Người lao động trong mối quan hệ lao động là chủ thể yếu thế, đòi hỏi phải có một tổ chức đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình - đó là Công đoàn. Là một tổ chức đặc biệt, cơ cấu, hoạt động của công đoàn chịu sự điều chỉnh của Luật Công đoàn. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.
Để đảm bảo một hành lang pháp lý, phát huy được tối đa vai trò của một tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền lợi của người lao động, sự ra đời của Luật Công đoàn là tất yếu và hoàn toàn cần thiết.
Luật Công đoàn mới nhất 2023, nội dung Luật số 12/2012/QH13 của Quốc hội
1. Giới thiệu về Luật Công đoàn hiện hành
- Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13, có hiệu lực ngày 01/01/2013 là Luật Công đoàn mới nhất thay thế cho Luật Công đoàn năm 1990.
- Luật Công đoàn 2012 gồm có 33 Điều trong tổng số 06 chương. So với Luật Công đoàn năm 1990 thì tăng thêm 02 chương, 14 Điều Luật.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Công đoàn:
+ Quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
+ Chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn;
+ Quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn;
+ Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn;
+ Bảo đảm hoạt động của Công đoàn;
+ Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
Giữa Luật công đoàn và Luật lao động có mối quan hệ thống nhất xuất phát từ chủ thể chính yếu là người lao động và người sử dụng lao động.
* Tải Luật Công đoàn 2012 TẠI ĐÂY
Tổ chức công đoàn là gì? Vai trò của công đoàn với người lao động?
2. Công đoàn là gì theo quy định của Luật Công đoàn?
- Tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012 đã đưa ra định nghĩa về công đoàn, theo đó, Công đoàn được hiểu là:
+ Tổ chức chính trị -xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện;
+ Là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam;
+ Chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Đại diện cho người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
+ Tham gia quản lý nhà nước, kinh tế xã hội;
+ Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
+ Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, ngay tại định nghĩa về công đoàn cũng đã cho thấy được vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa quan trọng của tổ chức này trong lĩnh vực lao động và các lĩnh vực khác, góp phần bảo vệ triệt để quyền lợi của người lao động.
Tham gia vào tổ chức công đoàn các cấp, người lao động cần đóng Đoàn phí hàng năm. Chi tiết về mức đóng đoàn phí cho các đoàn viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
3. Nội dung chính của Luật Công đoàn 2012
Trên cơ sở nội dung cơ bản của Luật Công đoàn, sau đây là một vài điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2012 so với Luật Công đoàn 1990:
- Chương I: Những quy định chung.
Điểm mới: Quy định rõ hơn về định nghĩa công đoàn, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ, hệ thống tổ chức công đoàn.
- Chương II: Quyền, trách nhiệm của công đoàn và đoàn viên công đoàn.
Điểm mới: Bổ sung quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn;
- Chương III: Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn. Đây là chương mới được bổ sung với 03 điều luật quy định cụ thể.
- Chương IV: Những bảo đảm hoạt động của công đoàn.
Điểm mới: Quy định cụ thể hơn cho từng lĩnh vực bảo đảm cụ thể, ví dụ bảo đảm về tổ chức, cán bộ; bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn;...
- Chương V: Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn. Đây là chương mới bổ sung so với Luật Công đoàn 1990.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-cong-doan-73765n.aspx
Cho đến nay Luật Công đoàn 2012 vẫn được áp dụng hiệu quả, về cơ bản tổ chức này ở nhiều doanh nghiệp cũng đã phát huy được vai trò, chức năng của mình trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Để có thêm nhiều kiến thức pháp luật hay, hữu ích, bạn đọc có thể tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác như: Luật an ninh mạng, Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật công chức, ...