Lễ hội Gò Đống Đa thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tết âm lịch hàng năm để tưởng nhớ đến chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Trong chủ đề kể về một ngày lễ hội mà em biết hôm nay, các em hãy kể về ngày hội gò Đống Đa để giới thiệu, giúp người đọc dễ hình dung ra điểm nổi bật, nét đẹp văn hóa của ngày lễ hội truyền thống này.
Đề bài: Kể về ngày hội gò Đống Đa
Kể về ngày hội Gò Đống Đa, Bài văn kể về lễ hội Gò Đống Đa hay, tuyển chọn
Bài làm:
Mẹo Cách viết một đoạn văn ngắn hay, điểm cao
"Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò
Mùng Năm Tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Mùng Năm giỗ trận tưng bừng
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông..."
Bài thơ Gò Đống Đa của Hằng Phương đã in đậm trong tâm trí mỗi người về trận chiến thắng lịch sử của vua Quang Trung. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử với dấu ấn đậm nét về cuộc chiến đấu vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Và ngày nay, lễ hội gò Đống Đa được xem như một trong những lễ hội nổi bật của văn hóa Việt Nam.
Lễ hội Đống Đa được xem là lễ hội mừng chiến thắng, mừng chiến công, chiến tích lẫy lừng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch. Địa điểm tổ chức tại phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Trong ngày hội có rất nhiều hoạt động sôi động, náo nhiệt. Lễ rước Rồng lửa Thăng Long là phần lễ vô cùng độc đáo. Năm 1789, khoảng hơn 200 năm trước, đây là một nơi chiến trường vô cùng ác liệt. Đêm ngày mùng 4, rạng ngày mùng 5 Tết đã diễn ra trận đánh khiến quân giặc tiêu tan. Buổi sáng ngày hội, những người có chức sắc trong làng đã tụ họp đông đủ để chuẩn bị cho đại lễ. Đến tầm 12 giờ trưa, người dân thực hiện việc rước thần để ăn mừng chiến thắng. Đám rước được diễn ra vô cùng long trọng, trang nghiêm nhưng cũng rất sôi nổi với nhiều gam màu sắc khác nhau. Sự hoành tráng, công phu của lễ hội cũng được thể hiện qua phần rước này. Lễ hội gò Đống Đa từ lâu đã trở thành quốc lễ, trở thành một lễ hội mang tầm vóc quốc gia.
Sau phần lễ với những nghi thức vô cùng trang trọng và uy nghiêm, đến với phần hội thú vị với nhiều trò chơi cùng những phần trình diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc như múa lân, múa rồng, đấu vật, cờ người, chọi gà... Ngoài ra, một điểm đặc biệt nữa của phần hội mà người tham dự lễ hội này không thể bỏ qua chính là phần đánh trống hiệu lệnh của nghĩa quân Tây Sơn. Trong đó bao gồm có nhiều hoạt động như rước rồng lửa, đọc diễn văn, đọc những câu nói vô cùng nổi tiếng của vua Quang Trung trước kia với sắc thái vô cùng oai hùng, giọng đọc trang nghiêm, đầy mạnh mẽ như "Đánh cho nó chính luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ". Ngoài ra, trong phần hội còn có nhiều trò chơi mang tinh thần thượng võ của con người Việt Nam như võ cổ truyền hay múa côn quyền... Chính bởi ý nghĩa vô cùng trang nghiêm của lễ hội và tầm ảnh hưởng của nó nên năm 1962, Nhà nước đã công nhận gò Đống Đa là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Thắng lợi của Quang Trung Nguyễn Huệ năm xưa đã trở thành một chiến tích ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Chính vì thế, những nét văn hóa còn lưu giữ lại ngày nay đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và văn hóa của con người Việt Nam. Lễ hội gò Đống Đa và chiến thắng lịch sử của Quang Trung sẽ còn mãi trong tâm trí của con người Việt Nam, là sự khẳng định về một tinh thần thượng võ, về ý chí quyết chiến quyết thắng, tượng trưng cho ý chí, bản lĩnh của con người Việt Nam.
--------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-ve-ngay-hoi-go-dong-da-44914n.aspx
Cùng với bài văn Kể về ngày hội gò Đống Đa, để rèn luyện kỹ năng viết các bài văn kể chuyện, các em học sinh có thể tham khảo các bài văn hay lớp 6 khác như Kể về ngày hội Lim, Kể về ngày hội Đền Hùng, Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn, Kể về ngày hội đua thuyền. Hi vọng những bài văn mẫu trên đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ cho quá trình làm văn của các em học sinh trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.