Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội hay nhất chọn lọc

Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Các em có thể tham khảo bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội, Ngữ văn 11, Kết nối tri thức, học kì 1 trên Taimienphi.vn để hiểu thêm về nhiều kiến thức trong cuộc sống nhé.

Đề bài: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội.

trinh bay y kien danh gia binh luan mot van de xa hoi

Gợi ý cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

A. Dàn ý trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội:

I. Mở đầu:
- Lời chào.
- Nêu khái quát vấn đề xã hội cần đánh giá.
II. Triển khai:
- Phân tích, diễn giải để làm rõ bản chất vấn đề.
- Nêu rõ ràng, cụ thể ý kiến đánh giá của bản thân về vấn đề.
- Đối thoại với những ý kiến khác biệt để củng cố quan điểm của mình về vấn đề.
III. Kết luận:
- Nêu ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.
 

B. Bài mẫu tham khảo trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội của học sinh giỏi

 

I. Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội hay nhất - mẫu số 1:

1. Dàn ý trình bày ý kiến về vấn đề Học Đại học có phải con đường duy nhất để kiến tạo tương lai?
a) Mở đầu:
- Lời chào.
- Khái quát vấn đề định nói: Học Đại học có phải con đường duy nhất để kiến tạo tương lai.
b) Triển khai:
- Vai trò của Đại học:
+ Có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực.
+ Học được phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề.
+ Có thêm những mối quan hệ mới
- Con đường khác để đi đến thành công:
+ Học nghề.
+ Khởi nghiệp.
=> Đại học không phải con đường duy nhất để kiến tạo tương lai.
c) Kết thúc:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Lời cảm ơn.

2. Bài mẫu Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội hay nhất chọn lọc tham khảo:

Đầu tiên cho phép mình được gửi lời chào đến cô và các bạn. Mình tên là Ngọc Ánh. Sau đây mình sẽ trình bày cho mọi người nghe về vấn đề: Học Đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng bàn về vai trò của Đại học đối với mỗi người. Đó là nơi đào tạo cho mọi người nhiều kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực. Không chỉ vậy, khác biệt giữa học phổ thông với học Đại học đó là: ở phổ thông chỉ đơn giản cung cấp kiến thức, còn việc học Đại học sẽ giúp chúng ta có thêm những phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề. Ngoài ra, những hoạt động ngoài giờ học: câu lạc bộ, tình nguyện,... sẽ giúp ta gặp gỡ, quen biết được nhiều bạn bè đến từ những vùng miền khác nhau. Vậy nên, được bước chân vào cánh cửa Đại học là ước mơ của nhiều phụ huynh và học sinh.

Mình không phủ nhận vai trò của Đại học, nhưng với mình, Đại học không phải con đường duy nhất để kiến tạo tương lai. Đó chỉ là con đường ngắn nhất mà thôi. Hiện nay, một số bạn trẻ lựa chọn học nghề như: đầu bếp, spa, pha chế,... thay vì đi học Đại học. Khi lựa chọn học những ngành nghề đó, họ được thực hành nhiều hơn. Do vậy, khi xin việc hoặc thực tập ở một số nơi, các bạn ấy tiếp thu rất nhanh và làm tốt. Ngoài ra, có một số người lựa chọn khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Thực tế, họ đã đạt được những thành công rực rỡ. Chương trình thực tế "Sinh ra từ làng" đã tôn vinh rất nhiều tấm gương sáng chăm chỉ nên có thu nhập cao. Ví dụ như anh Nguyễn Duy Thiên Ân ở

Nghệ An, dù mới 28 tuổi nhưng đã sở hữu trang trại gà mang lại thu nhập rất cao.

Nói như vậy không có nghĩa là ai khởi nghiệp cũng thành công. Lựa chọn của mỗi chúng ta chỉ là bước đầu mà thôi. Điều quan trọng là khi ta chọn lựa nó ta sẽ hành động như thế nào để đạt được thành công. Mình nghĩ rằng dù học Đại học hay đi con đường khác thì cũng cần cố gắng, kiên trì, nỗ lực. Nếu bạn chưa đủ khả năng để vào được cánh cửa Đại học thì cũng đừng nản lòng bởi lẽ cuộc sống luôn còn rất nhiều lựa chọn khác. Điều quan trọng là bạn tự biết mình nên làm gì và làm như thế nào.

Trong xu thế phát triển hiện nay, người học ngày càng có nhiều hướng đi cho riêng mình. Vậy nên Đại học không phải con đường duy nhất để đi đến thành công.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được góp ý từ mọi người.

Trinh bay y kien danh gia binh luan mot van de xa hoi

Cách viết bài thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

 

II. Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội - mẫu số 2:

1. Dàn ý trình bày ý kiến về vấn đề học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường:
a) Mở đầu:
- Lời chào.
- Khái quát vấn đề định nói:
b) Triển khai:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
+ Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
+ Rác thải xuất hiện ở khắp nơi.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm.
- Những việc học sinh nên làm trước tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Bảo vệ môi trường bằng cách dọn dẹp vệ sinh trường, lớp để mang đến không gian học lành mạnh.
+ Nâng cao ý thức bản thân, vứt rác đúng nơi quy định và dọn dẹp rác thải sau khi sử dụng.
+ Hạn chế sử dụng túi nilon nên thay bằng túi giấy đựng đồ ăn hoặc túi vải để bảo vệ môi trường.
+ Tiết kiệm điện và nước hàng ngày cũng là một việc làm thiết thực giúp bảo vệ môi trường sống.
+ Trồng cây để bảo vệ môi trường.
c) Kết thúc:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Lời cảm ơn.

2. Bài mẫu Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội hay nhất chọn lọc tham khảo:

Xin chào cô và các bạn. Tôi tên là Phương Thảo. Trong buổi học ngày hôm nay, tôi sẽ nói cho mọi người nghe về vấn đề học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Như tất cả mọi người đều biết, môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Đất là một trong các tài nguyên quý giá của con người. Tuy nhiên ngày nay, con người đã sử dụng đất trồng cây, đất gây rừng để thỏa mãn nhu cầu sống, xây dựng các công trình, khu công nghiệp, nhà máy. Vì vậy, từng mảng xanh của Trái Đất trở nên ít hơn trước. Nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nặng nề. Rất nhiều các khu công nghiệp nhà máy đã không chịu xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường làm nguồn nước chúng ta bị biến chất, khó mà trở lại thành một nguồn nước sạch để chúng ta có thể sinh sống.

Hàng loạt vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề báo động, được quan tâm nhất hiện nay. Hậu quả của nó để rất trầm trọng, hủy hoại môi trường sống của con người và động vật, hao hụt lượng lớn tài nguyên quý giá trên Trái Đất, ngoài ra còn gây các vấn đề về bệnh tật như ung thư, hô hấp,...

Nguyên nhân chủ yếu hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường chính là đến từ con người. Mọi người thường xuyên xả thải xuống dưới nước, đất vô tội vạ,... Có một số người còn nghĩ rằng đó không phải là nhà của mình, thì nơi nào họ cũng xả rác thải được, không quan tâm đến cộng đồng. Chính vì những cái suy nghĩ như vậy, đã trở thành một tấm gương không tốt cho mọi người về sau, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đứng trước hiện trạng đó thì mỗi học sinh nên hành động như thế nào? "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ", chúng ta hãy bắt đầu bảo vệ môi trường bằng cách dọn dẹp vệ sinh trường, lớp để mang đến không gian học tập lành mạnh. Mỗi người cần tự nâng cao ý thức bản thân, vứt rác đúng nơi quy định và dọn dẹp rác thải sau khi sử dụng. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế sử dụng túi nilon nên thay bằng túi giấy đựng đồ ăn hoặc túi vải để bảo vệ môi trường. Việc tiết kiệm điện và nước hàng ngày cũng là một việc làm thiết thực giúp bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt, một việc làm cực kì có ích cho học sinh đó là trồng cây để bảo vệ môi trường.

Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ hành tinh của mình. Việc làm đó không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân nào mà là của tất cả mọi người. Các hành động nhỏ nhưng được làm thường xuyên cũng sẽ góp phần rất lớn để bảo vệ môi trường.

Trên đây là bài nói của mình. Mình mong rằng qua bài nói trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-bay-y-kien-danh-gia-binh-luan-mot-van-de-xa-hoi-76645n.aspx
Khi trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội, người nói cần điều chỉnh giọng nói phù hợp, kết hợp giữa lời nói và các phương tiện phi ngôn ngữ. Các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh), Đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Viet bai thao luan ve mot van de xa hoi co y kien khac nhau

, Viet doan van nghi luan ve mot van de xa hoi, Trinh bay y kien danh gia binh luan mot van de xa hoi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Hướng dẫn viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học

    Mẫu viết nhận xét môn tiếng Việt bậc tiểu học mới nhất theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá tiểu học giúp giáo viên đưa ra những ghi nhận, đánh