Bản đồ tư duy được xem là công cụ trực quan tận dụng khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là khả năng nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho bạn nhưng nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt.
Bản đồ tư duy được chứng minh giúp tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc, sáng tạo, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi của con người. Cha đẻ của sơ đồ tư duy là nhà tâm lý nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên tắc hoạt động của não bộ Tony Buzan.
Ưu điểm của bản đồ tư duy là dễ thích nghi. Bố cục trực quan, người dùng có thể tiếp tục thêm các ý tưởng mà không mất đi cấu trúc chặt chẽ bằng các từ khóa, hình ảnh và biểu tượng chủ đạo, để bổ sung các thông tin.
Bản đồ tư duy cũng cho phép người dùng tập trung vào mối liên hệ giữa các ý tưởng và sử dụng các liên kết để tạo ra nhiều ý tưởng hơn. Điểm quan trọng nhất đó là vẽ sơ đồ tư duy có thể hợp nhất số lượng thông tin lớn trên 1 trang duy nhất.
Hơn 250 triệu người dùng trên toàn thế giới tin tưởng và sử dụng bản đồ tư duy cho các hoạt động khác nhau bao gồm tăng cường não bộ, xác định các cơ hội mới, tổ chức, quản lý dự án, giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt thông tin, ... .
Bản đồ tư duy (Mind Map) là gì?
Bản đồ tư duy được xem là công cụ trực quan tận dụng khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là khả năng nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Nó là một quá trình liên quan đến việc kết hợp hình ảnh, màu sắc và sắp xếp không gian - thị giác. Kỹ thuật này sẽ lập một bản đồ những suy nghĩ của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa kích hoạt não bộ để tạo ra những ý tưởng khác.
Người dùng có thể vẽ bản đồ tư duy bằng tay hoặc sử dụng phần mềm, chẳng hạn như iMindMap. Những nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt cần xem xét nhiều yếu tố bao gồm ảnh trung tâm của bản đồ, các nhánh, màu sắc, hình ảnh chủ đạp và từ khóa.
Tải iMindMap về máy và cài đặt tại đây : Download iMindMap
Cách tạo bản đồ tư duy
Để tạo bản đồ tư duy, bạn cần xem xét một số yếu tố chính dưới đây:
Những nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt
1. Tạo central idea (ý chính)
Central idea (ý chính) là điểm khởi đầu một bản đồ tư duy và đại diện cho chủ đề mà bạn sẽ khám phá. Central idea nên đặt ở giữa trang, bao gồm ảnh đại diện cho chủ đề trong bản đồ tư duy.
Điều này để kích thích và tạo ra mối liên hệ vì não bộ phản ứng tốt hơn với kích thích thị giác. Dành thời gian để lên ý tưởng chính, dù là thực hiện bằng tay hay sử dụng máy tính để kết nối các nội dung trong bản đồ tư duy.
Ngoài ra bạn cũng có thể lên ý tưởng chính trong iMindMap.
2. Thêm nhánh vào bản đồ tư duy
Bước tiếp theo là thêm nhánh vào bản đồ. Các nhánh chính nối từ ảnh trung tâm là các chủ đề chính. Bạn có thể khám phá mỗi chủ đề hoặc nhánh chính từ các nhánh con khác.
Ưu điểm nổi bật của bản đồ tư duy là bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới mà không bị hạn chế. Lưu ý rằng cấu trúc bản đồ tư duy sẽ tự nhiên hơn khi bạn thêm nhiều ý tưởng và não bộ sẽ phản ứng tốt hơn với các chủ đề khác nhau.
2.1. Nhánh cong là tốt nhất
Sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng của bạn. Tính thẩm mỹ trong bản đồ tư duy rất quan trọng, vì vậy tránh sử dụng các nhánh thẳng, vừa mất thẩm mỹ lại vừa nhàm chán. Các nhánh hữu cơ vừa dễ vẽ lại vừa thu hút ánh nhìn hơn, khiến não bộ càng nhớ hơn.
2.2 Sử dụng đường dày cho các nhánh chính
Cần lưu ý các nhánh chính xuất phát từ central idea (ý chính) sử dụng các đường dày trên bản đồ. Độ dày của nhánh cho thấy tầm qua trọng trong hệ thống phân cấp bản đồ và các nhánh dày đại diện cho các chủ đề chính trong bản đồ. Với các điểm cụ thể, nhánh sẽ mỏng hơn.
Bạn tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy môn Văn tại đây
Trong iMindMap bạn có thể vẽ các nhánh chính từ central idea (ý chính) bằng cách click vào dấu chấm màu đỏ trong Branch Target. Tính năng này cho phép bạn thêm các nhánh con vào bản đồ tư duy nhanh chóng.
2.3 Tạo hình dạng khác nhau cho các nhánh
Mỗi nhánh khác nhau có thể sử dụng các biểu tượng, hình khối khác nhau để tạo một kiệt tác trong bản đồ. Không cần sử dụng nhánh cong cho các nhánh trong bản đồ tư duy, thay vào đó bạn có thể sử dụng các biểu tượng và hình khối để có thể nhớ các thông tin trên các nhánh.
Các nhánh kích thích não bộ ghi nhớ, và đó là lý do tại sao iMindMap giới thiệu Branch Art. Điều này giúp người dùng phân biệt các nhánh dễ hơn.
3. Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh
Mỗi một nhánh mà bạn thêm trên bản đồ tư duy phải có một nhãn riêng. Nguyên tắc chính của bản đồ tư duy là sử dụng một hoặc cụm từ liên quan để làm từ khóa cho mỗi nhánh.
Ví dụ trong bản đồ dưới đây, nếu nhãn của nhánh mẹ là “tiệc sinh nhật”, các nhánh con liên quan được giới hạn là tiệc sinh nhật. Tuy nhiên nếu nhãn của nhánh mẹ là “sinh nhật”, bạn có thể khám phá thuật ngữ bữa tiệc, ngoài ra một số chủ đề phụ bao gồm quà, bánh ngọt, … tất cả đều liên quan đến thuật ngữ sinh nhật.
Thông thường trong những trường hợp như thế này bạn nên sử dụng bản đồ tư duy để dễ dàng thêm các từ khóa trên một nhánh và xem xét những thứ cần thiết. Nếu muốn thêm các cụm từ vào bản đồ tư duy, bạn cũng có thể sử dụng hộp phân nhánh trong iMindMap.
Mỗi một từ trong một nhánh cũng sẽ hoạt động tốt khi nó chia nhỏ các thông tin thành các chủ đề chính. Việc sử dụng các từ khóa nhằm kích hoạt kết nối não bộ và cho phép người dùng nhớ một lượng thông tin lớn. Điều này được phát hiện bởi Farrand, Hussain và Hennessey (2002), những người phát hiện ra các sinh viên y khoa sử dụng bản đồ tư duy tăng 10% khả năng ghi nhớ các thông tin thực tế lâu hơn.
Tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử tại đây
4. Mã màu cho các nhánh
Bản đồ tư duy kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ vì nó cung cấp một loạt các kỹ năng sáng tạo, phân tích và ghi nhớ. Sự chồng chéo của các kỹ năng giúp não bộ tập trung và duy trì khả năng làm việc tối đa. Các kỹ năng vỏ não được tách biệt riêng không hỗ trợ phát triển trí não mà hỗ trợ bản đồ tư duy.
Một ví dụ điển hình, toàn bộ tư duy não bộ là màu mã hóa bản đồ tư duy. Màu mã hóa liên kết với hình ảnh logic, giúp não bộ tạo ra phím tắt tinh thần. Mã màu cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối hơn mà trước đó chưa từng được phát hiện. Màu sắc cũng góp phần làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn so với ảnh đơn sắc, một màu.
Là một trong những bản đồ ngầm phức tạp và lớn nhất hiện nay, bản đồ tàu điện ngầm London cho thấy rõ tầm quan trọng của màu sắc. Nếu sử dụng màu đen trắng, bản đồ trở nên vô nghĩa vì không phân biệt được các tuyến đường khác nhau, nhưng khi sử dụng màu sắc, có thể dễ dàng phân biệt được các tuyến đường khác nhau.
Hoặc một ví dụ điển hình khác khi nói về màu sắc đó là đèn giao thông. Mỗi một màu có một ý nghĩa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tham gia giao thông.
5. Kết hợp nhiều ảnh khác nhau
Nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt cuối cùng là hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn là một từ, một câu hoặc thậm chí là một bài luận. Hình ảnh được não bộ xử lý ngay lập tức và hoạt động để kích thích thị giác để thu hồi thông tin.
Tuy nhiên hình ảnh là ngữ phổ quát có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Chúng ta học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Theo Margulies (1991), trước khi trẻ em bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, chúng sẽ hình dung các hình ảnh liên quan đến các khái niệm trong đầu. Vì lý do này mà bản đồ tư duy tối ưu hóa các hình ảnh tiềm năng.
Với việc vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềm iMindMap, người dùng có thể chèn các biểu tượng từ thư viện biểu tượng miễn phí và vẽ hình tượng trưng trực tiếp vào bản đồ tư duy bằng công cụ Sketch. Bạn tham khảo 3 cách vẽ bản đồ tư duy bằng iMindMap tại đây
Lời khuyên là nên sử dụng nhiều hình tượng trưng, hình ảnh, màu sắc và từ ngữ để nhớ các nội dung trên bản đồ tư duy lâu hơn. Và tốt hơn là nên sử dụng hình ảnh trong bản đồ tư duy để kích thích não bộ hoạt động tốt hơn.
Bản đồ tư duy là công cụ giúp tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc, sáng tạo, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi của con người. Với bản đồ tư duy bạn có thể khám phá các suy nghĩ của mình chi tiết hơn và sử dụng bản đồ như một tấm bạt bên ngoài để kết nối bên ngoài não bộ. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng kỹ thuật của Tony Buzan để vạch ra một kế hoạch tổng thể chi tiết.
Hiện có rất nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác nhau giúp bạn có thể tạo bản đồ tư duy cho mình, lựa chọn những phần mềm sẽ sơ đồ tư duy này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc dạy và học.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nhung-nguyen-tac-de-tao-ban-do-tu-duy-tot-29508n.aspx
Trên đây là những nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt mà Taimienphi.vn giới thiệu cho bạn. Bản đồ tư duy cung cấp các thông tin hữu ích nhất với nhiều ghi chú, biểu tượng mà bạn tạo ra và kết nối.