Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh

Chiến tranh qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn còn mãi. Có rất nhiều nhà văn đã khéo léo tái hiện số phận, cuộc đời con người thời hậu chiến. Hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu một truyện ngắn viết về đề tài đó qua bài viết Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong tác phẩm Người ở bến sông Châu, Ngữ văn 10, Cánh Diều, học kì II.

Đề bài: Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong tác phẩm Người ở bến sông Châu

phan tich danh gia ve diem nhin va nguoi ke chuyen trong nguoi o ben song chau cua suong nguyet minh

Dàn ý Nhận xét về điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản Người ở bến sông Châu
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.


I. Dàn ý Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về điểm nhìn, người kể chuyện trong tác phẩm "Người ở bến sông Châu".
2. Thân đoạn:
2.1. Điểm nhìn, người kể chuyện trong truyện:
+ Người kể chuyện mượn quan điểm, thái độ của Mai để kể.
+ Điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
2.2. Tác dụng của điểm nhìn, người kể chuyện:
- Giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn.
- Giúp người đọc hiểu về số phận của dì Mây:
+ Số phận bất hạnh, chịu nỗi đau thể xác:
+ Nỗi đau về tâm hồn, sự chia li, tan vỡ trong tình yêu.
- Cảm nhận được những phẩm chất của dì Mây:
+ Sự thủy chung trong tình yêu.
+ Vượt lên trên hoàn cảnh, nhiệt tình giúp đỡ mọi người -> giàu tình yêu thương.
- Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả với nhân vật.
2.3. Đánh giá chung về điểm nhìn và người kể chuyện.
- Bằng điểm nhìn linh hoạt, tác giả giúp người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời của dì Mây.
- Qua đó, thể hiện lòng cảm thông, trân trọng với số phận của những con người thời hậu chiến.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại về điểm nhìn, người kể chuyện trong tác phẩm.

Bai van mau Phan tich danh gia ve diem nhin va nguoi ke chuyen trong truyen Nguoi o ben song Chau

Bài văn mẫu Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong truyện Người ở bến sông Châu
 

II. Bài văn mẫu tham khảo Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong tác phẩm Người ở bến sông Châu:

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn mãi. Vì thế, đề tài hậu chiến không còn xa lạ trong nền văn học Việt Nam. Là một nhà văn quân đội, tác giả Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn chân thực, sắc nét về đề tài này qua truyện ngắn "Người ở bến sông Châu". Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được sự tìm tòi và sáng tạo của nhà văn về hình thức tổ chức điểm nhìn, người kể chuyện độc đáo.

Trước hết, tác giả đã đa dạng hóa, di chuyển điểm nhìn linh hoạt. Sương Nguyệt Minh mượn quan điểm, thái độ, cảm nhận của nhân vật Mai để kể chuyện. Tuy nhiên, đôi lúc, ông lại dịch chuyển điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại. Nhờ đó, độc giả dễ dàng nhìn rõ cuộc đời và con người các nhân vật từ những góc độ, cự li khác nhau.

Lựa chọn nhiều điểm nhìn để kể đã giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn. Qua lời kể của Mai, cuộc đời của dì Mây được tái hiện sâu sắc. Dì Mây là nữ y tá Trường Sơn. Ngày mà dì trở về cũng là ngày người yêu cô - chú San đi lấy vợ. Mặc dù vẫn còn yêu chú San nhưng dì Mây nhất quyết cự tuyệt đoạn tình cảm này. Hành động "bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân" bỏ mặc chú San ở lại đã thể hiện sự dứt khoát của dì Mây. Dì Mây nhận thiệt thòi về mình để chú San được hạnh phúc. Đêm đến "dì ngồi rất lâu trước ngọn đèn dầu tù mù. [...] Dì ngồi như tượng". Thật ra, dì Mây đang cố gắng buông tay để vun vén cho đôi vợ chồng mới. Những ngày sau đó, dì Mây vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm cũ với chú San. Mai cảm nhận rất rõ tâm trạng của dì Mây trong khoảng thời gian ấy "dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi cắm cơm".

Qua lời kể của Mai, người đọc còn cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của dì Mây. Trước tiên, dì Mây là người phụ nữ có tấm lòng chung thủy. Suốt một thời gian dài ở chiến trường, dì luôn nhớ mong chú San "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên anh". Có lẽ, trong trái tim dì Mây chỉ có một người đó là chú San. Từ chiến trường trở về, dì Mây bị mất một chân do mảnh đạt phạt vào. Nhưng vượt lên trên khó khăn, dì luôn giúp đỡ mọi người. Những đêm mưa, dì Mây không quản khó khăn, tận tình đến nhà khám bệnh cho mọi người. Hơn nữa, dì còn sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh đó, thật khó cho dì nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ. Đặc biệt, khi thím Ba mất, dì đã dành tất cả yêu thương để nhận nuôi thằng Cún như con đẻ của mình.

Bằng những điểm nhìn linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận chân thực cuộc đời của dì Mây. Qua đó, khơi gợi cho người đọc sự cảm thông, trân trọng với số phận con người thời hậu chiến. Trong tác phẩm, đôi khi, tác giả sẽ trực tiếp là người dẫn chuyện chứ không phải là nhân vật Mai. Điều này giúp cho câu chuyện được kể rất linh hoạt, tự nhiên. Bước ra khỏi chiến tranh, hậu quả để lại cho con người không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Tác phẩm giúp người đọc cảm nhận rõ nỗi đau khổ, bất hạnh của con người. Từ ấy, gửi gắm bài học về lòng biết ơn đến các thế hệ đi trước đã dũng cảm hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với cái nhìn đôn hậu, ấm áp, yêu thương, Sương Nguyệt Minh đã đưa hiện thực đời sống đi sâu vào văn học. Qua "Người ở bến sông Châu", tác giả đã gửi gắm bao tâm tư, tình cảm sâu sắc. Tác phẩm như một lời nhắc cho thế hệ mai sau cần trân trọng, biết ơn sự hi sinh cao đẹp của thế hệ đi trước.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Nếu không có điểm nhìn thì sẽ không có nghệ thuật. Vậy nên, khi tìm hiểu một truyện ngắn, các em cần chú ý cách xây dựng điểm nhìn của tác giả. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Taimienphi.vn để bỏ túi các bài văn mẫu lớp 10 chất lượng liên quan tới tác phẩm như: Tóm tắt truyện Người ở bến sông Châu, Phân tích người ở bến sông Châu, Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây.... Hay các em cũng tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu hay khác như Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề Dưới bóng hoàng lan hay bài ; Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan... mà Taimienphi.vn đã biên soạn, tổng hợp để các em dễ dàng học môn Ngữ văn này.

 

 

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-danh-gia-ve-diem-nhin-va-nguoi-ke-chuyen-trong-nguoi-o-ben-song-chau-75317n.aspx
 

Tác giả: Chipu     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích Đất nước của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn, cực hay
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo ngắn gọn, top bài văn mẫu đạt điểm cao
Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn 10 Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Phan tich danh gia ve diem nhin va nguoi ke chuyen trong Nguoi o ben song Chau

, Dan y Nhan xet ve diem nhin va nguoi ke chuyen trong van ban Nguoi o ben song Chau, Bai van mau Phan tich danh gia ve diem nhin va nguoi ke chuyen trong truyen Nguoi o ben song Chau,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới