Phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp

Mẹ Đốp trong Xã Trưởng - Mẹ Đốp là người đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kì lúc bấy giờ. Để hiểu thêm về tính cách, đặc điểm của nhân vật, các em hãy tham khảo ngay bài Phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã Trưởng - Mẹ Đốp, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây.

Đề bài: Phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp

phan tich nhan vat me dop trong xa truong me dop

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp đạt điểm cao
 

I. Dàn ý phân tích nhân vật mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp:

1. Mở bài:
- Giới thiệu vở chèo, đoạn trích, nhân vật.
2. Thân bài:
2.1. Phân tích nhân vật:
* Xuất thân: vợ của người gõ mõ trong làng.
=> thuộc tầng lớp thấp kém, cùng đinh trong xã hội, đại diện cho giai cấp bị trị trong xã hội phong kiến.
* Đặc điểm, tính cách:
- Thông minh, khôn khéo thể hiện qua những lời đối đáp, châm biếm tên xã trưởng:
+ Nói móc tên xã trưởng là kẻ đi sau, mình đi trước vì là người gõ mõ trong làng.
+ Kêu xã trưởng treo thơ mõ của mình trong nhà.
+ Lấy dải yếm hứng lời rao của xã trưởng.
- Chung thủy, luôn đề cao, tôn trọng chồng:
+ Khi xã trưởng dè bỉu, chế nhạo liền lên tiếng giải thích cặn kẽ.
+ Nghe thấy lời gạ gẫm, tán tỉnh của xã trưởng, mẹ Đốp chối khéo "Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!".
+ Hô hoán, la làng lúc xã trưởng đánh mình "Ối bố Đốp ơi là bố Đốp ơi! Đi đâu để thầy Xã thầy ăn hiếp tôi đây này!".
2.2. Đánh giá nhân vật:
- Mẹ Đốp là người phụ nữ thông minh, sắc sảo, chung thủy với chồng.
- Thông qua nhân vật, tác giả dân gian đã:
+ Vạch trần bản chất ô uế của một bộ phận quan lại trong xã hội xưa.
+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa thông qua lời nói và hành động.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của nhân vật đối với đoạn trích và vở chèo.

Xa truong Me Dop kich ban

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp hay nhất
 

II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mẹ Đốp trong Xã trưởng - Mẹ Đốp:

Khi nhắc đến chèo, ta không thể không nhắc tới vở chèo kinh điển "Quan m Thị Kính".

Trong đó, "Xã trưởng - Mẹ Đốp" là trích đoạn đặc sắc, mang đến cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay. Thông qua nhân vật mẹ Đốp, tác giả dân gian đã khéo léo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.

Nếu như xã trưởng đại diện cho tầng lớp cai trị thì mẹ Đốp lại biểu trưng cho tầng lớp nhân dân. Mẹ Đốp là vợ của người gõ mõ làng. Chính vì vậy, mẹ Đốp có xuất thân thấp hèn, có thể xếp vào loại cùng đinh, thấp kém trong con mắt của bọn lí dịch, cường hào. Mặc dù không được mọi người coi trọng nhưng mẹ Đốp vẫn luôn tự hào về công việc của chồng và bản thân qua lời tự giới thiệu:

"Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôi

Tuy hình dung miệng nói dằng cò

Khách đến nhà, Đốp mới bò ra

Miệng chào khách những câu như cắt

Ngày hôm nay xướng ca lạc đạc

Dựng mõ lên cung phụng làm trò."

Trong hình dung của mọi người, mẹ Đốp là người ăn nói gay gắt. Nhưng thực tế, mỗi khi có khách, thị đều đon đả, nhanh nhảu mời chào. Ngày hôm nay, xã trưởng đến nhà, mẹ Đốp được thời thưa thớt đây đó. Câu nói "dựng mõ lên cung phụng làm trò" phần nào thể hiện được thái độ dè bỉu, chế nhạo tên xã trưởng. Biết được hắn không phải người đứng đắn, đàng hoàng nên mẹ Đốp cũng phải "kẻ tung người hứng", phục vụ, bày trò mua vui. Đặc biệt, mẹ Đốp còn nhận mình là người có tài ăn nói "Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực". Dẫu bị xã trưởng coi thường, mẹ Đốp vẫn luôn hãnh diện về chức vị của mình:

"Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

Một mình tôi cả xã ngóng trông

Điều phải trái tôi nay trước bảo!"

Thị ý thức được bản thân, gia đình trước nay không có địa vị, tài năng, quyền thế. Thế nhưng, mẹ Đốp lại tự tin lời nói của mình khiến người khác nghe theo, được cả xã chờ mong, trông ngóng. Nếu mẹ Đốp chưa ra thì việc làng chưa chắc sẽ thành "Một mình tôi cả xã ngóng trông". Từ những lời xưng danh, ta phần nào thấy được sự khôn khéo, nhanh nhẹn của nhân vật mẹ Đốp.

Càng về sau, mẹ Đốp càng khiến người đọc phải trầm trồ thán phục trước tài ứng xử linh hoạt và trí thông minh, sắc sảo trong đoạn hội thoại với tên xã trưởng. Thị cố tình nói "Điều phải trái tôi nay trước bảo" nhằm lấn lướt, qua mặt xã trưởng. Thấy hắn tức giận, thị liền tỏ ý phân bua "Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai con đi rao mõ, thời chẳng phải là lên trước bảo là gì?". Song, mẹ Đốp vẫn không quên móc mỉa xã trưởng và đặt mình vào vị trí quan trọng "Từ việc hỉ cho chí việc hảo/ Giấy quan về là phải báo với tôi/ Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi". Những lời nói này khiến hắn nổi khùng "Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân./ Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chỉ làng này à?". Sự căng thẳng ngày càng bị đẩy lên cao làm cho người đọc cảm tưởng có sự không lành. Thế nhưng, mẹ Đốp nhanh trí gỡ rối, xoa dịu xã trưởng bằng lí lẽ hết sức thuyết phục "Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?". Lúc này, hắn không thể chối cãi được điều gì ngoài cách công nhận lời của mẹ Đốp "Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí!".

Mặc dù tên xã trưởng ở vị trí cao hơn nhưng chưa bao giờ ta thấy mẹ Đốp chịu khuất phục, nhún nhường. Thị sử dụng trí thông minh của mình để đối đáp, cạnh khóe, đồng thời, đặt mình ngang hàng với xã trưởng. Điều này thể hiện rõ nhất qua bài thơ:

"Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi

Một xã cử bầu chẳng phải chơi

Mộc đạc vang lừng hòa cả xã

Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi

Gần xa chốn chốn đều nghe hiệu

Làng nước ai ai cũng quý nhời

Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi"

Tên xã trưởng tự cao tự đại nói mình được dân bầu thì nay mẹ Đốp cũng không hề nhận thua. Nhờ tiếng mõ vừa lớn vừa dài nên mọi người trong làng ai ai cũng yêu thích. Dù chỉ là người đi rao mõ nhưng thị cũng có quyền "sửa sang cắt đặt", ngồi một mình một chiếu thảnh thơi như các quan. Bài thơ ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhưng tên xã trưởng kém chữ lại không hề nhận ra. Thậm chí, còn dành lời khen "thơ hay đấy nhỉ.". Thuận đà, thị tiếp tục chọc tức tên xã trưởng bằng cách hỏi hắn "có mang giấy bút đi không?". Câu nói "Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo" chính là yếu tố hài hước, gây cười, khiến cho người đọc nhận ra bản chất ngu dốt, ít học của tên xã trưởng.

Chỉ chờ xã trưởng sơ hở là thị ta đưa hắn vào tròng "Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu". Câu nói ấy làm xã trưởng tức điên "Thế ra tao làm đầy tớ mõ à? Láo nào". Trong con mắt của mẹ Đốp, xã trưởng cũng chỉ thuộc hàng làm đầy tớ mõ mà thôi! Chi tiết phô diễn sự hoạt ngôn, sắc sảo của mẹ Đốp chính là cảnh mẹ Đốp lấy dải yếm hứng lời rao của xã trưởng. Hành động này là một sự đả kích, châm biếm mạnh mẽ. Trong xã hội xưa, khi phụ nữ không được đề cao thì dải yếm thả trước cũng được gán cho cái thiếu trong sạch. Thị bốc mồm xã trưởng thả vào dải yếm chẳng khác nào thể hiện những lời nói của tên xã trưởng cũng thuộc hàng dơ bẩn.

Không chỉ lanh lợi, hoạt bát, mẹ Đốp còn là người vợ chung thủy, đề cao chồng. Khi xã trưởng dè bỉu, chế nhạo chồng, thị liền lên tiếng giải thích cặn kẽ "Dạ, bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!". Thị rất thương chồng, vì "thương chồng nên phải lầm than". Nghe thấy lời gạ gẫm, tán tỉnh của xã trưởng, mẹ Đốp chối khéo "Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!". Chưa một lần nào, thị đi quá giới hạn, luôn cử xử chừng mực, giữ mình trước tên quan háo sắc. Hành động đánh mẹ Đốp của tên xã trưởng cũng là lúc mọi việc đi quá giới hạn. Thị ta không ngần ngại hô hoán, la lối cho dân làng cùng nghe. Việc làm này vừa để bảo toàn danh dự của bản thân vừa khiến tên quan một phen bẽ mặt, xấu hổ.

Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã miêu tả rõ nét nhân vật mẹ Đốp - một người thông minh, sắc sảo, chung thủy. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra, tác giả dân gian cũng bóc trần sự suy đồi, tha hóa của những tên quan trong bộ máy cai trị.

Có thể nói, nhân vật mẹ Đốp đại diện cho những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Đứng trước cái dung tục, tầm thường, thị luôn biết giữ mình, coi trọng các chuẩn mực đạo đức.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-me-dop-trong-xa-truong-me-dop-73639n.aspx
Những lời châm biếm, đả kích của mẹ Đốp cũng chính là suy nghĩ, tình cảm của người dân đối với tầng lớp thống trị trong xã hội xưa. Để làm tốt dạng bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học, các em cần bám sát vào các chi tiết thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật. Bên cạnh bài viết trên, em có thể xem thêm một số bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Phân tích nhân vật xã trưởng trong Xã trưởng - Mẹ Đốp
- Phân tích Xã trưởng - Mẹ Đốp

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật An trong đoạn trích Đất rừng phương Nam
Phân tích Thị Mầu lên chùa
Phân tích nhân vật Huyện Trìa trong Huyện Trìa xử án
Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc (khoảng 400 đến 500 chữ)
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Từ khoá liên quan:

phan tich nhan vat me dop trong xa truong me dop

, bai phan tich nhan vat me dop trong xa truong me dop, nhan vat me dop trong xa truong me dop,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới