Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Cùng Taimienphi.vn tham khảo dàn ý và bài văn mẫu phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử hay nhất dưới đây để có thể viết văn dễ dàng, hay nhất cũng như thấy được bức tranh thiên nhiên thôn dã, tâm sự thầm kín của người thi sĩ được gửi qua bài thơ.
 Ghi chú
Các em học sinh lớp 10 xem nội dung mới tại bài viết Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 10 KNT

Đề bài: Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tho mua xuan chin cua han mac tu

 

Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử


I. Dàn ý Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử (Chuẩn)

1. Mở bài

Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử.

2. Thân bài

- Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng
+ Khói mơ
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý
-> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử tại đây.


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Mùa xuân chín
📝Phân tích bài thơ Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT
📝Phân tích đánh giá Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT
📝Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT
✍️Viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT
✍️Dàn ý phân tích Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT
✍️Soạn bài Mùa xuân chín - Ngữ Văn 10 - KNTT

II. Bài văn mẫu Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử (Chuẩn)

1. Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử - mẫu số 1: 

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

Tựa đề bài thơ đầy ấn tượng" Mùa xuân chín", ta nghe như có sự mềm mại, hương thoang thoảng của vị xuân rạo rực mà không kém phần đằm thắm, ý tứ chất chồng những tầng sâu ý nghĩa khiến ta tò mò muốn khám phá, thôi thúc ta đi sâu vào nội dung tác phẩm để khám phá nét "chín" của mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử ra sao.

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang"

Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Trong làn nắng nhẹ của của bầu trời, làn khói xa như tan đi, tạo nên vẻ đẹp như mơ như thực, không quá chi tiết, chỉ đôi nét chấm phá nhưng khiến ta không khỏi xuyến xao trước khung trời đầy yên bình lúc này. Trên những mái nhà tranh nơi quê nghèo lấm tấm màu hoa thiên lý điểm tô, cơn gió nhẹ đung đưa những chiếc lá xanh biếc tạo nên thứ âm thanh lạ lùng" sột soạt", tất cả đều quá đỗi nhẹ nhàng mà thân thương. Mùa xuân đang len lỏi vào cảnh vật, trên giàn thiên lý báo xuân về, mùa xuân đến, cây cỏ, thiên nhiên, đất trời, và lòng người như hoà quyện lấy nhau:

"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;"

Vạn vật mang sức xuân, làn mưa xuân tưới thêm cho cỏ cây sức sống mới đầy xanh tươi "gợn tới trời" như đang đùa giỡn với nắng, với gió với mây. Tiếng hát đón xuân của bao cô gái thôn quê đầy tình tứ, mùa xuân đến khiến ai cũng vui tươi, phấn khởi, tâm hồn đầy trẻ trung, yêu đời. Giai điệu nhạc cất lên cùng lời ca:

" Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi."

Niềm vui xuân hoà cùng niềm vui của hạnh phúc lứa đôi, thế là ngày mai trong đám cô thôn nữ ấy, có người đi lấy chồng bỏ lại sau lưng những cuộc vui, có chút gì đó tiếc nuối đan xen trong niềm vui ấy. Mùa xuân điểm tô cho đời, kết nên quả ngọt cho tình yêu, mùa của niềm hạnh phúc tràn đầy.

"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây..."

Niềm yêu đời họa trong lời hát thơ ngây, trong sáng, tinh nghịch "tiếng ca vắt vẻo" trên lưng núi, hoà vào cảnh vật, âm vang mãi. Những âm thanh như đang chuyển động theo nhịp thời gian, "hổn hển" "thì thầm" với nhau đầy ý vị, thân thương. Tiếng thơ nghe sao khiến người bâng khuâng, xao xuyến đến lạ kỳ.

"Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"

Nếu ở khổ thơ đầu là hình ảnh cỏ cây tươi xanh thì đây chính là hình ảnh đối lập khi xuân chín, xuân đã không còn thơ mộng như khi vừa sang nữa, nó mang màu của nỗi tiếc nuối ngậm ngùi, mang màu của nắng gió thôn quê: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang", vần "ang" cuối bài làm cho câu thơ mang tâm trạng mênh mang khó tả, như nỗi lòng thì nhân đang băn khoăn, trĩu nặng xót xa về thân phận người con gái:

" Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"

Nếu ngày xưa khi đang tuổi xuân thì, nhịp xuân sang cùng lòng bao cô gái ngân nga lời ca, tiếng hát chào mừng thì giờ đây khi xuân chín, xa rời xuân xanh năm nào, "chị ấy" giờ trở thành một người phụ nữ với bao nỗi lo toan. Trách nhiệm cuộc sống và công việc của người mẹ, người vợ thêm nặng, song, dù vất vả, nhọc nhằn vẫn ánh lên nét đẹp rạng ngời.

Bài thơ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ dù giản dị nhưng được nhà thơ chọn lọc rất tinh tế. Mỗi tiếng thơ thốt lên là cả một bầu trời thương yêu vừa mang nỗi thương cảm vừa mang nỗi nhớ mênh mang chốn quê nhà vất vả, gian nan. Với ngôn ngữ kết tinh cùng tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một "mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.

2. Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử - mẫu số 2: 

Hàn Mặc Tử là một trong những người đi đầu của phong trào Thơ mới. Bài thơ “Mùa xuân chín” là một thi phẩm nổi tiếng của ông lúc sinh thời. Bài thơ xuất hiện trong phần “Hương thơm”, tập thơ “Đau thương”, xuất bản năm 1938.

Tiêu đề bài thơ “Mùa xuân chín” gây ấn tượng mạnh với đọc bởi sự kết hợp giữa một danh từ và một tính từ. “Chín” là từ dùng để chỉ hoa quả đã đến độ ăn được, mang màu sắc rực rỡ, hương vị thơm ngon. “Mùa xuân chín” khiến ta liên tưởng đến sắc xuân đang ở độ tươi đẹp, viên mãn, rực rỡ, tràn đầy sức sống nhất. Đây cũng chính là bức tranh mà tác giả miêu tả trong bài thơ. Mạch cảm xúc cũng đi từ niềm yêu thích khung cảnh mùa xuân đến tâm cảnh, nỗi suy tư, lo lắng vì những phai tàn đang chuẩn bị xảy đến. 

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.”

Ngay ở khổ thơ đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã ngay tức khắc miêu tả vẻ đẹp mùa xuân mà ông bắt gặp: buổi sớm mai, sương mù sớm tan đi nhường chỗ cho ánh nắng trong vắt, nhẹ nhàng tiến đến. Màu nắng chiếu xuống mái nhà thành những vệt “lấm tấm vàng”. Hai câu thơ đầy trong trẻo, tươi sáng cho người đọc cảm nhận được không khí mùa xuân ấm áp, vui vẻ tràn ngập cả không gian. Không chỉ có ánh nắng, làn gió cũng được nhân hóa mang đầy nét tinh nghịch, trẻ thơ với hành động “trêu tà áo”. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ láy “sột soạt” kết hợp với biện pháp tu từ đảo ngữ giúp cho câu thơ giàu sức biểu cảm, gây được ấn tượng cho độc giả. Xuống đến câu thơ cuối, nhịp thơ đã có sự thay đổi. Dấu chấm ở giữa câu biến nhịp thơ 2/2/3 trở thành 4/3. Nhịp dừng này như một điều giây ngập ngừng, không dám chắc về điều mình định nói ra. 

Và rồi tác giả cũng khẳng định “Bóng xuân sang”. Mùa xuân đã đến, mang theo ánh nắng, làn gió, mang nhiều màu sắc vui tươi, khiến cho tâm hồn nhà thơ cũng trở nên rộn ràng.

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.


Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây”.

Câu thơ đầu của khổ hai cho ta nhớ đến câu thơ tương tự của Nguyễn Du “Cỏ non xanh tận chân trời”. Thế nhưng trong thơ của Hàn Mặc Tử lại là vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên và con người. Trên nền cỏ xanh biếc, tươi non mơn mởn trải đến tận trời xanh ấy, có hình bóng của “bao cô thôn nữ”. Mùa xuân tươi đẹp lại xuất hiện những cô gái trẻ trung, xinh xắn cùng tiếng nói cười, tiếng hát rộn rã càng khiến cho khung cảnh thêm sáng bừng lên. Thế nhưng, trong thời khắc mà con người đang chìm đắm trong vẻ đẹp, nhà thơ đã đem đến một lời dự đoán trước “- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Đây là một lời khẳng định chắc chắn nhưng mang theo một chút không đành. Bỏ qua những dự cảm, khắc khoải về tương lai chia lìa đầy nuối tiếc, Hàn mặc Tử lại tiếp tục bị thu hút bởi tiếng ca trong trẻo phát ra từ phía “lưng chừng núi”. Tiếng hát được miêu tả bằng những từ láy “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ” kết hợp với biện pháp so sánh “như lời của nước mây” để thấy được “ý vị và thơ ngây”.

“Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

“Khách xa” ở đây có thể chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông đang ở xứ người, tự nhận mình là vị lữ khách, gặp đúng lúc “mùa xuân chín”, bỗng sực nhớ đến làng quê của mình, nhớ đến người con gái quen thuộc. Rồi ông bỗng thốt ra câu hỏi “- Chị ấy năm nay còn gánh thóc”. Trong bộn bề cuộc sống, đôi khi chúng ta đều quên mất những điều nhỏ bé quen thuộc, đến khi bỗng dưng bắt gặp cảnh vật, sự kiện nào đó liên quan, ta mới ngỡ ngàng nhớ đến điều xưa cũ rồi tự hỏi liệu bây giờ, cảnh cũ, người cũ có còn không. Đây cũng chính là tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ. 

Bài thơ “Mùa xuân chín” có rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Mỗi khổ đều có một vài từ láy để miêu tả khung cảnh mùa xuân, cảm xúc của con người. Câu hỏi tu từ “Chị ấy năm nay còn gánh thóc?”không có câu trả lời, gợi nhắc độc giả về những ẩn ý về nhân sinh. Đây cũng là một trong những lí do khiến cho bài thơ vẫn luôn giữ được giá trị riêng trong dòng chảy của văn học. Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng nhân hóa, so sánh rất phù hợp, gợi nhiều liên tưởng về mùa xuân. Nhịp thơ biến đổi linh hoạt, thể hiện rõ cảm xúc biến đổi của tác giả.

“Mùa xuân chín” đã mang cả một mùa xuân sống động, có đầy đủ âm thanh rộn ràng và màu sắc tươi đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đến tận bây giờ, tác phẩm vẫn được coi là một trong những bài thơ hay nhất về mùa xuân trong thi đàn Việt Nam.

 

---------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-mua-xuan-chin-cua-han-mac-tu-45924n.aspx
Để thấy được tình yêu cuộc sống tha thiết, khắc khoải của người thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng như phong cách sáng tác mang màu sắc rất riêng của ông, bên cạnh bài Phân tích Mùa xuân chín, các em có thể tham khảo thêm bài Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tại Thuthuat.Taimienphi.vn.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Mùa xuân chín
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Phân tích khổ bốn trong bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Từ khoá liên quan:

phan tich bai tho mua xuan chin cua han mac tu

, phan tich mua xuan chin cua han mac tu, binh giang bai tho mua xuan chin cua han mac tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới