Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu hay nhất, ngắn gọn

Hình ảnh những con người thời chiến luôn tỏa sáng với bao vẻ đẹp của thời đại. Đó là sự dũng cảm, kiên cường cùng tình đồng đội gắn bó, thân thiết. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí, Ngữ văn 9, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

phan tich kho cuoi bai dong chi

Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu hay nhất ngắn gọn


I. Dàn ý Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí ngắn gọn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Đồng chí và khổ thơ cuối cùng của bài

2. Thân bài

* Không gian chiến đấu khắc nghiệt, hiểm nguy:
- "Rừng hoang" : không gian rừng núi rộng lớn, hoang vu
- "sương muối": điều kiện thời tiết khắc nghiệt mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt.
=> Điều kiện chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy rình rập.

* Vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí:
- "Đứng cạnh bên nhau": Những người lính kề vai sát cánh để làm nhiệm vụ: canh gác, bảo vệ tổ quốc.
- "Chờ giặc tới": Tinh thần cảnh giác, luôn chủ động chờ giặc, sẵn sàng chiến đấu cao.
--> Tình đồng chí vẫn tỏa rạng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất
=> Những khó khăn, thách thức của hoàn cảnh không làm những người lính sờn lòng nản chí mà ngược lại, càng gian khổ thì họ càng quyết tâm, tình cảm đồng đội đồng chí cũng càng thêm gắn bó.

* Hình ảnh "Đầu súng trăng treo"
- Hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn, nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nghĩa tả thực: Trời càng về khuya, mặt trăng như càng xuống thấp, nhìn từ xa vầng trăng ấy như treo trên mũi súng của những người lính.

- Nghĩa biểu tượng:
+ Trăng là cái đẹp thuộc về tự nhiên, nó biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, cho hòa bình, tự do.
+ "súng" lại là phương tiện của chiến tranh, mang sức mạnh hủy diệt.
--> Vầng trăng cũng như người tri kỉ, người đồng hành trong cuộc kháng chiến gian khổ.
--> Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn thể hiện khát vọng, ước mơ về một tương lai hòa bình, tự do của những người lính.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung.

 

II. Đoạn văn mẫu Phân tích 3 câu thơ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hay:

Với khổ cuối trong tác phẩm "Đồng chí", Chính Hữu đã thành công khắc họa hình ảnh những người lính với tinh thần đồng đội sáng ngời. Họ hiện lên vào ban đêm, trong không gian rừng rậm hoang vu: "Đêm nay rừng hoang sương muối". Ở nơi đây, điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thậm chí còn tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Ấy vậy mà những người chiến sĩ vẫn vững vàng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng làm nhiệm vụ: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Họ kéo gần khoảng cách lại với nhau, kề vai sát cánh, luôn chủ động và cảnh giác. Có thể thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, ở người lính vẫn tỏa sáng với tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó. Và hình ảnh cuối cùng: "Đầu súng trăng treo" chính là một chi tiết vô cùng lãng mạn, thể hiện tâm hồn mộng mơ của người nghệ sĩ. Trong khu rừng hoang vắng, mặt trăng tỏa sáng vằng vặc để soi tỏ mọi vật. Nhìn từ xa, nó như đang được "treo" trên đầu súng. Đó là nghĩa tả thực của chi tiết này. Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang nghĩa biểu tượng. "Súng" là đại diện cho chiến tranh, sự mất mát, đau thương. "Trăng" lại đại diện cho cái đẹp, sự bình yên, thơ mộng. Ghép hai hình ảnh lại với nhau, ta thấy vầng trăng như biến thành một người bạn đồng hành, cùng các chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, khổ cực để hướng tới tương lai hòa bình, ấm êm. Như vậy, chỉ với ba câu thơ ngắn gọn, Chính Hữu đã đem đến một kết thúc thật đẹp cho tác phẩm của mình. Đồng thời, để lại bao ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. 


III. Bài văn mẫu Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí ngắn gọn, hay nhất (Chuẩn)


1. Bài văn Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí hay nhất - Mẫu 1

Chính Hữu là nhà thơ-chiến sĩ tiêu biểu trong phong trào thơ ca kháng chiến giai đoạn chống thực dân Pháp. Ông viết không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều rất đặc sắc khi tái hiện sống động không gian chiến trường và "chất lính" đậm nét của những người chiến sĩ. Xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu có thể kể đến bài thơ Đồng chí. Đồng chí được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp khi xây dựng thành công vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Vẻ đẹp ấy được thể hiện xuyên suốt bài thơ, đặc biệt trong những khổ thơ cuối nó được khái quát để trở thành biểu tượng đẹp đẽ của tình đồng chí qua một hình ảnh thơ đặc sắc.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Khổ thơ cuối đã mở ra trước mắt người đọc không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu "rừng hoang". Không gian ấy không chỉ vắng lặng, tiềm ẩn những nguy hiểm rình rập mà còn vô cùng khắc nghiệt khi có sương muối lạnh buốt da buốt thịt. Những người chiến sĩ làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, họ không chỉ phải đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt bằng những chiếc áo "rách vai", với "quần có vài mảnh vá", "chân không giày" mà còn luôn trong trạng thái cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao với kẻ thù. Khó khăn là vậy, hiểm nguy là vậy thế nhưng tình đồng chí vẫn tỏa rạng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất:

