Phân tích Kiêu binh nổi loạn

Kiêu binh nổi loạn là trích đoạn tiêu biểu và nổi bật trong tác phẩm nổi tiếng Hoàng Lê nhất thống chí. Các em hãy xem dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Kiêu binh nổi loạn, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì II hay nhất mà Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây để hiểu hơn về lịch sử nước nhà.

Đề bài: Phân tích Kiêu binh nổi loạn

phan tich kieu binh noi loan

Phân tích Kiêu binh nổi loạn
 

I. Dàn ý phân tích Kiêu binh nổi loạn:

1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
2. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề:
- Nội dung chính: Đoạn trích kể về việc kiêu binh nổi loạn, giết chết Quận Huy, phế Trịnh Cán để lập Trịnh Tông làm chúa.
- Chủ đề: tái hiện lại tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ.
2.2 Phân tích chủ đề:
a. Âm mưu của Trịnh Tông:
- Trịnh Tông nghe theo lời xúi giục của Dự Vũ và Gia Thọ lên kế hoạch lật đổ Quận Huy.
- Trịnh Tông cho người làm cơm mời rượu, rồi khích động tinh thần của đám kiêu binh.
=> Trịnh Tông, Dự Vũ và Gia Thọ là những kẻ hèn nhát, "ném đá giấu tay", mượn tay người để làm được việc của mình.
b. Diễn biến cuộc nổi loạn:
* Trước khi nổi loạn:
+ Bằng Vũ khởi xướng, đứng đầu, là kẻ điêu toa, chuyên xui nguyên giục bị.
=> Lời nói của Bằng Vũ càng khiến cho tinh thần của đám kiêu binh trở nên sục sôi.
+ Quận Huy biết tai họa xảy ra nhưng vẫn không nâng cao cảnh giác, cho đó là tin đồn nhảm.
=> Không đề phòng, thiếu mưu lược.
* Trong cuộc nổi loạn:
- Hành động của đám kiêu binh:
+ Bằng Vũ đánh ba hồi, báo hiệu cho đám kiêu binh.
=> Thực hiện theo đúng kế hoạch và lời thề đã bàn tính trước.
+ Đám kiêu binh tức thì nhảy nhót hăng hái, xô lấn vào trong phủ.
+ Đập phá, tấn công vô cùng mạnh bạo.
+ Dùng câu liếm móc cổ Quận Huy kéo xuống, đánh đấm túi bụi, giết chết tại chỗ. Đồng thời lấy gạch đập vỡ đầu Hoàng Lương rồi vứt xuống hồ Thủy Quân.
=> Hành động vô cùng ghê rợn, tàn nhẫn, cho thấy sức mạnh kinh hoàng của đám đông.
- Tâm trạng của Quận Châu khi đứng trước sự uy hiếp của đám kiêu binh: run sợ, phải chạy đến mở cửa.
- Hành động của Quận Huy:
+ Giương cung định bắn nhưng bị đứt dây, vớ súng nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy.
=> Quận Huy biết được sự việc diễn ra nhưng không có sự đề phòng, chuẩn bị, coi thường kẻ địch, đám đông. Cuối cùng, phải nhận lấy kết cục bi thảm.
* Kết cục của cuộc nổi loạn:
- Anh em Quận Huy chết, Trịnh Tông lên ngôi chúa.
* Sau khi cuộc nổi loạn diễn ra:
- Đám kiêu binh vẫn lộng hành, bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần vô cùng tàn nhẫn.
- Trịnh Tông bất lực, không thể kiểm soát, sai người lén đến bắt phứa dân thường để chém ra oai. Tuy nhiên, việc lùng người để giết vẫn xảy ra.
=> Trịnh Tông đứng đầu nhưng không có tài cán, không thể kiểm soát được tình hình.
2. 3. Đánh giá:
a. Nội dung:
- Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn vào thời Trịnh Sâm.
- Đồng thời, tác phẩm còn cho thấy sức mạnh của đám đông. Đám đông có thể đưa một người lên cao nhưng cũng có thể phế truất họ bất cứ lúc nào.
- Bài học về sự đề phòng, cảnh giác trước nanh vuốt của kẻ thù.
b. Nghệ thuật:
- Yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả khiến câu chuyện hiện lên một cách sinh động, cụ thể.
- Lối kể hấp dẫn, các sự kiện được kể theo trình tự hợp lí, rành mạch.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập độc đáo.
- Nhân vật được xây dựng thông qua lời nói và hành động.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của đoạn trích.

Soan bai Kieu binh noi loan

Bài văn mẫu Phân tích bài Kiêu binh nổi loạn (học sinh giỏi)
 

II. Bài văn mẫu phân tích Kiêu binh nổi loạn:

"Kiêu binh nổi loạn" là một trong những đoạn trích nổi bật của tiểu thuyết chương hồi "Hoàng Lê nhất thống chí" do nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái sáng tác. Trích đoạn "Kiêu binh nổi loạn" thuộc hồi thứ hai của tác phẩm, xoay quanh việc kiêu binh làm loạn, giết chết anh em nhà Quận Huy, phế truất Trịnh Cán và đưa Trịnh Tông lên ngôi chúa. Văn bản đã tái hiện lại một cách sinh động tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ.

Mở đầu đoạn trích, Trịnh Tông hỏi Dự Vũ về việc bên ngoài lòng người ra sao. Vốn có thù với Quận Huy, Dự Vũ thuận nước, đẩy thuyền "Nhà chúa bỏ con cả, lập con út, thiên hạ đều căm ghét, nhất là quân lính lại càng bất bình". Câu nói của Dự Vũ đã phơi bày toàn bộ hiện thực trong phủ chúa cũng như xã hội. Trong triều đại phong kiến, ngôi vua thường được trao truyền cho con cả, cũng là đích tử. Tuy nhiên, hành động "bỏ trưởng lập thứ" của chúa Trịnh khiến lòng người không phục, lại thêm hành động đàn áp của Quận Huy càng thổi bùng lên cơn tức giận của dân chúng. Cũng như Dự Vũ, Gia Thọ bày kế cho thế tử: "Lòng người như thế, nếu lấy nghĩa khí mà khích động, khiến cho họ một lòng tôn phù, thì việc lớn ắt thành". Nghe theo lời hai người, Trịnh Trông cho Dự Vũ làm cơm rồi khích động tinh thần của đám kiêu binh. Hành động của Trịnh Tông, Dự Vũ và Gia Thọ chỉ chứng minh họ là những kẻ hèn nhát, "ném đá giấu tay", mượn tay người để làm được việc của mình.

Đúng như dự đoán, những lời của Trịnh Tông đã đánh trúng vào suy nghĩ và mong muốn của đám kiêu binh. Mọi người ai nấy đều đồng thuận "Nay vương tử đã ngỏ ý cho biết như thế, thì việc này chẳng khó gì.". Trước lúc nổi loạn, quân lính họp bàn, Bằng Vũ đứng ra khởi xướng. Thấy lời Bằng Vũ thuyết phục, cả bọn bầu hắn làm chủ mưu, "giao cho gã đánh trống trước để thúc giục ba quân". Lời nói của Bằng Vũ càng khiến cho tinh thần của đám kiêu binh trở nên sục sôi. Trong lúc đó, Quận Huy biết tai họa sắp xảy ra nhưng vẫn không chút phòng bị. Người nhà khuyên hắn nên bế tân chúa đi trốn, "rồi gọi quân bên ngoài vào bắt bọn gian" nhưng Quận Huy để ngoài tai, cho đó là tin đồn nhảm. Quận Huy vì thiếu phòng bị và mưu lược nên mới nhận kết cục bi thảm sau đó.

Theo kế hoạch đã bàn tính trước, Bằng Vũ mở màn cuộc nổi loạn bằng ba hồi trống. Đám kiêu binh nghe thấy thì "nhảy nhót hăng hái, cùng câm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ". Khung cảnh lúc này trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Lúc ấy, cửa đóng then cài, đám người bị nhốt bên trong vẫn không ngừng hò reo, "quát tháo long trời lở đất". Quận Huy sai Quận Châu ra kiểm soát tình hình. Châu chỉ biết sợ hãi mà làm theo. Đứng trước lời đe dọa của đám người, Quân Châu sợ hãi mở cửa. Quận Huy làm tướng mà lực bất tòng tâm trước mũi nhọn của kẻ thù. Quả là hèn nhát làm sao. Được thời, đám người xông vào đập phá, tấn công vô cùng mạnh bạo. Để đàn áp quân lính, Quận Huy "giương cung định bắn nhưng bị đứt dây, vớ súng nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy". Rõ ràng, Quận Huy biết được mọi việc sẽ diễn ra nhưng không đề phòng, chuẩn bị, coi thường kẻ địch và đám đông. Quân lính được dịp dùng câu liếm móc cổ Quận Huy kéo xuống, đánh đấm túi bụi, giết chết tại chỗ. Đồng thời, lấy gạch đập vỡ đầu Hoàng Lương rồi vứt xuống hồ Thủy Quân. Có thể thấy, cuộc chiến đã được đẩy lên đỉnh điểm cùng với sự tức giận, bất mãn của đám người. Họ ra tay không chút đắn đo, vô cùng ghê rợn, tàn nhẫn. Những chi tiết trên đã cho thấy sức mạnh kinh hoàng của đám đông.

Kết cục, anh em Quận Huy chết, Trịnh Tông lên ngôi chúa. Tuy nhiên, sau khi cuộc nổi loạn diễn ra, đám kiêu binh vẫn ngang nhiên làm càn, cưỡng bách chúa cũ, trả thù các đại thần một cách tàn nhẫn. Trịnh Tông bất lực, không thể kiểm soát, sai người lén đến bắt phứa dân thường để chém ra oai. Tuy nhiên, việc lùng người để giết vẫn xảy ra. Trịnh Tông lên làm chúa, đứng đầu thiên hạ nhưng không có tài cán, không thể kiểm soát được tình hình khiến cho xã hội vẫn không ngừng biến loạn, đảo điên.

Như vậy, tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn vào thời Trịnh Sâm. Đồng thời, cho thấy sức mạnh của đám đông. Đám đông có thể đưa một người lên cao nhưng cũng có thể phế truất họ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, đoạn trích còn gửi gắm bài học về sự đề phòng, cảnh giác trước nanh vuốt của kẻ thù. Bên cạnh nội dung, các yếu tố nghệ thuật cùng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Tác giả đã vận dụng linh hoạt yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả cùng lối kể hấp dẫn để câu chuyện hiện lên một cách sinh động, cụ thể. Các sự kiện được kể theo trình tự hợp lí, rành mạch. Biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập độc đáo. Tính cách, đặc điểm của nhân vật được khắc họa thông qua lời nói và hành động.

Như vậy, đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn" đã phơi bày sự thối nát của phủ chúa và thái độ căm phẫn của đoàn kiêu binh với chúa Trịnh và Quận Huy. Chỉ qua một đoạn trích ngắn nhưng tác giả đã phản ánh được tình hình xã hội dưới thời chúa Trịnh. Đồng thời, gửi đến những bài học lớn lao, ý nghĩa.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi phân tích một tác phẩm văn học, các em cần xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá chủ đề dựa trên cứ liệu được dẫn ra từ văn bản. Bên cạnh bài phân tích Kiêu binh nổi loạn, em hãy xem thêm bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Đoạn văn kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc
- Phân tích Nắng mới
- Phân tích Dưới bóng hoàng lan
- Phân tích người ở bến sông Châu
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-kieu-binh-noi-loan-73996n.aspx
Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 10.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 7 trang 75 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 72, 73 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Phan tich Kieu binh noi loan

, bai phan tich Kieu binh noi loan, viet bai phan tich Kieu binh noi loan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

    File PDF SGK CTST từ lớp 1-12

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới