Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ

Ngoài bức tranh phố huyện ngột ngạt, tù túng và chân dung những mảnh đời nhỏ bé, sống lay lắt nơi xóm trọ nghèo tàn tạ, hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ cũng trở thành một hình ảnh ấn tượng, mang lại cho người đọc những suy nghĩ và cảm xúc rất khác biệt.

 

Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ

 

hinh anh con tau trong hai dua tre

 

Bài văn mẫu Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ

 

Bài làm

 

Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông, trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành

Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. Cuộc sống "đang cùn đi, gỉ đi" (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hi vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua "ngọn lửa xanh biếc" và tiếng còi "trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi". Gần hơn, con tàu hiện ra với "một làn khói bừng sáng trắng", với "các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường". Mọi hình ảnh, âm thanh, ánh sáng... của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An nói với Liên: "Tàu hôm nay không đông chị nhỉ". Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ nhất, chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề tư tưởng "cuộc sống đang tàn lụi" của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói của An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm.

Chúng tôi muốn nói tới ba câu văn, đoạn văn sau:

- "Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì".

- "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?".

- "Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố".

Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn thứ ba là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà Liên bán hàng "chẳng ăn thua gì". Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như mọi khi. Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập "đèn sáng cho đến nửa đêm" giờ chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng then cài, chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên, chúng ta nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam Cao mà để các hình thức nghệ thuật tự "lên tiếng". Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc là vì vậy.

Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất biểu trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những tâm hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác "vui vẻ và huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu". Trên nền cảm nhận về sự đối lập của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay cuộc sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện hai chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi sân ga, Liên lập tức "lặng theo mơ tưởng". Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn "Liên lặng theo mơ tưởng", Thạch Lam hình như cũng đang đau đầu về một sự đổi thay!

 

📌 Một số bài viết hay về truyện ngắn Hai đứa trẻ
📝Soạn bài Hai đứa trẻ - Ngữ Văn lớp 11
📝bức tranh phố huyện và tâm trạng của Liên - Ngữ Văn lớp 11

https://thuthuat.taimienphi.vn/hinh-anh-con-tau-trong-hai-dua-tre-42140n.aspx
 

Tác giả: Chipu     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
Từ khoá liên quan:

Từ khóa

,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ

    Sơ đồ tư duy nhân vật Liên, bức tranh phố huyện

    Với chất văn nhẹ nhàng thấm đẫm chất trữ tình, Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã dựng lên khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn buồn, tàn tạ đến thê lương với những kiếp người bé nhỏ, cùng theo dõi Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ để hiểu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm này.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách chuyển Word sang PDF trực tuyến, miễn phí

    Việc Chuyển Word sang PDF giúp bạn dễ dàng xem tài liệu mà không gặp phải lỗi chữ hay font. Cách này cũng làm việc gửi tài liệu trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Bạn có thể sử dụng phần mềm như SmallPDF hoặc Word để chuyển đổi online hoặc offline.