Công nghệ phát triển thì máy quét Scan cũng là một thiết bị phổ biến, bạn muốn lưu giữ hình ảnh các tài liệu hay hồ sơ vào máy tính thì máy Scanner sẽ giúp bạn làm việc này
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn máy scanner - một thiết bị kết nối ngoại vi cho phép bạn muốn chuyển những tải liệu dạng văn bản thành tệp tin lưu trên máy tính để phục vụ công việc. Cũng như lưu giữ các tài liệu hồ sơ quan trọng vào máy tính dưới dạng các file ảnh
Cách lựa chọn máy Scanner hiệu quả nhất
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại máy Scanner khác nhau cùng các thông số kỹ thuật đi kèm. Vì thế các loại máy sẽ có nhưng loại đặc tính riêng phù hợp với từng loại công việc cho người sử dụng
Thứ 1: Máy quét Hand-Held
Đây là loại máy quét hình ảnh cầm tay khá nhỏ gọn và cơ động phù hợp cho quét hình ảnh ở một vùng nhỏ hay một vùng lớn. Loại máy này tuy có tính cơ động khá cao nhưng về chất lượng hình ảnh thì không được tốt cho lắm nên nó chỉ được sử dụng để quét mã vạch
Thứ 2: Máy quét Sheet-fed
Là loại máy quét phải nạp giấy vào giống như một chiếc máy in vậy. Phù hợp cho việc quét tài liệu theo từng trang rời nhưng với những tài liệu đống tệp thì loại máy này không hỗ trợ. Và nhược điểm của nó là hình ảnh thu được chỉ được đánh giá ở mức trung bình chứ không cao
Thứ 3: Máy quét Flatbed
Loại máy này có cơ chế hoạt động gần giống một chiếc máy photocopy. Tài liệu cần quét sẽ được đặt lên tấm kính phẳng của máy và đèn sẽ di chuyển để quét hình ảnh. Đây là loại máy cho chất lượng hình ảnh sắc nét nhất
Thứ 4: Máy quét 3D Scanner
Được sử dụng để quét các vật thể 3 chiều dùng trong các trường hợp tạo các mô hình 3 chiều. Thường thì đây là lựa chọn của các nhà sản xuất trong nghành công nghiệp giải trí
Thứ 5: Máy quét hình đa chức năng
Máy quét đa năng này được kết hợp nhiều chức năng trên một chiếc máy như: quét hình ảnh, in, photocopy, fax,.... máy có chức năng quét hình nhưng cũng có thể in trắng đen hay in màu. Thực tế thì đây là loại máy được sử dụng nhiều trong qui mô các văn phòng nhỏ.
Ngoài những tổng quan về các loại máy thì thông số kỹ thuật cũng khá được quan tâm. Dưới đây sẽ là một số thông số kỹ thuật cho các loại máy quét Scanner
Về nhà sản xuất
Trước khi mua máy thì vấn đề về nhà sản xuất luôn được người sử dụng quan tâm. Tuy nhiên rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác là nên lựa chọn nhà sản xuất nào hay thương hiệu gì cho tốt nhất. Ví dụ máy quét của Canon là loại máy thông dụng và phù hợp túi tiền nhất và thường được sử dụng cho gia đình. Còn Epson thì phù hợp với các bạn trong nghành đồ họa hơn. HP thì là lựa chọn của đa số dân văn phòng
Về bộ cảm biến hình ảnh
Hầu hết máy quét thông thường sử dụng cảm biến CCD. Những nhà sản xuất này sử dụng một ống kính quang học, tập trung hình ảnh vào các tế bào CCD. Những điều này làm tăng thêm chi phí đáng kể và kích thước, nhưng bộ cảm biến CCD cho chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Các máy quét nhỏ gọn và siêu mỏng hiện nay sử dụng một chip CIS khác. Các loại chip này thường nhỏ và rẻ tiền, không có hệ thống quang học và có nguồn ánh sáng LED tích hợp bên trong bộ cảm biến. Cảm biến CIS có kích thước lớn hơn chiều rộng của bề mặt quét, và nó hoạt động ở khảng cách rất gần với tiếp xúc bề mặt
Về bộ phận nạp giấy tự động
Chức năng này giúp bạn giảm thiểu công việc phải nạp từng trang. Nhưng bộ phận này thường được tách rời ở các máy quét có giá thành thấp, và được tích hợp sẵn ở những máy quét đa năng
Về độ phân giải
Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh của sản phẩm. Hơn nữa độ phân giải của một scanner cũng được phân làm 2 loại, đó là độ phân giải quang học chính là độ phân giải thực của máy quét và độ phân giải nội suy . Các máy quét hiện nay thường có độ phân giải là 2400 dpi
Về độ sâu màu
Là số lượng màu sắc của ảnh mà máy đã quét có thể nhận dạng và lưu trữ được. Tuy nhiên yếu tố này không còn quan trọng lắm vì hầu hết các máy quét hiện nay đều có độ sâu màu khá cao là 42 hay 48 bit.
Về kích thước và tốc độ quét
Kích thước tối đa của tài liệu để quét là khổ giấy A4 (210x297 mm), đây là kích thước của một trang tài liệu thông dụng của Việt Nam và khổ giấy Letter (216x279 mm) được người Mỹ sử dụng
Về chuẩn giao tiếp
Với các máy quét thế hệ cũ thì chuẩn giao tiếp thường là công giao tiếp chung với kết nối của máy in hoặc cổng USB 1.0. Các máy cao cấp hơn sử dụng cổng SCSI giúp tốc độ nhanh và ổn định hơn trong mạng LAN.
Về phần mềm
Khi bạn mua một chiếc máy quét hình thì đi kèm với máy là đĩa CD/DVD và phần mềm xử lý ảnh, phần mềm nhận dạng ký tự quang học cho phép bạn có thể quét các trang văn bản để chuyển chúng từ dạng ảnh quét sang dạng văn bản
Phụ kiện kèm theo máy quét
Thông thường thì phụ kiện kèm theo máy Scan thường có Adapter, dây nối USB, bộ phận hỗ trợ quét phim và bộ phận hỗ trợ nạp giấy
Chế độ bảo hành cho máy
Thời gian phổ biến đó là 1 năm sử dụng với các lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, còn các lỗi vật lý thì nhà sản xuất không hỗ trợ bảo hành trong trường hợp này
Hi vọng rằng sau bài viết này thì việc lựa chọn cho công ty, hay gia đình bạn một chiếc máy quét Scanner sẽ không còn là điều khó khăn nữa.
https://thuthuat.taimienphi.vn/lua-chon-may-scanner-1390n.aspx