"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Những khó khăn, thách thức của hoàn cảnh không làm những người lính sờn lòng nản chí mà ngược lại, càng gian khổ thì họ càng quyết tâm, tình cảm đồng đội đồng chí cũng càng thêm gắn bó. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng kề vai sát cánh bên nhau để chiến đấu, cũng là để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, xua đi cái lại giá của thời tiết. "Chờ giặc tới" đã thể hiện tinh thần chủ động đợi giặc, sẵn sàng chiến đấu của những anh bộ đội cụ Hồ.

"Đầu súng trăng treo"

Câu thơ cuối ngắn gọn mà giàu giá trị biểu đạt, đây cũng được coi là câu thơ kết tinh cho giá trị của cả bài thơ, là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình đồng chí. Đầu súng trăng treo là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn, nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trời càng về khuya, mặt trăng như càng xuống thấp, nhìn từ xa vầng trăng ấy như treo trên mũi súng của những người lính. Trăng là cái đẹp thuộc về tự nhiên, nó biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, cho hòa bình, tự do. Trong khi đó "súng" lại là phương tiện của chiến tranh, mang sức mạnh hủy diệt. Sự kết nối kì diệu giữa hai vật trăng-súng tưởng chừng không hề liên quan đến nhau lại mang ý nghĩa biểu đạt vô cùng sâu sắc. Trong cảm nhận của những người chiến sĩ, vầng trăng cũng như người tri kỉ, người đồng hành trong cuộc kháng chiến gian khổ. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn thể hiện khát vọng, ước mơ về một tương lai hòa bình, tự do của những người lính. Sự xuất hiện của cặp hình tượng vầng trăng-khẩu súng đã xua đi cái dữ dội, khắc nghiệt của chiến tranh, mang đến cho người đọc những cảm nhận đầy lãng mạn, thơ mộng. Câu thơ cũng gợi ra tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai tươi sáng của những người lính.

Như vậy, trong khổ thơ cuối cùng nhà thơ Chính Hữu đã mở ra không gian chiến đấu đầy khắc nghiệt, hiểm nguy nơi rừng thiêng nước độc, đồng thời cũng khép lại bức tranh về tình đồng chí bằng những hình ảnh thật đẹp, thật lãng mạn. Cái gian khó, hiểm nguy của cuộc chiến đấu không làm chùn bước những người lính mà ngược lại nó như một phép thử để làm sâu sắc hơn quyết tâm chiến đấu và tình cảm yêu thương, gắn kết giữa họ.

 

2. Bài văn Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí ngắn gọn của HSG - Mẫu 2

2.1. Dàn ý Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng chí - văn mẫu lớp 9:
2.1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ "Đồng chí".
- Giới thiệu và khái quát về khổ thơ cuối. 
2.1.2. Thân bài:
a, Không gian chiến đấu của những người lính: "Đêm nay rừng hoang sương muối":
- "Đêm": chỉ thời gian làm nhiệm vụ.
- "rừng hoang": chỉ không gian rừng núi hoang vu, rộng lớn.
- "sương muối": điều kiện thời tiết khắc nghiệt của nơi núi rừng.
=> Không gian chiến đấu khắc nghiệt, khó khăn. 
b, Vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới":
- "Đứng cạnh bên nhau": kéo gần khoảng cách của những người đồng đội, thể hiện sự thân thiết, kề vai sát cánh.
- "Chờ giặc tới": tinh thần chủ động, sẵn sàng khi làm nhiệm vụ.
=> Tình đồng chí tỏa sáng trong màn đêm của chiến trường. Sự khó khăn chỉ làm tình cảm ấy thêm gắn bó, khăng khít. 
c, Hình ảnh "Đầu súng trăng treo":
- Nghĩa tả thực: hình ảnh mặt trăng nhìn từ xa như đang được treo trên đầu súng của người chiến sĩ.
- Nghĩa biểu tượng: 
+ Súng: tượng trưng cho chiến tranh, sự hủy diệt, chết chóc, hỗn loạn.
+ Trăng: cái đẹp của thiên nhiên, thể hiện sự thơ mộng, lãng mạn.
-> Vầng trăng cũng như một người tri kỉ, đồng hành cùng người lính trong cuộc chiến tranh gian khổ, khốc liệt.
=> Hình ảnh thơ lãng mạn, thể hiện khát vọng của người chiến sĩ về một tương lai độc lập, tự do, hòa bình. 
2.1.3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị của khổ thơ cuối đối với toàn bộ tác phẩm.
- Liên hệ mở rộng.
 

2.2. Bài văn mẫu Phân tích 3 câu thơ cuối bài thơ Đồng chí chọn lọc hay nhất:

Chính Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Các tác phẩm của ông đã tái hiện rất thành công khung cảnh chiến trường đầy máu lửa, đồng thời khắc họa bức chân dung sáng ngời của những người lính. Một trong số đó chính là thi phẩm "Đồng chí". Khổ cuối bài thơ đã đem đến bức tranh chân thật, sống động về tình đồng đội gắn bó, thân thiết cũng như ước vọng về tương lai hòa bình, độc lập của con người:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

  Đầu súng trăng treo"

Nếu như ở những đoạn thơ trước, người đọc được thấy những chiến sĩ với áo "rách vai", quần "có vài mảnh vá", "chân không giày" thì đến đây, tác giả đã tái hiện lại trước mắt người đọc hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ. Đó là vào buổi đêm, trong một cánh rừng hoang vu, tiềm ẩn bao nguy hiểm. Thời tiết thì khắc nghiệt với "sương muối" cùng cái lạnh đến cắt da cắt thịt. Chỉ đơn giản là một câu thơ với sáu chữ thôi nhưng Chính Hữu đã thành công miêu tả cái khó, cái khổ, cái gian truân mà người chiến sĩ phải chịu đựng. 

Ấy vậy nhưng vượt lên trên mọi khó khăn, những người lính vẫn tỏa sáng với tình đồng đội, đồng chí keo sơn, ấm áp. Họ "đứng cạnh bên nhau", kéo gần khoảng cách, kề vai sát cánh cùng nhau với một tâm thế chủ động, sẵn sàng "chờ giặc tới". Họ sưởi ấm cho nhau, xua đi cái giá rét và khắc nghiệt của không gian nơi chiến trường ác liệt. Đó chính là biểu hiện vô cùng rõ ràng của tinh thần đoàn kết - một trong những yếu tố then chốt làm nên chiến thắng lịch sử của nhân dân ta. 

Câu thơ cuối bài chỉ vỏn vẹn bốn chữ: "Đầu súng trăng treo" nhưng lại kết tinh cho giá trị của toàn bộ tác phẩm. Đây là một hình ảnh vô cùng độc đáo. Trong "rừng hoang sương muối", chỉ có ánh trăng vằng vặc soi tỏ vạn vật. Trông phía xa, mặt trăng như được treo gọn trên đầu súng của người chiến sĩ. Chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại phản ánh được cái nhìn đầy chất trữ tình và mộng mơ của thi sĩ. Không chỉ vậy, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn đem tới ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. "Súng" chính là đại diện cho chiến tranh, đau thương, mất mát. Còn "trăng" lại mang cái trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên. Vầng trăng lúc này tựa như tri kỉ, cùng đồng hành với chiến sĩ trên chặng đường đấu tranh đầy gian khổ. Với hai hình ảnh "súng" và "trăng" độc đáo, thi sĩ đã xua tan màn đêm đáng sợ, khắc nghiệt của nơi chiến trận. Đồng thời, thể hiện tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng sự yêu đời của những chiến sĩ trên mặt trận. Qua đó, tác giả cũng nói lên được khát vọng của người lính về một tương lai độc lập, hòa bình và tươi sáng hơn.

Như vậy, ba câu thơ đã đánh dấu sự kết thúc của tác phẩm cũng như khép lại bức tranh đầy cảm xúc về tình đồng đội, đồng chí của những người lính. Thứ tình cảm ấy tỏa sáng rực rỡ, xua tan bóng đêm tăm tối, khổ đau mà chiến tranh mang lại. Nhờ vậy, độc giả càng thêm tự hào về công lao của các thế hệ đi trước, biết trân trọng nền hòa bình, độc lập đáng quý ngày nay.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Đối với đề "Phân tích khổ cuối bài Đồng chí", em hãy chú ý phân tích các hình ảnh thơ để thấy được sự tài hoa trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả nhé. Mời em tham khảo các bài viết khác trên Taimienphi.vn như: Vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng chí; Phân tích 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí. 

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-kho-cuoi-bai-dong-chi-65962n.aspx
Trên đây chúng tôi vừa cùng các em Phân tích khổ cuối bài Đồng Chí, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của tình đồng chí, các em không nên bỏ qua: Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí, Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí, Cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Phân tích hình tượng đầu súng trăng treo trong Đồng chí và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng.

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hay, ngắn gọn
Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ hay, ngắn gọn
Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương hay, ngắn gọn
Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương ngắn gọn, hay nhất
Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay, ngắn gọn
Từ khoá liên quan:

phan tich kho cuoi bai dong chi

, cam nhan kho cuoi bai dong chi, phan tich 3 cau tho cuoi bai dong chi ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới