Phân tích nhân vật Sư Nghêu

Qua nhân vật Sư Nghêu trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tác giả dân gian khéo léo vạch trần bộ mặt xấu xí của những con người thuộc tầng lớp trên trong xã hội xưa. Để hiểu rõ hơn về nhân vật này, mời em tham khảo nội dung Phân tích nhân vật Sư Nghêu, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây.

Đề bài: Phân tích nhân vật Sư Nghêu

phan tich nhan vat su ngheu

Bài văn phân tích nhân vật Sư Nghêu đạt điểm cao của học sinh giỏi
 

I. Dàn ý phân tích nhân vật Sư Nghêu

1. Mở bài: giới thiệu vở tuồng, đoạn trích và nhân vật.
2. Thân bài:
a. Phân tích nhân vật Sư Nghêu:
* Xuất thân: thầy tu.
* Tính cách: được thể hiện chân thực qua hành động, lời nói:
- Là người ham mê nữ sắc, nhân phẩm sa đọa:
+Mò tới nhà Thị Hến trong đêm tối.
+ Dùng lời nói ngon ngọt, tán tỉnh.
- Là người hèn nhát, sợ chết:
+ Chui xuống gầm phản.
+ Sợ hãi khi thấy Đề Hầu ở ngoài cửa nhà Thị Hến.
- Là người xu nịnh:
+ Từ gầm giường bò ra.
+ Nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu.
b. Đánh giá về nhân vật:
- Sư Nghêu là con người tha hóa về nhân cách, là một thầy tu nhưng lại ham mê nữ sắc.
- Thông qua nhân vật, tác giả dân gian đã phê phán, mỉa mai những người thuộc tầng lớp trên của xã hội nhưng lại suy đồi về đạo đức, nhân cách.
- Tính cách nhân vật: được bộc lộ, khắc họa thông qua lời nói và hành động.
3. Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của nhân vật đối với đoạn trích và toàn bộ vở tuồng.

phan tich su ngheu

Bài văn phân tích nhân vật Sư Nghêu chọn lọc hay nhất
 

II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Sư Nghêu

"Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một vở tuồng hài nổi tiếng. Các tác giả dân gian đã vô cùng sáng tạo khi dùng tiếng cười trào phúng, châm biếm để vạch trần hiện thực xã hội đương thời. Điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến" thuộc lớp XIX. Thông qua trích đoạn, ta còn thấy rõ bộ mặt xấu xí của một bộ phận con người, tiêu biểu là nhân vật thầy tu phá giới - Sư Nghêu.

Trước hết, về xuất thân, Sư Nghêu là thầy tu phá giới - đi tu hành nhưng không tuân theo giới luật. Trong lời nói của Thị Hến, Sư Nghêu hiện lên với bề ngoài "lão sãi trọc". Từ "lão" đã cho ta thấy thái độ khinh bỉ mà Thị Hến dành cho Sư Nghêu.

Dù là người tu hành nhưng Sư Nghêu lại ham mê nữ sắc. Giữa trời đêm tối tăm, hắn vẫn mò đến nhà Thị Hến "Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào với". Thậm chí, hắn còn buông lời tán tỉnh Thị Hến một cách trắng trợn "Ở như vậy uổng tài bà góa". Có thể thấy, Sư Nghêu đã không giữ vững khuôn phép, nguyên tắc của một nhà tu hành. Vì chuyện giao duyên gái trai, hắn sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ "kệ kinh chuông mõ trả cho chùa".

Bên cạnh đó, Sư Nghêu còn là kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết. Khi biết Đề Hầu đứng ngoài cửa nhà, hắn lo lắng, hoảng loạn tới mức gọi Thị Hến hai lần "Thím ơi! Thím!" để hỏi nơi trốn. Lúc này đây, nỗi sợ hãi đã bao trùm toàn bộ thần trí của tên Sư Nghêu. Hắn không còn nghĩ tới chuyện yêu đương mà chỉ lo tìm chỗ ẩn nấp. Bởi vậy, khi Thị Hến gợi ý "Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó", hắn vội vã chui tọt xuống nơi ẩm thấp, tối tăm ấy. Ngoài ra, bản tính yếu hèn của Sư Nghêu còn được khắc họa rõ nét qua hành động tố cáo Đề Hầu với Huyện Trìa. Lo sợ bản thân phải chịu hình phạt "Phàm tu hành mà đã xuất gia,/ Có phá giới đánh đòn phát lạc", hắn đã mặc kệ tất cả, nhanh chóng chui khỏi gầm giường và không quên chỉ ra tội trạng của Đề Hầu. Như vậy, ẩn sâu bên trong con người Sư Nghêu là sự thấp hèn.

Nhằm khắc họa và tô đậm nhân cách xấu xí của gã thầy tu sa đọa, tác giả dân gian đã miêu tả chân thực bản tính xu nịnh ở Sư Nghêu. Hắn ngon ngọt nịnh bợ, ca ngợi Huyện Trìa "Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc!/ Thiện xử phân! Thiện xử phân!". Hắn còn tung hô tên Huyện Trìa - vị quan suy đồi đạo đức là cha mẹ của dân "Chơn vi phụ mẫu chi dân". Mặc dù Huyện Trìa cũng giống như Đề Hầu, có địa vị thuộc tầng lớp trên, thích chuyện ái ân nhưng Sư Nghêu lại phê phán thầy Đề là loại dâm ô còn ca ngợi tri huyện là quan phụ mẫu.

Bằng việc khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động tác giả dân gian đã thể hiện thành công bản chất của tên thầy tu phá giới Sư Nghêu. Thay vì tuân theo đúng khuôn phép, giới luật thì hắn lại ham mê nữ sắc, thích quan hệ gái trai không đúng chuẩn mực. Thông qua nhân vật, người xưa muốn phê phán, mỉa mai những con người có vai vế, thuộc tầng lớp trên của xã hội nhưng lại suy đồi về đạo đức, nhân cách.

Trong đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến", Sư Nghêu là nhân vật quan trọng, góp phần mang đến tiếng cười trào phúng, châm biếm cho cả vở tuồng. Từ nhân vật, ta thấy được bộ mặt xấu xí của những kẻ thích hưởng lạc, ham mê nữ sắc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-su-ngheu-73641n.aspx
Đối với dạng bài này, em cần đọc kĩ tác phẩm và đánh dấu những nội dung liên quan đến nhân vật như: hành động, lời nói, tính cách,... Sau đó, phân tích và đưa ra đánh giá về nhân vật đó. Em có thể tham khảo thêm dạng bài văn mẫu lớp 10 tương tự trong chương trình Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo như:
- Phân tích nhân vật Thị Hến
- Phân tích Xã trưởng - Mẹ Đốp

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án
Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc (khoảng 400 đến 500 chữ)
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Phân tích Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Phân tích nhân vật Giang trong truyện ngắn Giang
Từ khoá liên quan:

phan tich nhan vat su ngheu

, dan y phan tich nhan vat su ngheu, bai phan tich nhan vat su ngheu hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới