Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất (Cập nhật 2023)

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là loại hợp đồng đặc trưng gắn với hoạt động hành nghề của luật sư. Đây là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng trong việc cung ứng dịch vụ pháp lý, đảm bảo đủ cơ sở thực hiện và giải quyết tranh chấp. Vậy, mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý như thế nào thì đạt yêu cầu?

Dịch vụ pháp lý là việc Luật sư, Văn phòng luật sư cung ứng dịch vụ và được nhận "thù lao, chi phí" tương ứng với công sức bỏ ra. Việc lập hợp đồng dịch vụ pháp lý là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Taimienphi.vn giới thiệu tới bạn đọc một số mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý thông qua bài viết sau đây.

hop dong dich vu phap ly la gi

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì? Cập nhật các mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý nhà đất với luật sư theo quy định pháp luật
 

Mục Lục bài viết:
1. Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?
2. Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư.
3. Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý.
3.1. Hình thức và nội dung chính của hợp đồng dịch vụ pháp lý.
3.2. Khi nào không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý?
3.3. Xử lý vi phạm về hợp đồng dịch vụ pháp lý.


1. Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?

- Hợp đồng dịch vụ pháp lý là hợp đồng được giao kết giữa luật sư (tổ chức hành nghề luật sư) và khách hàng về việc sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý của luật sư như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng hay các dịch vụ pháp lý khác.

- Việc ký kết dịch vụ pháp lý là điều bắt buộc phải làm khi luật sư nhận vụ việc của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nội dung này được thể hiện ở quy tắc 10.5 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

 

2. Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư

- Mẫu 01: Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất 2023.

Mau hop dong dich vu phap ly nha dat

- Mẫu 02: Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý thường xuyên.

Mau hop dong dich vu phap ly thuong xuyen

* Tải trọn bộ các mẫu TẠI ĐÂY

* Hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý.

- Mẫu hợp đồng được nêu trên về cơ bản khá chi tiết và cụ thể, độc giả sử dụng mẫu có thêm các nội dung về:

+ Số hiệu hợp đồng;

+ Về căn cứ pháp lý lập hợp đồng;

+ Thời gian, địa điểm lập hợp đồng;

+ Thông tin của bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý;

+ Dịch vụ pháp lý được cung cấp.

+ Thù lao, chi phí thực hiện cung ứng dịch vụ.

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng.

- Hai bên phải ký vào hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký.
 

3. Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý


3.1. Hình thức và nội dung chính của hợp đồng dịch vụ pháp lý

- Theo quy định tại Điều 26 Luật Luật sư 2006, hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ của khách hàng (hoặc người đại diện), của đại diện tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề cá nhân.

+ Nội dung dịch vụ pháp lý cung ứng: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng hay dịch vụ khác.

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng.

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên.

+ Phương thức tính, mức thù lao, chi phí khác nếu có.

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

- Trước đây, theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2011/TT-BTP, chỉ có các vụ, việc có mức thù lao từ 200 nghìn đồng trở lên mới phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản, tuy nhiên, quy định nãy cũng đã hết hiệu lực và hiện nay, khi thực hiện mọi hoạt động cung ứng dịch vụ thì luật sư phải ký hợp đồng.

Quy dinh ve hop dong dich vu phap ly

Quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Luật Luật sư 2006
 

3.2. Khi nào không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý?

- Quy định tại Luật Luật sư đòi hỏi luật sư khi thực hiện dịch vụ thì phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ 02 trường hợp:

+ Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
 

3.3. Xử lý vi phạm về hợp đồng dịch vụ pháp lý

- Tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng dịch vụ bằng văn bản thiếu một trong các nội dung theo quy định được nêu ở mục 4.1 thì bị phạt tiền từ 15 triệu - 20 triệu đồng theo Khoản 3, Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; trường hợp thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng bằng văn bản thì bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản là bắt buộc đối với quá trình hành nghề của luật sư, chính vì vậy, mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý thực sự có ý nghĩa quan trọng, giúp các tổ chức hành nghề, luật sư thiết lập hợp đồng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Liên quan đến hợp đồng dịch vụ, độc giả có thể tham khảo thêm Mẫu hợp đồng dịch vụ đào tạo do đội ngũ BTV pháp luật của Taimienphi.vn biên tập, tổng hợp.

https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-hop-dong-dich-vu-phap-ly-73803n.aspx

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Mẫu hợp đồng cho thuê xe du lịch mới nhất, đúng luật
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới, chuẩn xác năm 2023
Mẫu giấy vay tiền, giấy mượn tiền đơn giản, chuẩn pháp lý
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới nhất năm 2023
Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng 2023 chuẩn pháp lý
Từ khoá liên quan:

Mau hop dong dich vu phap ly

, hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn

    Hợp đồng sử dụng dịch vụ pháp lý

    Bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn và bên sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn sẽ tiến hành ký kết với nhau mẫu hợp đồng dịch vụ hỗ trợ pháp lý dài hạn, trong đó, có một số nội dung thỏa thuận quan trọng liên ...

Tin Mới