Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Bài văn Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức sẽ giúp các em thấy vai trò to lớn của tiếng mẹ đẻ, đó không chỉ là lời ăn tiếng nói hàng ngày, đó còn là “yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich tac pham tieng me de nguon giai phong cac dan toc bi ap buc

Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
 

I. Dàn ý Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Chuẩn)


1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn An Ninh (những nét chính về tiểu sử, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,...).

2. Thân bài
a. Tác giả phê phán thói học đòi "Tây hóa"
- Phê phán lối học đòi "Tây hóa", "thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình" của nhiều người dân An Nam.
- Phê phán lối sống lai căng trong cách ăn uống và xây dựng, kiến trúc nhà cửa.
→ Hậu quả nghiêm trọng của việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ đó chính là "làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Chuẩn)

Là một nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn An Ninh đã để lại cho bạn đọc thế hệ sau nhiều bài báo, bài diễn thuyết, những bài chính luận đặc sắc với lối viết khúc chiết, trong sáng, không những có độ sâu về tư duy mà còn tràn đầy nhiệt huyết, tấm lòng yêu nước. Tác phẩm "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức" đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925 là một trong số những bài chính luận xuất sắc của ông.

Trong đoạn văn mở đầu bài viết của mình, tác giả Nguyễn An Ninh đã lên tiếng phê phán lối học đòi "Tây hóa", "thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình" của nhiều người dân An Nam. Với tác giả, dường như, những người có thói học đòi nói tiếng Tây, cóp nhặt "những cái tầm thường của phong hóa châu u" ấy đang lầm tưởng rằng họ có thể trở thành giai cấp quý tộc, trở thành những người được đào tạo theo kiểu của phương Tây. Nguyễn An Ninh đã nhìn thẳng vào vấn đề và lên tiếng phê phán điều đó. Ông xem việc đó chính là biểu hiện cho "thái độ mù tịt về văn hóa châu u" mà thôi. Không chỉ phê phán thói học nói tiếng Tây, Nguyễn An Ninh còn phê phán lối sống lai căng trong cách ăn uống và xây dựng, kiến trúc nhà "Những kiểu kiến trúc và trang trí lại căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chứng tỏ rằng những người An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ văn minh nào". Và để rồi, trên cơ sở những điều đã phê phán, kết thúc đoạn văn mở đầu tác phẩm, tác giả đã nêu lên hậu quả nghiêm trọng của việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ đó chính là "làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nói lo lắng" điều đó có nghĩa là nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến "giống nòi" của người dân An Nam.

Không chỉ dừng lại ở việc phê phán thói học đòi "Tây hóa", trong phần tiếp theo của bài viết, tác giả Nguyễn An Ninh đã nêu lên những giá trị và vai trò to lớn của tiếng nói đối với vận mệnh dân tộc. Trước hết, tiếng nói là "người bảo vệ quý báu nhất cho nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị". Nguyễn An Ninh đã đề cao vai trò, giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc trước cuộc xâm lăng của các dân tộc khác, bởi lẽ với ông "bất cứ người dân An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì đương nhiên cũng khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi". Đồng thời, tiếng nói còn là nhịp cầu tri thức mở mang dân trí, đưa dân tộc ta tiếp xúc với các nền văn minh trên thế giới. Để làm rõ cho vấn đề này, tác giả đã chỉ ra rằng "nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết và khoa học châu u" thì việc giải phóng dân tộc ở nơi đây chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn. Thêm vào đó, tác giả cũng đi sâu phê phán những than phiền sự nghèo nàn của tiếng mẹ đẻ để biện minh cho hành động học đòi Tây hóa của mình để rồi từ đó nêu lên và khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh rằng tiếng nước mình không nghèo nàn. Với Nguyễn An Ninh, những người than phiền tiếng Việt nghèo nàn bởi họ "chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ." Ông đã đưa ra minh chứng về đại thi hào Nguyễn Du và đặt ra câu hỏi "Ngôn ngữ Nguyễn Du nghèo hay giàu?" Có lẽ câu hỏi ấy của ông đã thêm một lần nữa khẳng định rằng tiếng Việt của chúng ta không nghèo mà nó rất phong phú và để rồi từ đó, kết thúc đoạn văn, ông đã đặt ra một câu hỏi, gợi lên một vấn đề khiến mọi người phải không thôi suy nghĩ "Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?"

Cuối cùng, đoạn kết thúc tác phẩm "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức" tác giả đã nêu lên quan điểm, suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài. Nguyễn An Ninh không né tránh việc cần thiết phải biết một thứ ngôn ngữ châu u, với ông con người An Nam, nhất là giới trí thức "phải biết ít nhất là một thứ ngôn ngữ châu u để hiểu được châu u" và hơn nữa, họ còn cần chia sẻ những điều họ biết, họ hiểu với dân tộc, với đồng bào mình nữa. Không dừng lại ở đó, ông cũng còn khẳng định rằng, học để biết một thứ tiếng nước ngoài không đồng nghĩa với việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ mà ngược lại nó còn góp phần bồi đắp, làm phong phú, giàu có thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Tóm lại, bài viết "Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc" của Nguyễn An Ninh với lối lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục đã mang đến cho người đọc một vấn đề quan trọng trong mỗi thời đại - giữ gìn tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc mình. Đồng thời, qua bài viết cũng gợi lên trong mỗi người tình yêu, lòng tự hào và ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng nước mình.

---------------HẾT---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tac-pham-tieng-me-de-nguon-giai-phong-cac-dan-toc-bi-ap-buc-48251n.aspx
Trên đây là bài Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh, Trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài để việc học tập được hiệu quả.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cái nhìn của Nguyễn Ái Quốc đối với các dân tộc bị áp bức thể hiện qua Bản án chế độ thực dân Pháp
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất tuyển chọn
Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Phân tích tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Phân tích truyện Con hổ có nghĩa
Từ khoá liên quan:

Phan tich tac pham Tieng me de Nguon giai phong cac dan toc bi ap buc

, phan tich tieng me de nguon giai phong cac dan toc bi ap buc, cam nhan tac pham tieng me de nguon giai phong cac dan toc bi ap buc,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới