Phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án

Huyện Trìa là nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Mặc dù làm quan nhưng hắn lại có rất nhiều thói hư, tật xấu. Mời các em tham khảo bài Phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây để biết cách phân tích một nhân vật văn học.

Đề bài: Phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án

phan tich nhan vat huyen tria trong huyen tria xu an

Bài văn mẫu Phân tích Huyện Trìa Xử án (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) đạt điểm cao của học sinh giỏi
 

I. Dàn ý phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án:

1. Mở bài:
- Giới thiệu vở tuồng, đoạn trích, nhân vật.
2. Thân bài:
a. Phân tích nhân vật:
- Địa vị: tri huyện.
- Gia cảnh: giàu có nhưng gia đình không hạnh phúc, ấm êm.
- Tính cách:
+ Hèn nhát: đi khỏi nhà thì run sợ vì bị bà huyện quát nhưng ngồi lại đó thì lòng khó chịu, không yên.
+ Tham lam: đề cao đồng tiền, "thẳng tay một mực ăn tiền".
+ Hống hách: cậy quyền lực để uy hiếp, vơ vét của cải của nhân dân.
+ Trăng hoa, quan hệ trai gái lăng nhăng: "Hoa nguyệt hôm mai thong thả.".
- Cách xử án: Phân xử không công bằng, nghiêm minh:
+ Thị Hến là người có tội nhưng khi nghe đến hoàn cảnh cùng lời nói ngon ngọt của Thị Hến, Huyện Trìa lại mủi lòng, tạo điều kiện cho Thị Hến thắng kiện.
=> Qua cách xử án, tên Huyện Trìa vừa là kẻ háo sắc, vừa đê tiện, xấu xa.
b. Đánh giá nhân vật:
- Thông qua nhân vật, tác giả dân gian muốn:
+ Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị trong xã hội phong kiến.
+ Vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội phong kiến.
+ Thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những người dân "thấp cổ bé họng".
- Nhân vật được khắc họa thông qua lời nói, hành động.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của nhân vật đối với đoạn trích và vở tuồng.

Huyen Tria xu an Ngu van 10 Tap 1 Chan Troi Sang Tao

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huyện Trìa hay nhất
 

II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án:

"Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một tác phẩm nổi tiếng của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Vở tuồng đã tái hiện một cách đầy sống động bức tranh xã hội trong thời kì phong kiến. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích "Huyện Trìa xử án". Thông qua nhân vật Huyện Trìa, tác giả đã thể hiện thái độ, suy nghĩ về những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị.

Ngay phần mở đầu trích đoạn, người đọc đã có được những hình dung tương đối cụ thể về nhân vật qua lời tự giới thiệu:

"Tri huyện Trìa là mỗ

Nội hạt tiếng khen khen ta:

Cầm đường ngày tháng vào ra,

Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

[...] Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng".

Có thể thấy, nhân vật giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Trong lời khen của dân làng đã ẩn chứa sự mỉa mai, châm biếm đối với tên Huyện Trìa. Chuyện trai gái cũng thong thả, thư thái như việc làm quan. Chứng tỏ, tên tri huyện là một con người trăng hoa, phóng túng.

Chẳng những thế, hắn còn vô cùng tham lam, hống hách, chuyên nhận hối lộ của người dân. Luật pháp không hay thì hắn xử theo đồng tiền. Không kể già trẻ, gái trai, hắn đều nhắm mắt dùng đòn roi, gậy phạt.

Đặc biệt, hắn còn là một kẻ xu nịnh, chuyên luồn cúi để giữ được chức quan "Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc/ Lễ phù lưu hết mấy cũng lo/ Quan ở trên dù cú, hay cò/ Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng". Huyện Trìa luôn tìm cách để đút lót bề trên. Chỉ cần có cơ hội thăng quan tiến chức thì hết bao nhiêu tiền hắn cũng sẽ lo. Kẻ làm quan tưởng chừng phải học hành, thi đậu danh bảng. Đến bây giờ, trí tuệ cũng như không.

Nhân một ngày nhàn hạ, không vướng việc kiện tụng, Huyện Trìa mượn rượu giãi bày gia cảnh. Chi tiết rót rượu vào chén tiện bằng sừng tê giác đã cho ta thấy được sự giàu có, đủ đầy của tên tri huyện. Mặc dù khá giả nhưng gia đình hắn lại không hề hạnh phúc, ấm êm. Mỗi lần nghĩ đến chuyện nhà, Huyện Trìa đều thở dài ngao ngán, giận vợ tính hay ghen "Ngẫm chuyện nhà quá ngán,/ Giận mụ huyện hay ghen.". Ở ngoài công đường, hắn ngạo nghễ, hống hách bao nhiêu, về nhà, hắn lại trở nên hèn nhát, yếu đuối bấy nhiêu "Hễ đi mô cả tiếng run en,/ Ngồi lại đó tấc lòng buồn bực". Đi ra ngoài thì hắn sợ vợ quát tháo, ngồi ở nhà thì lòng khó chịu, bực tức. Lúc này, tên tri huyện rơi vào cảnh "đi không được, ở không xong". Như vậy, thông qua lời xưng danh, người đọc có được cái nhìn bao quát về nhân vật Huyện Trìa. Hắn không chỉ là một con người tham lam, xấu xa mà còn là kẻ nhát gan, sợ vợ.

Tính cách, đặc điểm của tên tri huyện càng được khắc họa rõ nét thông qua cảnh xử án. Mặc dù làm quan nhưng hắn lại phân xử thiếu công bằng. Mọi phán quyết đều dựa trên cảm tính, sắc dục. Buổi phân xử chỉ vừa mới bắt đầu, tên tri huyện đã than:

"Ngồi lâu thời mỏi,

Nó nói kéo dài,

Lão Đề lấy tờ khai,

Đặng ta toan làm án."

Khi nghe những lời giãi bày của Thị Hến, Huyện Trìa đã động lòng thương. Ngoài mặt thì nói "Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không." nhưng đằng sau, hắn lại cho người hỏi cung Thị Hến trước. Mục đích là bênh vực, giành phần có lợi cho thị. Hắn trơ trẽn nói trước quan đường:

"Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,

Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương

Phải năng lên hầu gần quan

Ai dám nói vu oan gieo họa."

Tên tri huyện bày đường trốn tội cho Thị Hến bằng cách lên hầu hạ hắn thường xuyên. Có như vậy, hắn mới tạo điều kiện cho. Nghe thấy Thị Hến ưng thuận, tên Huyện Trìa đồng ý phân xử thuận lí. Cuối cùng, hắn coi quyền hạn, chức vụ của mình như một trò đùa khi đã phán quyết hết sức bất công:

"Nguyên tang không phải đó,

Tình trạng nghiệm là phi.

Ỷ phú gia hống hách,

Hiếp quả phụ thân cô,

Cứ lấy đúng pháp công,

Tội cả vợ lẫn chồng,

Ta thứ liền ông, liền mụ."

Rõ ràng, Thị Hến mới là người có tội vì đã tiêu thụ đồ ăn cắp. Tang chứng, vật chứng rành rành, vậy mà tên tri huyện lại kết tội hai vợ chồng Trùm Sò cậy nhà giàu có, ức hiếp quả phụ. Cuối cùng, kẻ có tội lại trốn thoát, người vô tội bỗng chốc trở thành phạm nhân.

Như vậy, Huyện Trìa đã hiện lên một cách chân thực với vẻ xấu xa, phóng đãng. Bằng việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động, tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị. Đồng thời, vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội phong kiến, bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với những người dân "thấp cổ bé họng".

Có thể nói, nhân vật tri huyện đã góp phần vào thành công toàn bộ đoạn trích "Huyện Trìa xử án" cũng như vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Hiểu về nhân vật, ta càng đồng cảm với nỗi bất hạnh của những người dân trong chế độ xưa.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-huyen-tria-trong-huyen-tria-xu-an-73636n.aspx
Đối với nhân vật Huyện Trìa, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ khinh bỉ, châm biếm. Hắn là hiện thân cho những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị xấu xa, thối nát. Để biết cách phân tích văn bản này, em hãy tham khảo ngay bài văn mẫu lớp 10 hay về Phân tích Huyện Trìa xử án nhé! Chúc các em học tốt!

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Phân tích nhân vật An trong đoạn trích Đất rừng phương Nam
Phân tích Thị Mầu lên chùa
Phân tích Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc (khoảng 400 đến 500 chữ)
Từ khoá liên quan:

phan tich nhan vat huyen tria trong huyen tria xu an

, nhan vat huyen tria trong huyen tria xu an, bai phan tich nhan vat huyen tria trong huyen tria xu an,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

    File PDF SGK CTST từ lớp 1-12

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới