Mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được sử dụng khi NLĐ đi nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ hay bị tạm giữ, tạm giam,... trong thời gian nhất định, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Các quy định về tạm hoãn hợp đồng và nội dung của mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được nêu tại bài viết sau, mời bạn đọc theo dõi.
Mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của người lao động, người sử dụng lao động về việc tạm thời không thực hiện hợp đồng trong một thời gian nhất định. Vậy nên viết thỏa thuận như thế nào cho đúng quy định? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Taimienphi.vn để có câu giải đáp.
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng là gì? Mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương mới nhất
* Danh mục từ viết tắt:
- NLĐ: Người lao động.
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.
1. Mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và cách viết
- Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Do đó, văn bản này sẽ được lập theo ý chí, thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.
- Bạn đọc có thể tham khảo mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sau đây:
Mẫu 1: Mẫu tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương đăng tải trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Mẫu 2: Mẫu tạm hoãn thực hiện hợp đồng do NLĐ và công ty tự lập.
* Tải trọn bộ các mẫu TẠI ĐÂY
* Cách viết văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Khi lập mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, cần đảm bảo các nội dung sau đây:
- Thông tin doanh nghiệp: Ghi chính xác tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật.
- Nội dung thỏa thuận:
Trong thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải có những thông tin:
+ Thông tin của người lao động: Họ và tên, vị trí làm việc (nêu rõ phòng, ban, phân xưởng làm việc).
+ Thông tin hợp đồng lao động mà NLĐ đang làm việc: Loại hợp đồng lao động, thời điểm bắt đầu thực hiện HĐLĐ.
+ Mã số bảo hiểm xã hội của NLĐ: Ghi chính xác.
+ Vấn đề tạm hoãn hợp đồng: Ghi rõ thời điểm bắt đầu tạm hoãn (ghi ngày tháng năm), thời gian tạm hoãn HĐLĐ (bắt đầu từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...).
+ Lý do xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng: Nêu rõ các lý do (theo mục 2 bài viết này).
- Chế độ của người lao động trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ.
- Thỏa thuận về việc quay lại thực hiện hợp đồng khi hết thời gian tạm hoãn.
- Người lao động, người sử dụng lao động ký và ghi rõ họ tên để xác nhận các nội dung đã thỏa thuận.
Riêng với những người muốn chấm dứt hợp đồng, thì có thể sử dụng Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mà chúng tôi đã chia sẻ.
2. Khi nào được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, người lao động thuộc một trong 08 trường hợp sau thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
- Đi nghĩa vụ quân sự, Dân quân tự vệ;
- Bị tạm giữ, tạm giam;
- Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở y tế về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Được ủy quyền làm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Được ủy quyền làm để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Các trường hợp khác do công ty và NLĐ thỏa thuận.
Người lao động được tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương khi nào?
3. Câu hỏi liên quan đến tạm hoãn hợp đồng
3.1. Tạm hoãn hợp đồng có cần báo trước không?
Điều 30, 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động chỉ nêu ra các trường hợp được tạm hoãn, quyền và lương của NLĐ và việc nhận lại NLĐ khi hết thời gian tạm hoãn, mà không quy định về nghĩa vụ thông báo tạm hoãn hợp đồng.
=>Chính vì vậy, việc báo trước với công ty sẽ căn cứ vào nội quy, quy định của công ty.
3.2. Có được đóng bảo hiểm khi tạm hoãn hợp đồng không?
Theo khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Trên đây là mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà người lao động, người sử dụng lao động có thể tham khảo. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các bên cùng thống nhất sử dụng Mẫu Quyết định tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay Mẫu tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương khác nhau. Tuy nhiên các mẫu đều phải đảm bảo nội dung pháp luật quy định.
https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-thoa-thuan-tam-hoan-thuc-hien-hop-dong-lao-dong-73853n.aspx
Cũng liên quan đến lĩnh vực hợp đồng lao động, bạn đọc có thể xem thêm Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mà chúng tôi đã chia sẻ trước đây.