Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề là dạng bài quen thuộc trong chương trình học. Các em có thể tham khảo bài Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh), Ngữ văn 11, Kết nối tri thức, học kì 1 trên Taimienphi.vn để hiểu hơn về cách làm dạng bài này nhé.

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

nghi luan ve mot van de xa hoi con nguoi voi cuoc song xung quanh

Gợi ý làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

A. Dàn ý viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về vấn đề xã hội.
II. Thân bài:
- Giải thích.
- Biểu hiện.
- Bàn về ý nghĩa của vấn đề đó.
- Phản bác ý kiến trái chiều.
- Bài học nhận thức và hành động.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.

 

B. Bài văn mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) hay nhất

 

I. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - mẫu số 1:

1. Dàn ý bài văn nghị luận về việc sống có trách nhiệm:
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát vấn đề xã hội: Sống có trách nhiệm.
b) Thân bài:
- Giải thích: Sống có trách nhiệm đó là dám sống, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình.
- Biểu hiện của sống có trách nhiệm:
+ Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
+ Dám nhận lỗi sai.
+ Tham gia các hoạt động vì cộng đồng,...
- Ý nghĩa của sống có trách nhiệm:
+ Tìm kiếm những cơ hội mới.
+ Có được những mối quan hệ chất lượng.
+ Đạt được thành công trong công việc.
- Mở rộng vấn đề: Có một số người sống vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Họ bỏ bê việc học, bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội,...
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Sống có kỉ luật, rèn luyện các thói quen tốt như: tập thể dục, ngủ đúng giờ,...
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể vì lợi ích chung.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.

2. Bài mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) tham khảo:

Con người chúng ta sống không chỉ là cho riêng mình mà cần sống vì cả những người xung quanh. Vậy nên để cuộc đời thêm ý nghĩa, mỗi người cần phải sống có trách nhiệm.

Sống có trách nhiệm không chỉ là hoàn thành công việc được giao mà đó còn là dám sống, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình.

Lối sống này được biểu hiện bằng những hành động thiết thực như: cố gắng hoàn thành công việc được giao, dám nhận lỗi sai hay tham gia các hoạt động vì cộng đồng,...

Vậy tại sao trong cuộc sống, chúng ta cần sống có trách nhiệm? Khi bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì có thể kiếm tìm những cơ hội mới. Không chỉ vậy, lối sống đó sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ chất lượng. Cái đích cuối cùng mà bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn đạt được được đó là thành công về công việc, gia đình. Sống có trách nhiệm sẽ giúp bạn chinh phục được những thành tựu đó.

Sống có trách nhiệm là lối sống giúp bản thân có được nhiều giá trị trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng làm được. Có một số người sống vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Họ bỏ bê việc học, bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội,... Thậm chí, tệ hại hơn có người còn đánh mất mình. Điều đó thật đáng chê trách.

Mỗi người hãy rèn cho mình lối sống đó từ những việc làm từ nhỏ đến lớn. Đầu tiên, chúng ta cần sống có trách nhiệm với chính bản thân. Hãy tự học cách yêu lấy mình bằng cách sống có kỉ luật như: tập thể dục, ngủ đúng giờ,... Không chỉ vậy, hãy tích cực tham gia các hoạt động tập thể vì lợi ích chung. Điều đó sẽ giúp chúng ta làm được nhiều việc tốt cho cộng đồng.

Lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước văn minh, tiến bộ. Vậy nên ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người hãy rèn cho mình lối sống đó để đạt được những thành công trong cuộc sống.

Viet bai van nghi luan ve mot van de trong doi song

Đoạn văn mẫu hay nghị luận về một vấn đề xã hội

 

II. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - mẫu số 2:

1. Dàn ý bài văn nghị luận về vấn đề: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?
a) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát vấn đề xã hội: Học sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.
b) Thân bài:
- Giải thích:Tham gia các hoạt động ở địa phương đó là làm những công việc chung vì lợi ích của tập thể, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
- Ý nghĩa của việc làm:
+ Học hỏi những điều mới.
+ Sống có kỉ luật, có trách nhiệm.
+ Quen được thêm nhiều mối quan hệ mới.
+ Làm đẹp môi trường sống của mình.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số học sinh lười biếng, sống thiếu trách nhiệm với quê hương.
- Giải pháp để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động chung:
+ Nhà trường cần phải có những biện pháp tuyên truyền, vận động người học để ý thức được tầm quan trọng của việc làm đó.
+ Gia đình cần quan tâm, bồi đắp cho con cái tình yêu quê hương, đất nước.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.

2. Bài mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) tham khảo:

Học sinh có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vậy nên việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương là vô cùng cần thiết đối với mỗi người học.

Địa phương đó là nơi chúng ta sinh sống. Ở đó có các hoạt động tập thể như dọn vệ sinh môi trường, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,... Vậy nên có thể hiểu đơn giản tham gia các hoạt động ở địa phương đó là làm những công việc chung vì lợi ích của tập thể, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.

Vậy tại sao học sinh cần tham gia các hoạt động ở địa phương? Bởi lẽ trách nhiệm của mỗi chúng ta không chỉ là học tập trên trường mà còn là trực tiếp góp sức để xây dựng quê hương thêm tươi đẹp hơn. Khi chúng ta tích cực tham gia các hoạt động chung thì cũng chính là lúc đang học hỏi những điều mới. Đặc biệt, việc làm đó giúp ta sống có kỉ luật, có trách nhiệm và có được thêm nhiều mối quan hệ mới. Không chỉ vậy, mỗi học sinh khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương chính là đang làm đẹp môi trường sống của mình.

Trên thực tế, có rất nhiều học sinh tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương nhưng bên cạnh đó còn một số người lười biếng, luôn trốn tránh trách nhiệm. Có một số bạn còn không biết làm ngay cả những công việc đơn giản như dọn dẹp vệ sinh. Điều đó thật đáng khiển trách.

Làm thế nào để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ở địa phương là băn khoăn của những người lãnh đạo. Nhà trường cần phải có những biện pháp tuyên truyền, vận động để học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc làm đó. Gia đình cũng cần quan tâm, bồi đắp cho con cái tình yêu quê hương, đất nước. Có như vậy, học sinh mới yêu thêm nơi mình sinh sống, từ việc yêu quý mới dẫn đến hành động bảo vệ, làm giàu đẹp quê hương, tham gia hđ vì lợi ích chung của cộng đồng....

Nhưng sau tất cả, ý thức của mỗi người là điều quan trọng nhất. Mỗi học sinh hãy sống có trách nhiệm với địa phương. Chúng ta hãy biết sống vì lợi ích chung chứ không phải chỉ nghĩ riêng cho mình.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-mot-van-de-xa-hoi-con-nguoi-voi-cuoc-song-xung-quanh-76644n.aspx
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, các em chú ý thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và thuyết phục. Mời các em tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 bổ ích khác trên Taimienphi.vn như: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội, Viết đoạn văn trình bày điều tâm đắc khi đọc văn bản Tôi có một ước mơ.

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Nghi luan ve mot van de xa hoi Con nguoi voi cuoc song xung quanh

, Viet bai van nghi luan ve mot van de xa hoi, Viet bai van nghi luan ve mot van de trong doi song,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cảm nhận khi đọc Cây bút thần

    Cây bút thần là truyện cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc, truyện gửi gắm ước mơ về công lí, niềm tin vào cái thiện của nhân dân. Bài văn cảm nhận khi đọc Cây bút thần dưới đây không chỉ khái quát được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện mà còn thể hiện cảm nhận, quan điểm của người viết. Các em hãy cùng tham khảo nhé.