Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bài Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh giúp các em thấy được vẻ đẹp của tình yêu nước cũng như những biểu hiện cụ thể của tình yêu nước.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 

I. Dàn ý Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta


1. Mở bài

Giới thiệu văn bản.
 

2. Thân bài

a. Tác giả, tác phẩm:
b. Nêu ra vấn đề cần nghị luận:
- Nhận định rằng "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". => Khẳng định lòng yêu nước mãnh liệt được vun đắp qua nhiều thế hệ.
- Sử dụng hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước với "làn sóng" để gợi ra khí thế và sức mạnh vô địch của lòng yêu nước, chiến thắng tất cả mọi kẻ thù xâm lăng.

c. Chứng minh nhận định:
- Lịch sử: Các vị anh hùng và các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của các triều đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
- Hiện tại:
+ Chỉ ra rằng tinh thần yêu nước ấy không phải riêng một tầng lớp, một lứa tuổi, một vùng miền nào, cũng không phân biệt sang giàu, giới tính mà đó là đặc điểm chung, bản chất chung của toàn dân tộc Việt Nam.
+ Dẫn chứng cụ thể: chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến chịu đói theo sát giặc hàng mấy ngày liền, người ở hậu phương nhịn đói dành lương thực cho các chiến sĩ ở tiền tuyến, phụ nữ ở nhà thì khuyên chồng con tòng quân, còn chính bản thân các chị cũng anh hùng xung phong đi làm công việc vận tải, các cụ già yêu bộ đội như con, các anh chị công nhân thì thi đua tăng gia sản xuất, điền chủ quyên ruộng đất cho Nhà nước,...

d. Bàn luận:
- So sánh ""Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như những thứ của quý" => Chỉ ra rằng tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngoài được bộc lộ trực tiếp, mạnh mẽ qua các hành động cụ thể, thì nó còn tiềm ẩn ở trong mỗi con người, trong nhân dân.
=> Nhiệm vụ của Đảng của nhà nước là phải làm sao cho tinh thần yêu nước ấy tất cả đều được bộc lộ một cách mạnh mẽ, làm sao cho toàn thể dân tộc Việt Nam đều biến tinh thần yêu nước của mình thành những hành động thiết thực, cụ thể, góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc, bộc lộ được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
 

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Lịch sử của dân tộc Việt Nam ta chính là lịch sử của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trường kỳ, từ thuở sơ khai cho đến tận thế kỷ 20 với những cuộc chiến oanh liệt vĩ đại, chiến thắng cả đế quốc Pháp và Mĩ sau gần một trăm năm tranh đấu không ngừng nghỉ. Và để có được những chiến công oanh liệt ghi dấu lịch sử như vậy chính là nhờ vào sự hy sinh máu xương của hàng triệu người con anh hùng, sẵn sàng lên tiếng khi Tổ quốc gọi tên. Trong đó vấn đề cốt lõi để làm nên chiến thắng cũng như sự đoàn kết một lòng vì dân tộc ấy là xuất phát từ chính tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc, sôi sục trong huyết quản mỗi người dân Việt Nam và trở thành bản chất, truyền thống đáng quý của con người Việt Nam ta. Văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ vẻ đẹp ấy bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú và giàu sức thuyết phục.

Hồ Chí Minh (1890-1969), quê ở Nam Đàn, Nghệ An, Người là một vị lãnh tụ thiên tài, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, có ảnh hưởng lớn tới nền văn học cách mạng của đất nước. Có thể nói rằng mỗi bước đường văn chương của Người luôn gắn liền với bước đường Cách mạng, Người làm văn là để phục vụ, ca ngợi Cách mạng, khiến cho Cách mạng đến gần với nhân dân hơn, đồng thời cũng là để cổ vũ mạnh mẽ cho Cách mạng được thành công. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong gia tài các tác phẩm nghị luận hiện đại của Người, dùng để cổ vũ, ca ngợi và khuyến khích tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh của nhân dân trong giai đoạn đất nước còn gặp nhiều khó khăn và cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ.

Mở đầu tác phẩm Hồ Chí Minh đã nhanh chóng đưa ra vấn đề nghị luận mà Người hướng đến đó là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thông qua câu "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" và khẳng định mạnh mẽ rằng "Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta". Từ đó khẳng định rằng lòng yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt, được vun đắp qua nhiều thế hệ cha ông.Và để làm nổi bật luận điểm, bộc lộ sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo rằng tình thần yêu nước "kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Việc so sánh đã làm cho văn bản thêm phần sinh động, hấp dẫn, gợi ra sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay.

Để chứng minh cho hai luận điểm trên Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra các dẫn chứng, thứ nhất là tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử đã được thể hiện rõ rệt và sâu sắc trong các cuộc kháng chiến Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... lần lượt trải dài thông qua các triều đại mà như Nguyễn Trãi đã từng viết "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương/Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" là vậy. Từ lịch sử đến hiện tại, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại càng được chứng minh mạnh mẽ thông qua các dẫn chứng vô cùng thuyết phục, và Người đã chỉ ra rằng tinh thần yêu nước ấy không phải riêng một tầng lớp, một lứa tuổi, một vùng miền nào, cũng không phân biệt sang giàu, giới tính mà đó là đặc điểm chung, bản chất chung của toàn dân tộc Việt Nam, những người con máu đỏ da vàng. Và tinh thần yêu nước ấy của nhân dân ta còn được thể hiện cụ thể, rõ nét thông quá các hành động cử chỉ mà Người liệt kê ví như chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến chịu đói theo sát giặc hàng mấy ngày liền, người ở hậu phương nhịn đói dành lương thực cho các chiến sĩ ở tiền tuyến, phụ nữ ở nhà thì khuyên chồng con tòng quân, còn chính bản thân các chị cũng anh hùng xung phong đi làm công việc vận tải, các cụ già yêu bộ đội như con, các anh chị công nhân thì thi đua tăng gia sản xuất, điền chủ quyên ruộng đất cho Nhà nước,... Tất cả những hành động ấy đều góp phần làm cho kháng chiến sớm ngày giành được thắng lợi, đất nước được thống nhất, nhân dân được ấm no, còn có biểu hiện nào rõ nét hơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được.

Sau khi nêu ra luận điểm và chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ trong lịch sử cho đến hiện tại, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào bàn luận vấn đề với việc so sánh rằng "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như những thứ của quý". Việc so sánh ấy của Hồ Chí Minh nhằm chỉ ra rằng tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngoài được bộc lộ trực tiếp, mạnh mẽ qua các hành động cụ thể, thì nó còn tiềm ẩn ở trong mỗi con người, trong nhân dân. Mà ở đây nhiệm vụ của "chúng ta", hay nhiệm vụ của Đảng của nhà nước là phải làm sao cho tinh thần yêu nước ấy tất cả đều được bộc lộ một cách mạnh mẽ, làm sao cho toàn thể dân tộc Việt Nam đều biến tinh thần yêu nước của mình thành những hành động thiết thực, cụ thể, góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc, bộc lộ được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thì khi đó làn sóng của tinh thần yêu nước lại càng trở nên mạnh mẽ, trở thành khôi giáp, vũ khí của toàn dân tộc, khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng chiến thắng.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận hiện đại, khẳng định tài năng của Hồ Chí Minh trong thể loại này. Nó đã chỉ ra và khẳng định một chân lý vững bền, không bao giờ thay đổi rằng: "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tinh-than-yeu-nuoc-cua-nhan-dan-ta-55754n.aspx
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em bài Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để học tốt các em có thể tìm tham khảo thêm bài Soạn văn lớp 7 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
Phân tích bài thơ Chạy giặc để làm sáng tỏ ý kiến: Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước
Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta

, phan tich tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta, so do tu duy tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

    Hướng dẫn phân tích truyện Vợ Chồng A Phủ

    Mị là nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài với những nét tính cách đặc trưng cho người phụ nữ miền núi Tây Bắc, nổi bật trong đó là sức mạnh phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cùng Phân tích sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị để thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc khắc họa hình tượng nhân vật này.

Tin Mới