Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Các em cùng Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để cảm nhận được lòng nhớ thương và nỗi khát khao hạnh phúc tình yêu của người chinh phụ trong cảnh chiến tranh.

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich dien bien tam trang nguoi chinh phu trong tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ


I. Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

2. Thân bài

- Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ:
+ Không gian: phòng khuê, hiên vắng
+ Hành động: "dạo hiên"; "ngồi rèm thưa rủ thác": hành động lặp đi lặp lại đặc tả nỗi chán chường.
+"Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?/ Đèn có biết dường bằng chẳng biết?": Những câu hỏi tu từ mang tính độc thoại thể hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ.
+ "Bi thiết", "buồn rầu", "thương": tính từ diễn tả nỗi buồn được sử dụng với tần suất dày đặc thể hiện nỗi đau đớn khôn nguôi của người chinh phụ.

- Nỗi nhớ da diết, tâm trạng sầu muộn:
+ Những tính từ láy chỉ thời gian, không gian và gợi bóng dán cảnh vật như: "óc eo", "phất phơ", "đằng đẵng" càng tô đậm lên vẻ ìm lìm, vắng lặng, xa xôi của cảnh vật, tô đậm nỗi buồn tâm cảnh.
+ Phép so sánh "Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa": nỗi sầu mênh mang, thăm thẳm của người chinh phụ.
+ Tính từ "gượng" được sử dụng lặp đi lặp lại: nỗi chán ngán trong từng hành động của người chinh phụ.
+ Đàn cầm, dây uyên, phím loan: hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, sự gắn kết của tình nghĩa vợ chồng.
+ Dây đàn "đứt" và "chùng" đều là dấu hiệu về sự chẳng lành. Nỗi kinh hãi, lo sợ khi "gượng gảy ngón đàn" như một sự mặc cảm, hoang mang trong nỗi lo tình yêu tan vỡ của người chinh phụ.

- Những câu thơ cuối đoạn trích đã thể hiện nỗi nhớ nhung, nỗi khát khao gửi trăm ngàn nhớ thương của người chinh phụ đến chồng nơi biên ải xa xôi.

3. Kết bài

Suy ngẫm về tâm trạng của người chinh phụ, liên hệ, mở rộng về số phận những người phụ nữ trong xã hội xưa.


II. Bài văn mẫu Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chuẩn)

Những năm 30, 40 của thế kỉ XVIII, đất nước ta lâm vào tình trạng loạn lạc, nhiều cuộc nội chiến diễn ra. Các giai cấp phong kiến đấu đá, tranh giành quyền lực, địa vị và dàn đáp các cuộc khởi nghĩa của tầng lớp nông dân. Những cuộc chiến tranh đã gây ra những đau đớn, mất mát về thể xác lẫn tinh thần. "Chinh Phụ Ngâm" dược ra đời trong thời điểm đó, là tiếng nói đầy xót xa của người vợ lính trong chiến tranh.

Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một đoạn trích hay trong "Chinh phụ ngâm". Thông qua nghệ thuật miêu tả nội tâm, Đặng Trần Côn đã diễn tả đầy sâu sắc diễn biến tâm trạng của người chinh phụ có chồng ra trận.

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!"

Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn, bất an "ra ngóng ngoài trông" của người chinh phụ. Những hành động lặp đi lặp lại cùng bước chân dạo hiên nặng nề cho thấy được tâm trạng chán chường, lo lắng không yên. Trong không gian vắng lặng, hiu hắt người chinh phụ ngóng chờ một tin lành từ chim thước nhưng càng ngóng đợi, càng tuyệt vọng. Càng mong chờ lại càng bặt vô âm tín. Những câu hỏi tu từ mang tính độc thoại cùng ngọn đèn khuya của người chinh phụ xuất hiện càng đặc tả nỗi cô đơn chát đắng nơi tâm khảm:

"Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?"

Một mình lẻ loi trong đêm vắng, ngóng đợi chồng chẳng chút hồi âm, dưới ánh đèn hiu hắt, nỗi khát khao sẻ chia trào dâng mãnh liệt. Nàng ước ngọn đèn kia có thể thấu hiểu được nỗi lòng của mình nhưng đó chỉ là vật vô tri, vô giác mà thôi, nào có thể hiểu thấu:

"Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!"

Những tính từ diễn tả nỗi buồn thương như "bi thiết", "buồn rầu", "thương" được sử dụng với tần suất dày đặc đã thể hiện nỗi đau đớn khôn nguôi của người chinh phụ. Nỗi nhớ của nàng khắc khoải, tha thiết, nàng mong ngóng tin tức từ chiến trường xa xôi nhưng đều bặt vô âm tín. Bị vây hãm trong cảm xúc nhung nhớ cùng nỗi bồn chồn không yên, nàng muốn được giãi bày, tâm sự nhưng không có một ai sẻ chia, không một người bầu bạn, nàng đành ngậm ngùi một nỗi đau riêng, gặm nhấm nỗi cô đơn trong ánh đèn dầu buồn bã.

"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."

Cảnh vật dường như cũng sầu cùng tâm trạng với giai nhân, không gian nhuốm màu tịch liêu, buồn thương đến rợn ngợp. Những tính từ láy chỉ thời gian, không gian và gợi bóng dán cảnh vật như: "óc eo", "phất phơ", "đằng đẵng" càng tô đậm lên vẻ ìm lìm, vắng lặng, xa xôi của cảnh vật, tô đậm nỗi buồn tâm cảnh. Thời gian cứ lặp đi lặp lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua đều dài đẵng đẵng như một năm, lòng người chinh phụ cứ thao thức, nhớ thương, mong ngóng. Tâm trạng cô đơn và nỗi thương nhớ chồng nơi xa được thể hiện qua phép so sánh: "Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa." Bốn câu thơ mở ra cả chiều kích về không gian tâm lý, thời gian tâm lý và nỗi đau tâm trạng của lòng người.

Trong nỗi cô đơn rợn ngợp, nàng tìm đến những thú vui tao nhã để khuây khỏa nỗi lòng:

"Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng."

Tính từ "gượng" được sử dụng lặp đi lặp lại cho thấy sự gắng gượng, miễn cưỡng trong từng hành động của người chinh phụ. Gượng đốt hương với mong muốn xóa tan ưu phiền nhưng lòng lại chìm đắm trong nỗi nhớ nhung. Mùi hương trầm đã đưa nàng trở về với những kí ức ngày thề hẹn tươi đẹp, với niềm hạnh phúc được cùng chồng nên duyên đôi lứa, nỗi cô đơn thực tại càng thấm dần trong cảnh chia ly, chờ đợi. Người ta thường đốt hương để tìm niềm thanh thản nhưng với người chinh phụ kia lại càng thêm mệt mỏi, thống khổ đến đáng thương. Tìm đến gương cầm trong gượng gạo, nàng chinh phụ càng thêm xót xa cho chính mình, thanh xuân ngắn ngủi, dung nhan ngày một già đi trong nỗi u sầu, thương nhớ. Lệ ngấn trong đôi mắt chứa chan u sầu, nàng khóc cho chính mình, cho tình cảnh thương tâm nơi lầu son gác tía. Đàn cầm, dây uyên, phím loan là những hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, sự gắn kết của tình nghĩa vợ chồng. Nay tìm đến với đàn cầm, dây đàn "đứt" và "chùng" đều là dấu hiệu về sự chẳng lành. Nỗi kinh hãi, lo sợ khi "gượng gảy ngón đàn" như một sự mặc cảm, hoang mang trong nỗi lo tình yêu tan vỡ của người chinh phụ.

Những câu thơ cuối đoạn trích đã thể hiện nỗi nhớ nhung, nỗi khát khao gửi trăm ngàn nhớ thương của người chinh phụ đến chồng nơi biên ải xa xôi:

"Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời."

Nỗi nhớ thương không thể nào đong đếm, tự "nghìn vàng" bởi chữ tình sâu nặng. Nàng mong ngọn gió đông mang thương nhớ đến chồng nơi non Yên xa thẳm, chốn vô định. Tính từ láy "thăm thẳm" cùng phép so sánh "đường lên bằng trời" một lần nữa bộc lộ nỗi nhớ chồng da diết của người chinh phụ, nỗi nhớ trong tuyệt vọng, trong những xót xa, cay đắng, trong nỗi cô đơn cùng cực, tất cả tạo nên cái "thăm thẳm' của lòng người. Dường như, trong mỗi tứ thơ đều thấm đẫm nỗi nhớ nhung khôn nguôi, nỗi cô đơn đến tột độ của người chinh phụ.

Có thể nói tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích là không chỉ là nỗi buồn riêng mà còn là nỗi niềm chung của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ. Họ khát khao hạnh phúc lứa đôi, khát khao hạnh phúc gia đình nhưng chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy họ vào bi kịch của cuộc đời, phải sống trong lẻ loi, cô đơn, đau khổ.

-----------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-dien-bien-tam-trang-nguoi-chinh-phu-trong-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-68483n.aspx
Bên cạnh bài Phân tích diễn biến tâm trạng người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề khác như: Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Thuyết minh về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để đúc rút cho em những kinh nghiệm làm văn nghị luận văn học nhé!

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, mẫu số 2
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua Trao duyên, Nỗi thương mình, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Thuyết minh về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn bản Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ
Thuyết minh về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nghị luận về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Từ khoá liên quan:

phan tich dien bien tam trang nguoi chinh phu trong tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

, phan tich tam trang cua nguoi chinh phu, tam trang cua nguoi chinh phu trong bai tinh canh le loi cua nguoi chinh phu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

    Văn mẫu phân tích nhân vật

    Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là một đoạn diễn biến tâm trạng nhân vật hay và nhiều tình tiết hấp dẫn do vậy đoạn diễn biến tâm trạng này xuất hiện trong các dạng bài văn và kiểm tra khá nhiề. Để giúp các em học sinh có thêm kiến thức cũng như phân tích đúng tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, Taimienphi xin giới thiệu một số bài văn mẫu phân tích Chí Phèo sau khi gặp thị Nở hay nhất dưới đây để các em tham khảo.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tạo tài khoản MLive trên điện thoại

    Cách tạo tài khoản MLive (hay còn viết là MLiveU) không hề khó, bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn là bạn đã đăng ký sử dụng MLive dễ dàng, truy cập để trò chuyện với những người mà bạn quan tâm, trong đó có cả thần tượng của mình.