Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

Thông thường, cảnh đám ma thường gắn liền với không khí thiêng liêng và cảm xúc xót xa, đau đớn. Thế như cảnh đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia thật lạ lùng, khác biệt. Đó là đám ma lớn với rất nhiều nghi lễ, hình thức lố lăng, không phù hợp mà những người con trong gia đình Đại tư sản ấy coi là đám ma kiểu mẫu. Các em hãy cùng phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia để thấy hết sự lố lăng, dị hợm này.


Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia để thấy được cái lố lăng, thiếu tình người trong gia đình cố Hồng.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich canh dam ma guong mau trong hanh phuc cua mot tang gia

Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia
 

I. Dàn ý Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Vũ Trọng Phụng
- Giới thiệu về tác phẩm "Số đỏ" và dẫn dắt vào đoạn tả cảnh đám ma gương mẫu

2. Thân bài

- Vị trí của đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"
- Toàn bộ đoạn trích là một chuỗi cười kéo dài khi cái chết lại trở thành niềm vui, hạnh phúc của nhiều người
- Cảnh đám ma: Hoành tráng, rùm beng với không khí tưng bừng chẳng kém gì lễ hội, gây được sự chú ý của bàn dân thiên hạ...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng - cây bút trào phúng đại tài của văn học Việt Nam. Bút lực của ông giống như một thứ vũ khí chọc sâu đay nghiến vào bộ mặt xã hội đương thời với những thứ thối nát, giòi mọt đáng châm biếm. Trong những tác phẩm của tác giả họ Vũ, thành công nhất phải kể đến "Số đỏ" - nơi tụ hội của những màn hài kịch đặc sắc nhất, đặc biệt là một đám ma gương mẫu "ai cũng vui vẻ cả"!

Cảnh đám ma của cụ cố tổ được miêu tả xuất sắc ở chương XV của tiểu thuyết "Số đỏ" với nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia" (nguyên văn trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đặt là "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu"). Suốt những trang viết của tác giả là một chuỗi cười kéo dài mà đỉnh điểm đọng lại nằm ngay trên nắp quan tài một người chết với cuộc đưa tiễn tập thể. Ở đâu mà cái chết lại trở thành niềm vui, hạnh phúc của nhiều người đến vậy, ở đâu mà trong đám tang người ta tự cho mình cái quyền khoe mẽ lố lăng đồi bại, tất cả cõ lẻ chỉ tồn tại trong cái xã hội tư sản thành thành thị Âu hóa định nghĩa bởi sự "văn minh". Chưa bao giờ người ta thấy tiếng cười lại mang nhiều sắc độ, triền miên không dứt như vậy.

Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một đám ma được tổ chức hoành tráng, rùm beng với không khí tưng bừng chẳng kém gì lễ hội. Cái phong cách kết hợp cả Ta, cả Tàu, cả Tây lộn xộn "có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ". Một đám ma gây được sự chú ý, khiến thiên hạ phải trầm trồ bàn tán ngưỡng mộ đúng theo ý của cụ cố Hồng. Mà người kể chuyện cũng phải thốt lên "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!".

Đám ma đi đến đâu cũng kéo theo cái sự rộn ràng huyên náo như một gánh xiếc rẻ tiền quảng cáo dăm ba cái màn trình diễn thú. Người đi đưa thì toàn những quan chức có quyền, tai to mặt lớn, họ đến đám tang để thể hiện cái oai phong thị uy danh giá của mình và đã rất xúc động khi "trông thấy một làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết". Tiếng kèn, tiếng nói chuyện át cả tiếng khóc. "Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may" Rồi còn cả "đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

Đám ma diễu hành qua tận 4 con phố dài, càng đi, càng náo nhiệt tưng bừng, đi đến đâu cũng thu hút đến đấy. Để tăng thêm phần hấp dẫn rực rỡ cho show diễn, không thể thiếu sự xuất hiện của Xuân Tóc đỏ với "sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng... Hai vòng hoa đồ sộ, một nhà báo Gõ mõ, một của Xuân, cũng len vào hàng đầu". Hay thay, cả sư chùa, nhà báo cũng tham gia vào cuộc vui có một không hai này. Tất cả giống như một gánh tạp kĩ đang cố mua vui cho thiên hạ, Con người, đồ vật, màu sắc, âm thanh cứ đập vào nhau chan chát. Tiếng khóc bỗng thành thứ xa xỉ nhất trần đời. Đây là đám ma người chết hay đám rước người sống? Giọng văn vừa sâu cay, vừa bỡn cợt lại có phần chua chát của Vũ Trọng Phụng đang giáng một đòn đánh mạnh vào sự tha hóa của xã hội, mà ở đó lũ người lố lăng lấy cái chết làm niềm vui, lấy đau thương làm sự phô bày. Tang gia mà lại hạnh phúc, đám ma mà lại lắm kẻ cười hơn người khóc. Nhưng đám cứ đi, cứ đi, chẳng dừng mà có lý nào lại dừng khi trò vui còn chưa kết thúc.

Đến đỉnh cao của ngòi bút trào phúng, chính thức lột ra cái bộ mặt giả dối của toàn bộ lũ người kia chính là cảnh hạ huyệt. Người ta nhìn thấy cậu Tú Tân "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau." Người ta hả hê trông theo: "Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!... Hứt!... Hứt!...". Một bức tranh sống động với đủ mọi loại sắc thái biểu cảm.

Sự "chó đểu" của cả một xã hội dột nát về nhân cách đã được thể hiện xuất sắc qua cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia". Vũ Trọng Phụng đã xuất sắc sử dụng ngòi bút châm biếm đầy hài kịch để thể hiện chất tương phản của sự việc. Ở đó, mọi cái rởm, cái đồi bại đều được phô ra hết.

-----------------HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-canh-dam-ma-guong-mau-trong-hanh-phuc-cua-mot-tang-gia-45957n.aspx
Cảnh đưa đám là một trong những chi tiết đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tìm hiểu thêm về tiểu thuyết Số đỏ cũng như đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia, Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch, Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Trong Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng viết: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong đoạn trích.
Ý nghĩa điệp khúc Đám cứ đi trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Dàn ý tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
Nêu cảm nhận về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia
Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Từ khoá liên quan:

phan tich canh dam ma guong mau trong hanh phuc cua mot tang gia

, cam nhan cua em ve canh dua tang trong doan trich hanh phuc cua mot tang gia, phan tich canh dua dam trong hanh phuc cua mot tang gia,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu lời cảm ơn dùng trong tang lễ

    Lời cảm ơn của gia chủ trong đám tang

    Tang lễ là thủ tục không thể thiếu cần tiến hành khi trong nhà có người mất, các công việc cần làm trong tang lễ ở Việt Nam khá phức tạp, trong đó không thể thiếu được lời cảm ơn tang lễ trân trọng mà gia quyến gửi tới những người đã giúp đỡ họ. Taimienphi cung cấp một số mẫu lời cảm ơn thường được sử dụng nhất trong tang lễ, để bạn tham khảo và áp dụng phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • STT tháng 12, caption tháng 12 hay và ý nghĩa nhất

    Hãy để những STT tháng 12 hay và ý nghĩa giúp bạn bày tỏ tâm tư, chia sẻ niềm vui, cũng như lan tỏa yêu thương đến mọi người.