Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam

Thạch Lam là một trong những thành viên có hoạt động văn chương nổi bật nhất trong Tự lực văn đoàn. Những sáng tác của Thạch Lam thường hướng đến hiện thực nhưng lại đậm chất thơ nên đọc mỗi câu văn của Thạch Lam ta đều thấy thấm đượm cảm xúc. Bài văn mẫu nhận xét về sáng tác của Thạch Lam sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát và đầy đủ nhất về sự nghiệp sáng tác cũng như phong cách sáng tác của Thạch Lam.

Đề bài: Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam

nhan xet ve sang tac cua thach lam

Bài làm:

Xuất thân từ nhóm bút "Tự lực văn đoàn", Thạch Lam thụ hưởng tất cả những đặc trưng tiêu biểu của đường lối văn học lúc bấy giờ: Lãng mạn, trữ tình, thơ mộng cùng cái tôi độc đáo đặc trưng. Tuy vậy, sáng tác của ông lại không hoàn toàn mang tư tưởng mộng rớt tiểu tư sản như những cây bút cùng thời. Văn chương của ông được thêu dệt nên từ chất liệu cuộc sống, những khung cảnh quen thuộc, bình dị được nhào nặn và điểm xuyết bởi ánh sao lấp lánh, bởi ngọn đèn le lói bên túp lều ảm đạm. Tất cả đã tạo nên một Thạch Lam ưu tư mà thực tế, một Thạch Lam lang thang trên những con phố Hà Nội, hít căng lồng ngực mùi cốm sữa thơm phức mời gọi, một Thạch Lam buồn sầu bên quán nước nghèo nàn khuất nẻo nơi ngoại ô thưa người.

Nguyễn Tuân từng nhận xét: "Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời.". Giọng văn Thạch Lam không phải do bẩm sinh, cũng chẳng hề để cảm xúc điều khiến lí trí mà đó là sản phẩm có trau dồi, rèn luyện, được hun đúc bằng những ngày tháng phiêu bạt, trải nghiệm và thu nạp vốn sống cho chính mình. Mượn cây bút làm lời, Thạch Lam biên trải cuộc đời mình ra trang giấy trắng với mong muốn tìm được tri âm, tri kỉ.

Thuở nhỏ sống ở quê ngoại, một tỉnh nhỏ vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tạo cho ông một túi ba gang kiến thức và vốn sống đa dạng, nhiều màu sắc. Mất cha từ sớm, mẹ tần tảo nuôi lớn bảy anh chị em, trong lòng cậu bé nhạy cảm ngày nào đã hình thành một nỗi lo lắng, sợ sệt với cái đói, cái nghèo, cái thiếu thốn và không ngừng hoài niệm về Hà đô phồn hoa, văn minh hiện đại. Bằng những trải nghiệm thực tế và bằng cấp Tú tài, Thạch Lam cùng anh trai theo nghề báo trước khi dấn chân vào con đường văn chương. Có lẽ vì vậy, văn chương của ông có âm hưởng thực tế, chín chắn, tách biệt khỏi sự thơ mộng, lo nghĩ vẩn vơ của "Tự lực văn đoàn", có chất báo chí, chất đả kích và khai thác hiện thực trong các sáng tác của ông. Dung hòa được giữa lãng mạn và hiện thực, thơ ca của Thạch Lam được ví như một bản nhạc có âm vực vô cùng, cao và sâu, chân thực mà đầy tình cảm, thực tế mà không khô cứng, uyển chuyển mà không yểu điệu.

Viết về người dân nghèo, Thạch Lam dành cho họ một tình cảm thương mến, trân trọng và xót xa tột độ. Với châm ngôn sống "Ở đời ai cũng khổ, bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ", ông nhìn thấy ở những người nghèo một tâm hồn thiện lương, thánh thiện, đáng quý, ngòi bút cũng từ đó có khuynh hướng gần gũi với cái đói khổ thường nhật. Trong tác phẩm "Tuyển tập Thạch Lam", hầu hết những truyện ngắn của ông được lấy cảm hứng từ những câu chuyện hằng ngày tưởng chừng như vụn vặt mà thê lương, đau lòng. Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" nằm trong tập "Nắng trong vườn" là một ví dụ điển hình. Câu chuyện kể về Sơn và Lan, hai đứa trẻ tình cảm khi thấy cô bé Hiên không có lấy nổi một manh áo ấm, chúng đã tìm cách giấu mẹ mang đi cho Hiên. Phải đề cập rằng, nhà hai chị em cũng chẳng thuộc dạng giàu có, những món quần áo rét "đã mặc năm ngoái, năm kia", "cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ", "từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm". Nhưng như vậy đối với xã hội đương thời đã là có của ăn của để, đáng để những đứa bạn đồng trang lứa nhìn thấy Sơn cũng "không dám vồ vập, chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy". Một câu chuyện ngắn ngủi, kết thúc giản đơn nhưng phần nào khắc họa được xã hội nghèo hèn, rách rưới bấy giờ, khi chỉ một cái áo bông cũng được coi là "thượng lưu". Tường thuật cuộc sống của nhân dân không đơn thuần chỉ là một cách ghi chép nhật kí, ẩn sâu trong đó là tiếng nói phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến điêu tàn, nơi con người bị coi như cỏ rác, nơi cái ác làm chủ, nơi đồng tiền có thể xoay chuyển càn khôn. Ngày ấy, người ta cứ quanh quẩn với những lo lắng về sự kết thúc của Xuân Diệu, nỗi u hoài không tìm kiếm được tri âm của Huy Cận, chỉ có Thạch Lam nhìn ra cái nghèo đói mà con người đang trầy trật ngày ngày cố gắng tồn tại. Xét cho cùng, nghệ thuật vị nhân sinh, viết văn, viết thơ lấy từ chất liệu đời thực, thai nghén trong một thời gian đủ lâu cốt để nói lên những khía cạnh của cuộc sống thực tại.

Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam không chỉ nói đến tư tưởng mà còn cần xét trên phương diện nội dung. Trên nền tảng quan điểm sẵn có với thế giới nhân sinh quan đa chiều, Thạch Lam khai thác nhân vật trên nhiều tầng tâm trạng. Sở dĩ, truyện ngắn của Thạch Lam không mang phong cách truyện ngắn thông thường là vì nó ít khi có một cốt truyện cụ thể, rõ ràng. Nội dung truyện của Thạch Lam không phải những cuộc đấu tranh giai cấp, những nhân vật trong truyện chủ yếu bộc lộ suy nghĩ qua độc thoại nội tâm hoặc qua ngôi kể. Với "Hai đứa trẻ", truyện ngắn thành công nhất của tác giả, ông sử dụng lối viết bay bổng, nhẹ nhàng như kể lại một câu chuyện cổ tích xưa cũ. Những mảnh đời bất hạnh được chắp vá lại với nhau, cái ánh sáng lẻ loi, yếu ớt từ ngọn đèn dầu nhà chị Tí, kí ức về cốc nước xanh đỏ nhiều màu của cô bé Liên, đoàn tàu đêm từ Hà Nội vụt qua xóm nghèo ven đường ray là ước mơ, khát vọng về một xã hội văn minh, một cuộc sống tươi đẹp, đầy đủ hơn. Đặc biệt, từng lớp suy nghĩ của nhân vật cô bé Liên, người chị cả trong nhà. Sống một cuộc đời hiu hắt, ngày ngày giúp mẹ dọn hàng, trông hàng, trông ra ánh đèn xiêu vẹo và đốm lửa từ gánh phở nhà bác Siêu, ngóng vọng ánh sáng chói lòa của chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng trong đêm buồn. Bao phủ lên đôi mắt của một đứa trẻ là sự cực nhọc, vất vả, dường như đứa bé đã bị số phận an bài cho một cuộc đời lam lũ, sống không có động lực, không có niềm tin hay giấc mơ. Xót xa thay cho một kiếp đời, kiếp đời sinh ra vào thời buổi loạn lạc, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, để rồi phải sống lay lắt qua ngày.

Nhưng xét đến cùng, giá trị nhân đạo luôn được Thạch Lam đề cao trong sự nghiệp văn chương của mình. Ông không bao giờ vùi dập con người, lên án xã hội để chỉ trích thói hư tật xấu của con người mà lấy đó làm động lực, làm lẽ sống, rằng dù xã hội có mục ruỗng và thối nát đến mấy, cái tâm con người vẫn là tâm sáng, tâm hướng thiện. Với tác phẩm "Sợi tóc", tác giả đã hoàn toàn thành công khi nêu bật được giá trị con người trong cuộc đời. Đứng giữa lằn ranh giữa thiện và ác, tốt và xấu được ví như sợi tóc mỏng manh, có thể đứt gãy bất kì lúc nào, nhân vật Thành - người kể chuyện trong tác phẩm đã trải qua cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt, giữa việc lấy "mấy tấm giấy bạc" với việc trả lại chiếc áo cho cậu em họ giàu có, đã lựa chọn cái thiện. Đã có những suy nghĩ rất thật lướt qua đầu nhân vật "Lấy mấy tờ, độ hai tờ - tại sao lại hai? Tôi không biết - thật dễ dàng quá.", "Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người vô ý - mà dẫu có ý cũng không ai biết được - tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầu giường Bân... Thế là xong, và gọn.", "Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lại cái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay từ chập tối, vậy nếu có người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi.", mọi sắp đặt chạy qua tâm trí nhân vật tôi như một luồng điện ý thức, ý thức về cái nghèo đói thống khổ của tầng lớp tri thức, có tài mà không có tiền. Nhưng cuối cùng, anh đã chọn trả lại chiếc áo bị cầm nhầm, lòng không khỏi "bần thần ngơ ngẩn", "muốn cái thời khắc này kéo dài mãi mãi". Vấn đề không nằm ở vài đồng bạc trăm, vấn đề nằm ở nhân cách con người, một người khôn khéo, luôn coi Bân là "kẻ ngốc" đã lựa chọn con đường làm người lương thiện, chiến thắng được cám dỗ, khiến tâm trí giãn ra như "một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường". Sự đấu tranh tư tưởng này được xây dựng với mục đích khẳng định niềm tin vào con người của tác giả. Thạch Lam là một cây bút yêu và trân trọng con người, với ông, con người tuy sống trong bùn lầy tăm tối, nghèo đói khổ sở vẫn phải "giữ lấy lề" sao cho ngay thẳng, thật thà. Nét đặc sắc trong ngòi bút Thạch Lam chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, để lại bài học làm người từ đời này sang đời khác vẫn luôn đúng đắn và thực tế.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nhan-xet-ve-sang-tac-cua-thach-lam-42122n.aspx
Lối viết tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, trừu tượng, Thạch Lam luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả qua các thế kỉ. Sử dụng ngôn từ gần gũi, thân thuộc, pha chút tri thức thanh nhã, tác giả mang đến hơi thở đặc trưng của một người có giáo dục, có học thức. Sống trong xã hội tăm tối ngột ngạt, con người trở nên bế tắc và trách cứ số phận, Thạch Lam chính là một luồng gió mát, một cây bút sáng giá và cũng là một tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương con người.

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Cảm nghĩ về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
Dàn ý phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Từ khoá liên quan:

nhan xet ve sang tac cua thach lam

, Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ viên chức

    Giấy tự nhận xét và đánh giá dành cho cán bộ công chức

    Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ viên chức là biên bản tự nhận xét và đánh giá về quá trình công tác của cán bộ công chức và viên chức nhà nước sau một thời gian như đánh giá theo tháng, đánh giá theo quý hoặc đánh giá th ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Mã Code Free Fire Mới Nhất tháng 3/2024, GiftCode FF OB44

    Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu Code Free Fire để nhận ngay kim cương và các phần thưởng giá trị khác, đồng thời các sự kiện Free Fire và cuộc thi cũng là nơi để kiếm được mã code để trải nghiệm trò chơi một cách thú vị hơn.