Dàn ý thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có một chi tiết đặc sắc, thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện, đó chính là cảnh đợi tàu. Để tìm hiểu thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ, các bạn học sinh cùng tham khảo dàn ý chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.

Dàn ý thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ

1. Mở bài

- Thạch Lam là nhà văn có phong cách viết độc đáo, truyện không có cốt truyện, lời lẽ giàu chất thơ chất nhạc, bút pháp đậm tư tưởng nhân đạo.
- Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thông qua cảnh hai đứa trẻ ngồi đợi chuyến tàu đêm muộn nhà văn đã biểu lộ những ý nghĩa và thông điệp đầy tính nhân văn cho độc giả.

2. Thân bài

* Cảnh đợi tàu khiến độc giả hiểu ra được nhiều điều:
- Những con người như chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác xẩm dẫu chẳng làm ăn buôn bán được bao nhiêu vào đêm tối nhưng tối nào cũng đều đặn dọn hàng đến đêm muộn.
- Họ đang chờ đợi một cái gì đó nhộn nhịp nào nhiệt khác hẳn với cái màu u ám, trầm buồn của khu phố tỉnh lẻ này. Đó chính là chuyến tàu từ Hà Nội về, mang đến thứ ánh sáng và âm thanh rực rỡ náo nhiệt.
* Hình ảnh chuyến tàu:
- Trước khi tàu đến, hình ảnh chuyến tàu mơ hồ trong tiếng gọi của bác Siêu, trong ánh mắt của nhân vật Liên, từ đó nhìn ra được cảm giác mong chờ của những con người phố huyện.
- Khi tàu đến rầm rộ mang theo thứ ánh sáng sáng rực, lấp lánh, tiếng người đông vui lố nhố.
- Khi tàu đi để lại những đốm lửa tung bay và theo ánh mắt của Liên là những chấm xanh xanh dần mất hút trong đêm tối.
=> Bộc lộ rõ nét tâm trạng của người dân phố huyện, háo hức và mong chờ.
* Ý nghĩa của chuyến tàu với người dân phố thị:
- Đoàn tàu mang một chút thế giới khác đi qua, khác với cái phố huyện tối tăm, u buồn, là món quà tốt đẹp của cuộc sống.
- Đó chính là tượng trưng cho những khao khát, những hy vọng mong manh về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
* Ý nghĩa của chuyến tàu với chị em Liên:
- Đối với An, chuyến tàu chính là một món quà của cuộc sống, thay thế cho những món đồ chơi mà em không có được, khơi gợi trong tâm hồn non nớt của em những tưởng tượng phong phú.
- Đối với Liên chuyến tàu mang đến cho chị những xúc cảm mơ hồ khó hiểu, gợi nhắc về một thời quá vãng xa xăm, đồng thời khiến chị ý thức rõ ràng hơn về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân nơi đây.
* Thông điệp mà Thạch Lam muốn nhắn nhủ:
- Dẫu cuộc sống có khốn khó, vất vả và bế tắc đến chừng nào thì con người ta vẫn không bao giờ được thôi khát vọng, thôi mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn.
- Những hy vọng, khát khao ấy vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi con người dù già hay trẻ và chúng được nuôi dưỡng bằng một tâm hồn lạc quan, yêu đời, bằng tình thương cảm, gắn kết những con người với nhau.
- Ở giữa một khung cảnh tàn, vẫn có những tâm hồn không tàn như chị em Liên, chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác xẩm.

3. Kết bài

- Nghệ thuật: Ngôn từ giàu chất thơ, lối viết không có cốt truyện.
- Nội dung:
+ Khắc họa rõ nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng, chất chứa những nỗi u buồn, khó nhọc, thông qua đó nhà văn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của những con người quẩn quanh bế tắc.
+ Đồng thời trân trọng niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn thông qua cảnh đợi tàu của chị em Liên và nhắn nhủ những thông điệp về tinh thần sống lạc quan của con người.

>> Xem bài mẫu: Thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ

-------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-thong-diep-va-y-nghia-canh-doi-tau-trong-hai-dua-tre-51085n.aspx
Như vậy, với dàn ý Thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ trên đây đã phần nào hỗ trợ các em học sinh dễ dàng hơn trong việc viết hoàn chỉnh bài văn. Em cùng đón đọc thêm một số bài văn hay lớp 11 khác: Phân tích tính nghệ thuật trong Hai đứa trẻ; Chất thơ trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam; Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?; Ấn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam; Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ;... 

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ
Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ
Từ khoá liên quan:

Dan y thong diep va y nghia canh doi tau trong Hai dua tre

, dan y phan tich canh doi tau trong truyen hai dua tre, dan y phan tich hinh anh doan tau trong truyen ngan hai dua tre,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý văn tả cảnh buổi sáng trong công viên

    Triển khai bài văn tả cảnh công viên buổi sáng

    Văn tả cảnh buổi sáng trong công viên là một trong số những đề tài mà các em học sinh thường xuyên gặp phải. Làm thế nào để hoàn thiện tốt bài văn tả cảnh cũng như có thể đáp ứng đúng yêu cầu mà thầy cô đưa ra đây là mon ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng hay, ngắn gọn tuyển chọn

    “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm nổi bật của văn học thời chống Pháp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bài thơ vô cùng ý nghĩa này qua bài phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng, Ngữ văn 12, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây nhé!