Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện là chi tiết đặc sắc mang nhiều ý nghĩa trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Cùng với việc Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, các em sẽ hiểu hơn về ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu cũng như dụng ý nghệ thuật của bài. Với những thông tin có được, các em có thể ôn tập và làm tốt hơn các đề văn phân tích bức tranh phố huyện sau này.

Đề bài: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

phan tich hinh anh chuyen tau dem chay qua pho huyen trong truyen ngan hai dua tre

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ


I. Dàn ý Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ


1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ và hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.


2. Thân bài

a. Khung cảnh phố huyện nghèo:
- Rác rưởi bị vứt bỏ đầy đường, tiếng ồn ào huyên náo chẳng còn, mùi ẩm bốc lên,...
- Màn đêm dần buông xuống, đâu đó có những ánh đèn le lói nơi nhà bác Xẩm, chị Tí,...
- Đêm về, cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra như vậy, chị em Liên dọn quầy tạp hoá nhỏ ra bán,
- Chị Tí dọn hàng nước bán cho mấy anh lính lê hay phụ gạo, phụ xe, bà cụ Thí tới mua rượu, hàng phở bác Siêu cũng dần đến trong tiếng kẽo kẹt của gánh đòn,....
=> Tất cả đều quen thuộc, đều không có gì là thú vị với chị em Liên, duy chỉ có một điều khiến hai chị em chờ đợi đó là chuyến tàu từ trên phố Hà Nội đi ngang qua, một hoạt động diễn ra cuối ngày nơi phố huyện.

b. Lí do đợi tàu của chị em Liên:
- Theo lời mẹ dặn, cố thức đến khi tàu xuống để đón khách, họ tranh thủ khi tàu dừng ghé lại mua dăm ba gói thuốc, vài ba bao diêm nơi hàng nhà
- Liên và An đều muốn thức đến lúc ấy là bởi vì muốn được nhìn chuyến tàu đêm đó.

c. Cảnh trước khi chuyến tàu gần đến:
- Trống cầm canh phố huyện đánh lên vài tiếng động vang xa
- Vài ba người cầm đèn lồng có các bóng dài đi ngang trước quầy tạp hóa
- Những người bán hàng chờ đợi vài ba vị khách phương xa ghé đến

d. Cảnh đoàn tàu đến:
- Chị em Liên nhìn tuyến tàu bằng sự tò mò xen lẫn háo hức
- Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.
- Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. "Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kèn lấp lánh, và các cửa kính sáng

e. Khi chuyến tàu đi qua:
- Còn những đốm than đỏ bay trên đường sắt
- Màu bóng tối lại bao trùm
- Lòng An và Liên đều trống rỗng, nuối tiếc.

f. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:
- Gợi nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên, đủ đầy
- Chuyến tàu cũng mang đến màu sắc của tương lai, của một thế giới khác, đó là một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin


3. Kết bài

Cảm nghĩ về giá trị của chi tiết chuyến tàu đêm.

 
II. Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam phải kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, truyện kể về những kiếp người nghèo khổ trong cuộc sống tàn lụi nơi phố huyện, song lấp lánh trong đó còn có cả sự yêu thương, những ánh sáng hy vọng dù nhỏ bé trong cuộc đời mỗi người nơi đây. Bên cạnh những chi tiết tiêu biểu như ngọn đèn dầu của chị Tí, cảnh chợ tàn,...còn có một hình ảnh khác khiến ta không khỏi nghĩ suy- đó là hình ảnh chuyến tàu đêm qua huyện nghèo.

Khi chợ đã vãn nơi phố huyện cũng là lúc cái nghèo, cái đói hiện lên rõ rệt nhất. Những rác rưởi bị vứt bỏ đầy đường, tiếng ồn ào huyên náo chẳng còn, mùi ẩm bốc lên,...Màn đêm dần buông xuống, đâu đó có những ánh đèn le lói nơi nhà bác Xẩm, chị Tí,...nhưng những ánh sáng nhỏ nhoi ấy chẳng thể nào có thể xua tan đi bóng tối đang dần bao trùm lên phố huyện. Đêm về, cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra như vậy, chị em Liên dọn quầy tạp hoá nhỏ ra bán, chị Tí dọn hàng nước bán cho mấy anh lính lê hay phụ gạo, phụ xe, bà cụ Thi tới mua rượu, hàng phở bác Siêu cũng dần đến trong tiếng kẽo kẹt của gánh đòn,....Hoạt động còn người vẫn diễn ra đấy thôi nhưng sao thật nhạt nhẽo, buồn thương. Tất cả đều quen thuộc, đều không có gì là thú vị với chị em Liên, duy chỉ có một điều khiến hai chị em chờ đợi đó là chuyến tàu từ trên phố Hà Nội đi ngang qua, một hoạt động diễn ra cuối ngày nơi phố huyện.

Liên và An muốn đợi tàu với hai lý do. Thứ nhất là theo lời mẹ dặn, cố thức đến khi tàu xuống để đón khách, họ tranh thủ khi tàu dừng ghé lại mua dăm ba gói thuốc, vài ba bao diêm nơi hàng nhà. Thứ hai, cũng là lý do chính mà Liên và An đều muốn thức đến lúc ấy là bởi họ muốn được nhìn chuyến tàu đêm đó.

Khi trống cầm canh phố huyện đánh lên vài tiếng động vang xa, vài ba người cầm đèn lồng có các bóng dài đi qua cũng là lúc báo hiệu tàu dần đến. Liên nghe tiếng bác phở Siêu cất lên trong niềm vui nhỏ bé:

" Đèn ghi đã ra kia rồi.". Cố ngẩng về phía tàu, Liên thấy thứ ánh sáng xa xa quên thuộc: "ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi". Và lắng nghe tiếng âm thanh phát ra từ chiếc tàu dài khổng lồ kia" còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi". Rồi trong tiếng nhẹ nhàng, Liên hối thúc em dậy để kịp nhìn tàu đến, trong khoảnh khắc ấy, cả hai đều ánh lên niềm vui khôn tả, cố căng mắt để cảm nhận hết tất thảy những ánh sáng, yêu thương và sự thú vị mà đoàn tàu mang đến. "Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kèn lấp lánh, và các cửa kính sáng. Dù hôm nào tàu cũng qua phố huyện nhưng lần nào đến tàu cũng mang lại cho hai chị em Liên cả sự tò mò và thích thú. Chuyến tàu qua được miêu tả vô cùng cụ thể, từ ánh sáng, đến hoạt động của những người trên các toa, từ âm thanh xa xa đến tiếng ồn vội vã khi tàu đến. Khi tàu đêm qua đi, chỉ còn những đốm than đỏ bay trên đường sắt và màu bóng tối lại bao trùm cũng là lúc mà trong lòng cả An và Liên đều trống rỗng, nuối tiếc.

Chuyến tàu đêm đến trong sự đợi chờ, mong mỏi và rời đi trong nỗi hụt hẫng, tiếc nuối. Chuyến tàu đêm khiến Liên nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên. Chuyến tàu cũng mang đến màu sắc của tương lai, của một thế giới khác, đó là một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin, của một thế giới khác đầy vui vẻ, an yên. Nó khác xa với thế giới của những ngọn đèn tàn, của sự tĩnh mịch, tù túng nơi đây.

Chuyến tàu đêm đi qua, ta càng thấy thương cảm cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện, họ bị cái đói, cái khổ vùi dập trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối, trong màn đêm của sự tù túng, nhạt nhoà họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn

cho chính cuộc đời mình và mọi người. Ánh sáng của đoàn tàu chở cả những mơ ước nhỏ bé của chị em Liên, của những người dân nơi phố huyện, họ mơ ước một cuộc sống mới, huyên náo và vui vẻ, hạnh phúc và bình yên, họ luôn khát khao vươn mình trước bóng tối với sự mong mỏi về một tương lai sẽ mới mẻ hơn.

Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi nhưng quả cái nhìn đầy nhân văn của Thạch Lam đã làm cho giá trị của tác phẩm thêm phần sâu sắc.

-------------- Hết ----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-anh-chuyen-tau-dem-chay-qua-pho-huyen-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-55443n.aspx
Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm hay, đặc sắc của tác giả Thạch Lam. Bên cạnh việc tham khảo bài mẫu Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, bài Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ, Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ,..., cũng là những bài học quan trọng giúp các em củng cố thêm kiến thức về văn bản, rèn luyện cách viết một bài văn hay, đặc sắc.

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và phát biểu cảm nhận của mình
Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Từ khoá liên quan:

Phan tich hinh anh chuyen tau dem chay qua pho huyen trong truyen ngan Hai dua tre

, Hinh anh chuyen tau dem qua pho huyen trong tac pham Hai dua tre, hinh anh chuyen tau dem chay qua pho huyen,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ

    Sơ đồ tư duy nhân vật Liên, bức tranh phố huyện

    Với chất văn nhẹ nhàng thấm đẫm chất trữ tình, Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã dựng lên khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn buồn, tàn tạ đến thê lương với những kiếp người bé nhỏ, cùng theo dõi Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ để hiểu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm này.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.