Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm kết tinh tài năng, phong cách nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn O’henry. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng dưới đây sẽ giúp các em thấy được tình yêu thương, tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những con người có số phận bất hạnh của nhà văn O’henry.

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich gia tri nhan dao trong truyen ngan chiec la cuoi cung

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
 

I. Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả O-hen-ri, tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" và giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Kết thúc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O-hen-ri người đọc không chỉ lưu lại trong trí óc mình về một bức tranh kiệt tác vẽ về chiếc lá cuối cùng mà còn lắng đọng tâm hồn vào những giá trị nhân đạo sâu sắc của câu chuyện.
+ Giá trị nhân đạo ấy xuất phát từ chính tình bạn, tình yêu thương và hơn hết đó là tình người trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Khái quát nội dung truyện ngắn:
+ Hoàn cảnh của Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men
+ Bức tranh về chiếc lá cuối cùng...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (Chuẩn)

Kết thúc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O-hen-ri người đọc không chỉ lưu lại trong trí óc mình về một bức tranh kiệt tác vẽ về chiếc lá cuối cùng mà còn lắng đọng tâm hồn vào những giá trị nhân đạo sâu sắc của câu chuyện. Giá trị nhân đạo ấy xuất phát từ chính tình bạn, tình yêu thương và hơn hết đó là tình người trong cuộc sống. Cả ba nhân vật: Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men tuy là hai thế hệ khác nhau nhưng cùng chung một nghề nghiệp và chung một hoàn cảnh. Họ là những người họa sĩ nghèo, sống khốn khổ tại một khu nhà trọ nhỏ, cuộc sống sinh hoạt của họ thiếu thốn và luôn phải làm việc cật lực kiếm tiền. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy cô bé Giôn-xi còn mắc bệnh nặng, mất hết niềm tin và nghị lực sống, cô đã buông xuôi và lựa chọn cách nằm chờ chết trên giường bệnh, cô nằm đợi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân kia rụng xuống rồi cô cũng sẽ chết. Thế nhưng kiệt tác để đời cũng là tác phẩm cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu vớt tâm hồn và cuộc sống của cô, trong đêm mưa bão tuyết người họa sĩ già biết chắc chiếc lá kia không thể trụ lại, cụ đã âm thầm lặng lẽ xách đèn và vẽ bức tranh chiếc lá trong đêm mưa gió ấy để mang đến động lực sống cho Giôn-xi. Chính vì muốn cứu cô gái trẻ Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi, cụ đã đánh đổi cả tính mạng của mình để mang đến sự sống mới cho người khác.

Trước hết, giá trị nhân đạo dễ nhận thấy nhất trong truyện chính ở tình bạn đẹp giữa Xiu và Giôn-xi, khi Giôn-xi ốm nặng Xiu là người chăm sóc, động viên và luôn bên cạnh. Yêu thương và đùm bọc nhau giống như những người thân trong gia đình, họ coi nhau như chị em và sẻ chia khó khăn với nhau, cùng dìu nhau vượt lên nghịch cảnh. Càng trong hoàn cảnh khốn khó ta càng thấy tình bạn ấy cao đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao, nhưng cái đáng ca ngợi hơn chính là tình người, lòng nhân ái giữa những con người với nhau. Cụ Bơ-men và Giôn-xi sống cùng trong khu trọ nghèo của những người nghệ sẽ, chỉ quen biết nhau nhưng cụ lại có thể hết lòng yêu thương, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi. Có thể thấy kết truyện vừa có hậu lại vừa không có hậu, tuy Giôn-xi đã tiếp tục sống và mơ ước nhưng lại mất đi cụ Bơ-men. Ở đây ta thấy tác giả đã bày tỏ sự cảm thông của mình đối với từng nhân vật, Giôn-xi được sống tiếp còn cụ Bơ-men để lại một kiệt tác nghệ thuật, đó là thứ mà cụ đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm và thực hiện, cuối cùng đã hoàn thành được tâm nguyện. Chính cụ và kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng" của cụ đã khẳng định rất rõ ràng về sức mạnh của tình yêu thương, tình yêu thương của con người có thể chữa lành mọi vết thương, giúp con người vượt lên nghịch cảnh và có thêm niềm tin, hy vọng vào cuộc sống.

Quả thực, đọc truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" ta không tránh khỏi sự xúc động, càng xúc động bao nhiêu ta càng thấm nhuần giá trị nhân đạo của tác phẩm bấy nhiêu. Tác giả O-hen-ri không cần khoa trương, phô diễn nhưng vẫn cho người đọc thấy được mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp cho con người, mong cho cuộc sống của mọi người đều được tốt đẹp.

----------------HẾT---------------

Cùng với bài văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, để thấy được hết giá trị của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, Giá trị nhân sinh và thông điệp nghệ thuật trong Chiếc lá cuối cùng, Phân tích nhân vật cụ Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng, Phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-nhan-dao-trong-truyen-ngan-chiec-la-cuoi-cung-48039n.aspx

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Phân tích nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Từ khoá liên quan:

Phan tich gia tri nhan dao trong truyen ngan Chiec la cuoi cung

, gia tri hien thuc cua chiec la cuoi cung, gia tri noi dung cua chiec la cuoi cung,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới