp rực rỡ tới nao lòng người, vô cùng quen thuộc bởi nó mang vẻ đẹp của quê hương, linh hồn của xứ sở. Phía dưới mặt đất được bao phủ bằng bóng tối “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra bờ sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối chiếm lĩnh hết cái phố huyện nghèo ấy, đặc quánh lại. Bóng tối ấy phải chăng là ẩn dụ cho xã hội thực dân thời Pháp thuộc cũng tù túng, ngột ngạt, tối tăm và tàn tạ như bóng đêm? Và sự sống của con người giữa cái bóng tối ấy chỉ như những khe sáng, hột sáng, quầng sáng nhỏ nhoi, leo lét, chập chờn. Với Liên, cảm xúc trong chị là nỗi buồn man mác trước cuộc đời tăm tối, không có chút hi vọng về tương lai. Liên ngước nhìn bầu trời với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh đẹp đẽ nhưng là một thế giới “bí ẩn và xa lạ”, như ước vọng, khao khát của Liên chẳng bao giờ thành hiện thực. Chính vì vậy, Liên lại cúi đầu về mặt đất nơi “quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí”. Bởi thế giới ấy mới gần gũi với Liên với cuộc sống tăm tối, nhạt nhòa của chị.

Bức tranh phố huyện được Thạch Lam dựng lên bằng chất liệu hiện thực và lãng mạn cùng những chiêm nghiệm, trải nghiệm của chính ông. Đó là toàn cảnh xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, tù túng, ngột ngạt, tăm tối, tàn tạ đến thê lương, vô ý nghĩa. Bức tranh được miêu tả theo sự vận động của thời gian từ lúc chiều tàn đến đêm khuya qua cái nhìn của nhân vật Liên - một cô gái mới lớn với tâm hồn mỏng manh, tinh tế. Thạch Lam dựng lên bức tranh quê hương với vẻ đẹp mang linh hồn xứ sở để bộc lộ kín đáo trong đó tình yêu quê hương và niềm xót thương cho những số kiếp tàn tạ. Sâu hơn là ý thức phê phán xã hội thực dân không đảm bảo quyền sống cho người dân.

Cái phố huyện nghèo yên tĩnh ấy dường như chẳng có gì để cho người ta chờ đợi. Thế nhưng có một thứ mà tất thảy những con người nơi phố huyện này chờ mong vào thời khắc đêm đen này, đó là chuyến tàu đêm.

Chuyến tàu đêm ấy là chuyến tàu cuối cùng trong một ngày, ngày nào cũng có nhưng lại khiến cho ai cũng cố thức để đợi. Với Liên, chị cố thức dù đã “buồn ngủ ríu cả mắt” phải chăng để theo lời mẹ “bán hàng , may ra còn có một vài người mua”? Thế nhưng, Liên thức không phải để bán hàng mà vì cớ khác “vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Sự mòn mỏi, tù túng trong cái thế giới tăm tối quá lâu, họ mơ ước về một cuộc sống tươi mới, rực rỡ hơn và chuyến tàu đêm ấy thực sự là một thế giới mà họ hằng mơ ước.

Thạch Lam đã khéo léo miêu tả hình ảnh của chuyến tàu từ lúc nó còn chưa tới với nỗi háo hức của những con người nơi phố huyện cho tới khi thứ ánh sáng chói lòa xuất hiện.

Trước khi tàu đến thì đây là quãng thời gian của sự khắc khoải đợi chờ. Đối với bác Siêu, sau một ngày dài đợi chờ, khi thấy thứ ánh sáng le lói của đèn ghi, bác đã reo lên đầy vui mừng: “Đèn ghi đã ra kia rồi”. Đó là tiếng reo vui của bác khi sự khao khát cả ngày dài sắp thành hiện thực. Còn với Liên, chị căng mọi giác quan để đón nhận tiếng tín hiệu. Chị trông thấy cái “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, cái thứ ánh sáng lập loè mà nếu như không để ý kỹ sẽ chẳng thể nào nhận ra. Tiếp sau là tiếng còi xe vọng lại “trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Còn An, dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn không quên dặn chị gọi dậy khi tàu tới.

Chỉ vài chi tiết nhỏ, nhưng chúng ta cũng thấy được niềm khao khát lớn lao của những con người nơi phố huyện này trước chuyến tàu đêm. Bởi chuyến tàu ấy mang tới một cái gì đó rất khác, một niềm hi vọng với thứ ánh sáng chói lòa của mình cho những kiếp người tăm tối nơi phố huyện này.

Đối với Liên, chuyến tàu đêm còn khiến cho tâm hồn chị thêm thanh thản. Bởi nếu như ban ngày với chị chỉ thấy những nỗi man mác buồn không hiểu tại sao thì giờ đây “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Chính chị cũng mơ hồ không hiểu tại sao chị lại mong chờ chuyến tàu đêm này.

Khi tàu đến, ngay từ khi nó còn ở xa thì tất cả những con người nơi phố huyện này đã nhận biết được. Tiếng còi chói vọng lên trên không trung, khác xa cái tiếng trống cầm canh vọng lên từ cái chòi canh “khô khốc” mỗi buổi chiều. Tiếng rít của bánh xe vào ghi, tiếng ồn ào của những hành khách là những thứ âm thanh náo nhiệt khác hẳn những âm thanh trầm lắng, đơn điệu của cái phố huyện nghèo vẫn thường thấy. Cùng với đó là thứ ánh sáng xanh biếc, “như ma trơi”, “làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa” thế nhưng lại gợi lên những cảm giác thật khác lạ. Những thứ ánh sáng và âm thanh khác biệt, náo nhiệt mà người dân phố huyện trông chờ cả ngày dài.

Liên đánh thức An dậy, cái “nhỏm dậy” của An thể hiện sự mong chờ, hồi hộp, khao khát như trông chờ một thứ gì đó quý giá.

Tàu đến gần hơn, “tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới”, thứ âm thanh khiến cho cả phố huyện phải náo động hẳn lên giữa đêm tối. Và cái thứ ánh sáng chói lòa “ các toa tàu sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường”, “đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” đã xóa đi cái đêm đen đang bao trùm lấy cái phố huyện này, đem đến cho người dân ở đây một niềm tin, hy vọng về tương lai tươi sáng ở phía trước nơi mà họ có thể ở giữa thứ ánh sáng long lanh, lấp lánh ấy.

Dù chỉ là vụt qua thoáng chốc rồi biến mất, chỉ để lại “ những đốm than đỏ tung bay trên đường sắt” nhưng nó đã để lại ý nghĩa to lớn đối với không chỉ chị em Liên mà còn đối với mỗi người dân nơi phố huyện này. Chuyến tàu này không chỉ là niềm say mê của chị em Liên mà còn là thứ khơi gợi lại cho Liên về quá khứ tươi sáng ngày xưa “Liên lặng người mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” khi gia đình Liên chưa lâm vào bế tắc như bây giờ. Liên mơ về thế giới ấy, “một thế giới khác hẳn, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.

Chuyến tàu đã mang đến những thứ âm thanh và ánh sáng khác biệt, náo nhiệt, rộn rã và tươi vui hơn biết bao nhiêu những âm thanh, ánh sáng của phố huyện thường ngày - thứ ánh sáng của sự xa hoa, của niềm vui và niềm hi vọng. Dù chỉ vụt qua nhưng đó là tất cả những thứ mà những người dân ở đây khao khát, chờ mong một ngày dài, bởi đó là niềm hy vọng của họ, hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

Hai đứa trẻ của Thạch Lam không đi sâu vào khai thác nỗi đau khổ, tù túng của những người lao động nghèo nơi phố huyện mà đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật để làm nổi bật lên niềm đau xót của của tác giả với số kiếp của những con người nghèo khổ với cuộc sống quẩn quanh.

Qua câu chuyện, một tư tưởng nhân đạo mới đã được mở ra trông văn học Việt Nam thời kì này, đó là niềm xót thương của những lớp nhà văn tiểu tư sản đương thời với những kiếp người cơ cực, cùng khổ, tù túng, tăm tối ở một phố huyện nghèo trong xã hội Thực dân Pháp thuộc trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời còn làm nổi bật lên niềm hy vọng, mơ hóc nhỏ nhoi của họ về một tương lai mới tươi sáng, đủ đầy hơn – cái mà Thạch Lam thương xót và trân trọng vô cùng. Cuối cùng, câu chuyện cũng làm nổi bật lên tài năng của một nhà văn trẻ tuổi với ngòi bút miêu tả nội tâm nhân vật tài hoa, với những trải nghiệm sâu sắc cùng những con người cùng khổ.

 

4. Bài văn Phân tích Hai đứa trẻ, mẫu số 4:

a. Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện

- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm {một buổi chiều êm ả như ru). Đây là một không gian thực. Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên - đó là không gian cuộc sống lúc gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mơ tưởng - nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.

- Thời gian là một buổi chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ "một đêm tối tịch mịch".

- Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thứ rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn... lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.

b. Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện

- Cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào. Những hình ảnh như: gánh hàng nước ế ẩm của mẹ con chị Tí, gánh phở của bác Siêu, cảnh bó gối trên manh chiếu ngồi giữa trời đêm của gia đình bác xẩm và bà cụ Thi hơi điên cho thấy những mảnh đời buồn tẻ của những dân nghèo trước cách mạng.

- Họ sống cuộc đời lam lũ nhưng lại rất trung thực, tình nghĩa, chịu thương chịu khó và luôn mong ước một điều gì tươi sáng cho cuộc sống ngày mai. Điều này được thể hiện qua các chi tiết sau:

+ Mẹ con chị Tí ban ngày sinh sống bằng cách mò cua bắt tép, tối đến lại bày hàng nước cho đến khuya dù rất ế ẩm; chỉ có mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mới có mấy chú lính lệ tạt qua uống chén nước.

+ Gánh phở của bác Siêu cứ tối lại bày bán nhưng đó lại là một món quà hết sức xa xỉ đối với những người dân nghèo nơi phố huyện.

+ Gia đình bác xẩm đói nghèo, lam lũ vẫn đều đặn hàng đêm chờ đợi khách nơi phố chợ nghe đàn nhưng hầu như chẳng ai buồn quan tâm; và giữa màn đêm tịch mịch ấy, tiếng đàn góp "vui" của bác khiến cảnh vật và con người buồn ảm đạm hơn.

+ Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên hay múa rượu ở cửa hàng của hai chị em Liên là dấu hiệu chứng tỏ cuộc sống bế tắc, nghẹt thở đến tột đỉnh của con người.

c. Tâm trạng của hai nhân vật chính trong tác phẩm là Liên và An

- Hai chị em Liên và An là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, chân thực. Dù còn ít tuổi nhưng họ đã có những cảm nhận thật sâu sắc trước hoàn anh sống.

- Sống ở nơi buồn bã, nghèo khó, một mặt họ rất yêu thiên nhiên, cảm thấy gắn bó thân thuộc trước những hình ảnh bình dị của quê hương "Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương nậy"; nhưng mặt khác, họ lại cảm thấy cuộc sống ở đây thật buồn tẻ, nhàm chán, muốn hướng về một nơi mới tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn.

d. Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó

- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hi vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Đối với chị em Liên, đêm nào cũng vậy, dù buồn ngủ đến đâu cũng cố thức đợi chuyến tàu qua. Chuyến tàu mang đến cho họ một ước vọng mơ hồ về "một Hà Nội sáng rực và huyên náo", chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây - xem đó như một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện đại.

- Và để rồi khi chuyển tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà "món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xỉ không bao giờ mua được". Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ - một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

phan tich truyen hai dua tre

Bài văn Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất

 

5. Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, mẫu số 5:

Cùng với hai người anh ruột là Nhất Linh và Hoàng Đạo, Thạch Lam đã góp công lớn vào hai tờ báo Phong hóa, Ngày nay, cơ quan ngôn luận của nhóm Tự lực Văn đoàn, ngay từ tháng 9 năm 1932 và những năm sau đó. Thạch Lam đã từng phát biểu về quan niệm sáng tác văn chương của mình: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tô cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Tác phẩm, nhất là truyện ngắn của ông đã phản ánh một cách trung thành quan niệm sáng tác ấy. Rất nhiều truyện nằm trong luồng tư tưởng hiện thực phê phán mô tả đời sống cơ cực, vất vả của người dân nghèo cả ở nông thôn lẫn thành thị. Người đọc không thể ngăn được tiếng thở dài đồng cảm khi đọc truyện ngắn Nhà mẹ Lé, Đói, Tối ba mươi... Lại có những chuyện phản ánh cuộc đời thường dung dị, nên thơ và đầy lòng nhân ái mà Hai đứa trẻ là truyện tiêu biểu.

Đêm ở một phố chợ trong huyện nhỏ. Hai chị em An, Liên thay mẹ bán hàng xén ở chợ. Hôm ấy, chợ đã tan nhưng hai chị em vẫn chưa dẹp hàng. Hai chị em ra ngồi trước cửa hàng quan sát phố chợ lúc đêm sắp về. Chợ chỉ còn vài người chuẩn bị ra về, mấy đứa trẻ nghèo lượm rác, chị Tí dọn hàng nước ra bán, một cụ bà mua rượu hàng phở bác Siêu, vợ chồng bác hát rong... Hai chị em cố thức là để chờ chuyến xe lửa đi qua, mang một chút ánh sáng Hà Nội huyên náo về... An đã ngu say, Liên cũng tới bên em nằm xuống và nhập vào cái tịch mịch và đầy bóng tối của phố huyện.

Cốt truyện gần như chẳng có gì cả là hấp dẫn. Nhân vật chính của truyện là hai chị em Liên và An. Tất cả những gì gọi là sinh hoạt của phố chợ từ buổi chiều cho tới đêm khuya đều được đôi mắt của hai chị em thu vào. Từ những con mắt trầm lặng ấy, Thạch Lam miêu tả cảnh phố chợ chiều đến, đêm về theo trình tự thời gian, và công việc thường ngày của những người sống nhờ chợ.

Trước hết là bức tranh không gian chiều. Bức tranh mở đầu bằng âm thanh của "tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi chiều về". Đấy là một tứ thơ đẹp không thể có trong bức tranh của một họa sĩ nào dù ông ấy có tài đến đâu. Ta cứ ngỡ như tiếng trống thu không ấy đã được mọi vật của thế giới tự nhiên cảm nhận nên đã lần lượt kéo về tuần tự trước mắt của hai chị em. Nền của bức tranh chiều bao trùm bởi "Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Cái màu đỏ rực kia đã có bóng dáng của màu xám trắng sẽ chuyển đổi dần sang độ đậm theo kim đồng hồ. Có thế gọi đó là màu thời gian. Trên nền xanh ấy, ''Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Đã có thêm nét chấm phá của màu đối nghịch. Cái màu "đen lại" cũng là màu thời gian chuyển đổi từ màu xanh lục của tre... Tiếng trống thu không điểm từng tiếng một đã lôi kéo thêm "tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Đấy là cảnh nền, cảnh xa của "Một chiều êm ả như ru" như chính giọng điệu của lời văn miêu tả nó. Văn Thạch Lam giàu chất thơ là ở chỗ ấy, bước đầu đã khá rõ ràng.

Và gần hơn là cảnh "các nhà đã lên đèn cả rồi". Từ những ngọn đèn ấy, người đọc có thể đoán ra người nghèo, kẻ giàu; "đèn treo trong nhà bác phở Mĩ., đèn dây sáng xanh trong hiệu khách" chắc chắn sáng hơn ngọn "đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu", ngọn đèn trong cửa hàng của chị em Liên. Cái khéo, cái tinh tế trong miêu tả của Thạch Lam chính là ở "những nguồn sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối". Không có cái nhìn tỉ mỉ, tinh thế thì sẽ không có những gam màu mờ ảo ấy trong bức tranh đêm phố huyện. Sẽ là thiếu nếu không kể ra thêm "Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng cua ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Bức tranh phố chợ huyện nhỏ đêm về lại có thêm mùi vị của quê hương, ở những câu văn ấy, ngoài chức năng miêu tả còn chức năng khơi gợi một thứ tình cảm nồng nàn, thấm sâu của nhà văn không lấy văn chương làm trò giải trí.

Và tất nhiên bức tranh phố chợ huyện về đêm có cả con người, những con người có cuộc sống thầm lặng, tất bật về chuyện áo cơm, đói nghèo. Đấy là "thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầy và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị". Ngoại trừ những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh những cái gì còn dùng được do những người bán hàng để lại, ngoại trừ bà cụ Thi hơi điên có tật nghiện rượu thì có lẽ chị Tí là người nghèo có hạng ở huyện nhỏ này. Nhìn hàng quán của chị thì biết: dụng cụ để bán nước chè tươi và cái điếu hút thuốc lào. Qua ngòi bút của Thạch Lam, chị sống bằng nghề mò cua bắt tép ban ngày, còn ban đêm thì chị bán nước, thuốc lào cho "mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm" cao hứng ghé vào uống.

Một lát có thêm hàng phở của bác Siêu, "Bác... đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng...".

Rồi có "thêm được gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe"...

Nhân vật phụ thêm một số người làm công ở các hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Những con người ấy báo hiệu chuyến tàu sắp đến.

van mau phan tich truyen ngan hai dua tre cua thach lam

Hướng dẫn viết bài Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam đạt điểm cao

Thạch Lam chỉ miêu tả công việc của những nhân vật ấy, những câu đối thoại tự nhiên giữa họ với nhau. Nhưng từ đó, người đọc có thể nhận ra từng số phận của con người trong mẫu số chung là cảnh nghèo, và hiện thực xã hội dưới chế độ phong kiến thực dân. Gia đình bà cụ Thi ở đâu? Tại sao bà lại điên điên và lại có tật nghiện rượu? Truyện không miêu tả, nhưng người đọc có thể cảm nhận số phận bất hạnh của một người vợ, một người mẹ qua cuộc sống lang thang của bà. Cụ điên điên vì một cú sốc đau khổ có lẽ lớn lắm và cụ mượn rượu để quên đi đời sống bất hạnh của mình? Và cái gia đình của bác xẩm kia, gia sản chỉ có manh chiếu và cái thau sắt da dụng, cái đàn bầu và giọng hát còn nằm bên trong cổ họng vì vắng khách. Cả gia đình bác sống nhờ vào mớ đồ nghề ấy, và vào lòng hảo tâm của khách qua đường. Đời vợ chồng bác đã thế, còn đời của "thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường" thì sao? Cả đến cuộc sống của gia đình chị Tí, những đứa trẻ con nhà nghèo kia, sau này sẽ ra sao? Nhà văn đã khái quát về số phận của những con người sống giữa phố chợ về đêm bằng một câu ngắn "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Một câu văn nhẹ nhàng, cũng như những câu văn miêu tả những gì về các nhân vật kia, không có gì là hằn học, kết án nhưng vẫn mang sức mạnh tố cáo, và hơn thế nữa là mong ước có sự đổi thay đế người dân nghèo bớt khổ, để xã hội không có những trẻ em đi lượm rác, những bà cụ điên điên đi ăn xin và không còn những gia đình như gia đình bác xẩm.

Chừng ấy nhân vật đã tạo nên cảnh sinh hoạt phố chợ trong đêm, âm thầm và lay lắt trước sự chứng kiến của Hai đứa trẻ, hai chị em Liên và An nhân vật chính trong truyện.

Đã một thời, hai chị em cùng ở với bố mẹ ở Hà Nội, đã từng được dẫn "đi chơi Bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ", nghĩa là hai chị em đã sống ở phố hội hoa đèn. Nhưng tại sao lại về phố huyện này? Chỉ vì "thầy Liên mất việc", cả nhà phải về đây, thuê lại gian hàng bé này và mẹ giao cho Liên trông coi. Công việc chính của chị em Liên là bán và trông coi hàng, ngủ tại chỗ.

Đương nhiên An nhỏ tuổi, tâm hồn còn ngây thơ. Thấy bọn "trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ" An cũng muốn nhập bọn với chúng để nô đùa. Có thêm người ra chợ đêm, em vui mừng hơn. Đấy là tâm lí trẻ hồn nhiên và hiếu động, lứa tuổi mà ăn và ngủ vẫn còn có sự hiện diện của bản năng. Khi miêu tả tâm lí nhân vật, Thạch Lam không quên điều ấy, và cũng không quên bản chất của giáo dục gia đình có trong người của em. Dù muốn nhập bọn vui chơi với bọn trẻ nhưng An không dám, vì sợ mẹ. Luôn luôn gọi "chị" và xưng "em" trong mỗi câu nói cũng là rõ thêm bản chất giáo dục của một gia đình tốt. Chờ tàu, An buồn ngủ lắm. Buồn ngủ thì em cứ nằm xuống chõng, gối đầu lên đùi chị mà ngủ, nhưng vẫn dặn: "Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé". Và hôm ấy, khi tàu chạy qua và khuất sau rặng tre thì An nói với chị: "Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ", rồi giục chị đi ngủ. Ngồi thức đợi tàu, trước khi ngủ thì dặn chị nhớ gọi dậy xem tàu chạy qua. Đó chính là sở thích và tính tò mò của trẻ chứ chưa hẳn đã có ý thức sâu xa về những kỉ niệm, về hoàn cảnh sống của mình. Sau khi tàu đã chạy khuất, An lại quay ra ngủ tiếp. Có thể dăm mười năm sau, những đêm đợi tàu như thế này vừa là kỉ niệm vừa gợi cho em một ý thức nào đấy về xã hội lúc bấy giờ, còn lúc ấy, với em, đợi tàu chỉ là thói quen tò mò, và là niềm vui ở phố huyện nhỏ.

Ngược với em, Liên đã hiểu biết hơn, được mẹ giao trọng trách trông coi cửa hàng xén, chưa quản lí toàn diện nhưng đã bước vào việc quản lí hàng hóa tiền bạc và nhất là phải tiếp xúc với nhiều người.

Trong công việc chúng ta thấy ở Liên tính cẩn thận, ngăn nắp. Qua ngòi bút của Thạch Lam, Liên tỏ ra là người rành rọt trong việc mua bán. Đã hết một ngày, "Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng. Còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng". Kiểm hàng còn lại trước khi kiểm tiền đã bán được trong ngày là kinh nghiệm của người rành buôn bán. Khi cảm thấy trong quán quá nóng, không thể ngồi cộng tiền, "Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng". Tất cả đều biểu lộ tính cẩn trọng của Liên, cẩn trọng ngay cả khi bán rượu cho bà cụ Thi hơi điên điên.

Nhưng quý hơn cả những đức tính trên của Liên là lòng thương người, thân tình với người nghèo lương thiện. Nhìn mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom lượm rác, "Liên... động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng nó". Đúng vậy, tuy bán hàng nhưng tiền do mẹ quản lí, Liên không có quyền; lại nữa là cha của Liên đang thất nghiệp. Ngay cả khi nghe mùi phở thơm của nhà bác Siêu bay tỏa khắp nơi thì Liên thèm lắm, nhưng không dám ăn vì không có tiền riêng.

Cứ nhìn cách nói, cách đối xử qua những câu văn của Thạch Lam thì Liên thương em lắm. Bao giờ chị cũng nhỏ nhẹ, và chiều ý em. Hình ảnh "An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị", "Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ...", "Chị cúi xuống vực em vào trong hàng..." đã làm nổi bật đức tính đáng quý ấy.

Trong thế giới riêng tư, Thạch Lam miêu tả một cách tỉ mỉ tâm trạng của Liên, khi ngày sắp tàn, đêm về, và cố thức để chờ đợi chuyên tàu đi qua. Đấy là tâm trạng buồn, nuối tiếc, biết tìm niềm vui, tìm hi vọng dù trong phút chốc thôi - giữa cuộc sống quẩn quanh chưa có lối thoát.

Ở phần đầu của truyện ngắn, Thạch Lam miêu tả nỗi buồn của Liên trước buổi chiều sắp tàn bằng những câu văn như hòa nhập hẳn vào nhân vật: "Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Viết như thế, nhưng thực ra Liên đã hiểu vì sao cô buồn, nỗi buồn hoài niệm. Hai hình ảnh: một của quá khứ khi cô còn ở Hà Nội, và một là hình ảnh hiện tại ở phố huyện đêm ấy đã giải thích nỗi buồn của Liên. "Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon lạ..., chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây..., đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng..." nhìn đốm đèn leo lét của chị Tí, của bác Siêu, của gia đình bác hát rong kiếm tiền sống qua ngày. Đêm này qua đêm khác, sinh hoạt của phố huyện nhỏ chỉ có thể, quẩn quanh, đơn điệu, nghèo khó. Liên nhìn họ, "chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng lo cho mình, tìm mọi cách bươn chải để sống và hi vọng. Cái quán bán nước chè xanh của chị Tí, quán bán phở của nhà bác Siêu có ngọn đèn không xa hơn. Đã có lúc hai chị em Liên đã ngước mắt nhìn lên các vì sao... thế nhưng "Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất.." và khi nhìn về mặt đất thì lại chỉ thấy ngọn đèn leo lét của nhà bác Siêu, của chị Tí giữa mênh mông đêm tôi đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa..". Cuộc sông rõ ràng là đen tối và bế tắc đưa con người vào tâm trạng chán chường, vất vưởng. Một ngày như thế, và những ngày như thế: một đêm như thế và những đêm như thế: ánh sáng nhỏ bé đối lập với bóng đêm bao trùm lặng lẽ thì chỉ có và chỉ còn con tàu chạy qua đây trong giây lát là hình ảnh sinh động nuối tiếc: "Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyển tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Và cuối cùng thì con tàu đã tới. Liên đánh thức em dậy. Bé An dụi mắt cho tỉnh ngủ để được nhìn rõ con tàu. Con tàu có các toa đèn sáng trưng, người lố nhố trên các toa sang trọng. Hai chị em đã đứng cả dậy để nhìn cho rõ, rồi còn "nhìn theo cái chấm nhổ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre". Thế là hết! Con tàu mang ánh sáng đô thị cứ vô tình chạy trên đường ray, để lại phố huyện với bóng tối đêm khuya, để lại "vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ", để lại một cô "Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu..". Đó là cái cớ khác giải thích cho việc chị em Liên đợi tàu, một hình ảnh đối lập hẳn với hiện thực của phố huyện nơi gia đình Liên đang sống, cũng như bao phố huyện khác trên đất nước này vào những năm trước 1945; hay nói một cách khác thì đó là hình ảnh mà chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng" như tâm trạng của Liên khi nằm xuống bên em để tìm vào giấc ngủ: "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ". Thế thôi, cái thế giới khác kia, cải thứ ánh sáng hạnh phúc kia họ không thể nào đạt được có chăng là mỗi đêm cô thức để đợi con tàu ấy qua để họ càng cảm nhận sâu hơn phận nghèo xơ xác của đời mình.

Lối viết lãng mạn, trữ tình không chỉ dành cho miêu tả tình yêu đôi lứa, mà vẫn có thể sử dụng để miêu tả hiện thực cuộc sống của con người, như truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Dù có cốt truyện đơn giản, không có những nhân vật tạo nên kịch tính dữ dội, gay gắt như những truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Tuân... nhằm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc nhưng với phong cách viết nhẹ nhàng, miêu tả một cách tinh tế đặc tính tâm lí của từng nhân vật, chắt lọc trong từng cảnh trí... Thạch Lam thực sự là nhà văn viết bằng cả tâm hồn mình trước cảnh thiên nhiên và trước những con người có số phận hẩm hiu, có cuộc đời nghèo khổ. Không hề có những câu văn tố cáo nhưng vẫn hàm chứa tính chất tố cáo sự bất công của nhà cầm quyền cũ về tạo sự cách biệt đời sống giữa thành thị với nông thôn. Nhà văn thực sự đã hòa tâm hồn mình vào những mảnh đời âm thầm của vùng quê nghèo khó với mục tiêu đẩy lùi "cái thế giới giả dối và tàn ác" vào quá khứ để ngọn lửa của hi vọng bừng lên trong đời sống của "chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" như ông đã viết trong truyện ngắn nổi tiếng này.

------------------- HẾT -------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-truyen-hai-dua-tre-cua-nha-van-thach-lam-42143n.aspx
Trên đây là chi tiết dàn ý, bài văn mẫu phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay, đặc sắc để các em tham khảo, học, ôn tập và chuẩn bị bài tập làm văn trên lớp của các em. Ngoài ra, để học tốt môn Ngữ văn trên lớp, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu trong danh sách những bài văn hay lớp 11 như Phân tích Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình,... 

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Chất thơ trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình. Phân tích Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên
Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định
Phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻ
Từ khoá liên quan:

phan tich truyen ngan Hai dua tre lop 11

, phan tich truyen ngan Hai dua tre ngan gon, dan y phan tich truyen ngan hai dua tre,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ

    Sơ đồ tư duy nhân vật Liên, bức tranh phố huyện

    Với chất văn nhẹ nhàng thấm đẫm chất trữ tình, Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã dựng lên khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn buồn, tàn tạ đến thê lương với những kiếp người bé nhỏ, cùng theo dõi Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ để hiểu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm này.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách đổi tên Facebook, Fanpage trên điện thoại, máy tính

    Bạn đang muốn đổi tên Facebook nhưng chưa biết cách thực hiện? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước đổi tên FB trên điện thoại, máy tính, bạn có thể thay đổi nickname theo ý thích.