Em hiểu câu nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" như thế nào?

Các em hiểu câu nói Lửa thử vàng, gian nan thử sức như thế nào?, hãy trình bày suy nghĩ và cách hiểu câu nói này dưới dạng bài văn nghị luận ngắn để thuyết phục người đọc người nghe, thông qua đó em cũng rèn luyện cho mình kĩ năng trình bày quan điểm, chính kiến của bản thân trước một vấn đề nào đó.
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2

em hieu cau noi lua thu vang gian nan thu suc nhu the nao

Em hiểu câu nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" như thế nào?

 

Bài mẫu số 1: Em hiểu câu nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" như thế nào?

Trong cuộc sống, một trong những bí quyết giúp cho chúng ta thành công là vượt khó. Trên đường đời chúng ta đâu chỉ có hoa thơm cỏ lạ, mà trước mắt là bao chông gai. Đế đạt được thành công của mình đòi hỏi con người ta phải có nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách. Vì vậy, câu tục ngữ là lời khuyên, là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta:

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Thật vậy, ông cha ta đưa ra hình ảnh hết sức gần gũi quen thuộc. Muốn xem tuổi vàng thì phải thử vàng bằng lửa, ngọn lửa càng cao độ chừng nào thì tuổi vàng càng rõ chừng ấy. Vàng được lửa đốt thì mới định được giá trị của nó. Con người cũng vậy, trước khó khăn mới biết được sức mình, nguy hiểm mà vẫn tiến lên không lùi bước mới có nghị lực.

Cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách con người phải có nghị lực và tài năng. Tài năng chính là biết được sức mình và biết được phải đi bằng con đường nào, lựa chọn giải pháp nào để hoàn thành công việc. Trước bài toán khó nếu ta ỷ lại hoặc trông cậy vào người khác thì sẽ chẳng bao giờ tìm được cách giải. Hơn thế ý chí sẽ bị nhụt đi, lòng kiên trì bị thui chột. như trong cuộc sống nhân dân ta đã đứng trước bao khó khăn thử thách chống lại thiên tai định hoạ. Trước khó khăn thử thách như vậy, bằng ý chí nghị lực của mình, mọi người cùng đoàn kết thương yêu chung sức chung lòng chinh phục thiên nhiên. Bằng lòng dũng cảm, không ngại khó khăn, thậm chí đau thương chết chóc, dân tộc ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, xây dựng nước Việt Nam ngày một giàu đẹp.

Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta là tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khó, nghị lực phi thường và lòng dũng cảm vô song:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Câu tục ngữ là chân lý sống, để cho chúng ta mỗi người phải rèn luyện năng lực, tài năng của mình. Những khó khăn trong cuộc sống nhiều vô kể nhưng ta, sẽ đạt được thành công mỗi khi chúng ta có lòng dũng cảm vượt khó. Đã có không ít những kẻ thất bại trong công danh và sự nghiệp chỉ vì nản chí, nản lòng. Đó chính là khó ở lòng người, đứng trước chông gai thường hay run sợ.

Đã có biết bao người suốt ngày giam mình trong phòng thí nghiệm để tìm ra những ứng dụng phục vụ cuộc sống, bao con người vượt lên bệnh tật để sống một cuộc sống có ích cho xã hội. Đó chính là nhờ ý chí nhờ nghị lực để đạt tới thành công trong cuộc sống.

Tóm lại câu tục ngữ là lời khuyên sâu sắc giúp con người vượt trở ngại để đạt tới đích. Trong xã hội hiện nay, thế hệ trẻ chúng ta hãy bằng chính bản lĩnh, sức lực và tài năng của mình vượt lên làm chủ cuộc đời, đạt đến những đỉnh cao trong công danh và sự nghiệp.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Em hiểu câu nói : Lửa thử vàng, gian nan thử sức bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Chơi chữ và cùng với phần Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.

 

Bài mẫu số 2: Em hiểu câu nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" như thế nào?

Kho tàng tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, mỗi câu lại chứa đựng những bài học sâu sắc, những bài học như một phần hành trang để chúng ta bước vào đời. Trong số đó có câu "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", câu nói chính là một bài học về cách sống kiên cường, dám đương đầu trước khó khăn.

Câu tục ngữ được chia ra làm hai vế rõ ràng, vế đầu tiên mang nghĩa thực "lửa thử vàng", vế sau mang nghĩa hàm ý "gian nan thử sức". Vàng được coi là một thứ đồ quý, có giá trị bền vững, khó có thể bị phá hủy. Lửa chính là thứ được đem ra thử vàng, xem là vàng thật hay vàng thau lẫn lộn, nếu là vàng thật sẽ không sợ lửa. Việc này là quen thuộc, ai ai cũng biết, cái hay của câu tục ngữ là ở vế sau"gian nan thử sức". Gian nan ở đây chính là những khó khăn, gian truân vất vả mà ta bắt gặp trong cuộc sống. Sức là sức mạnh, ý chí, là trí tuệ sáng suốt, là tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn gian khổ. Câu tục ngữ ngắn gọn với bảy chữ đã nêu lên một bài học về cách sống, nhắc nhở mọi người phải luôn giữ cho mình một sự sống mạnh mẽ , kiên nhẫn, lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để chiến thắng những chông gai trên đường đời.

Vậy tại sao "gian nan thử sức"? Cuộc sống là một hành trình dài với nhiều khó khăn, không phải lúc nào cũng thuận lợi như ta mong đợi. Chính khó khăn ấy là môi trường tốt nhất để mỗi người rèn luyện được những đức tính ở bản thân. Trong kháng chiến gian khó, trước sự tấn công và hùng mạnh của thế lực thù dịch nhưng binh lính của ta vẫn một lòng quyết tâm đánh giặc, dũng cảm xông pha đánh tan kẻ thù. Lòng dũng cảm ấy đã trở thành đức tính quý giá ở họ, hình thành nên những đội quả cảm tử, dám đương đầu với mọi khó khăn hiểm nguy. Chính hoàn cảnh gian nan của đất nước đã thử sức và tôi luyện những ý chí đó của họ. Vượt qua gian nan ấy, sẽ nhận được rất nhiều điều quý giá trong quá trình rèn luyện bản thân. Dám đương đầu và vượt qua khó khăn chính là cách đối diện của những người mạnh mẽ. Trái lại kẻ tầm thường, yếu đuối trước khó khăn thường sợ hãi, bi quan và than thở "Khóc là nhục,rên hèn, yếu đuối". Đây là thái độ sống không tích cực và đáng bị phê phán.

Sự đương đầu trước khó khăn không nên hiểu chỉ là những khó khăn về hoàn cảnh,vật chất mà còn cả những khó khăn về trí tuệ. Những bài toán khó, những công việc đòi hỏi suy nghĩ nhiều chính là cơ hội để chúng ta rèn luyện trí tuệ và tư duy. Việc rèn luyện không chỉ dừng lại ở cơ bắp tay chân mà còn cần cả ở đầu óc con người. Có vậy, mỗi chúng ta mới phát triển toàn diện. "Cái khó bó cái khôn" hay "Cái khó ló cái khôn" tất cả là do nhận thức,ý chí và hành động của bản thân người đối mặt với việc khó.

Đã có rất nhiều những nhân chứng thực tế về ý chí "Lửa thử vàng, gian na thử sức". Ví dụ như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị cụt hai tay nhưng với ý chí vươn lên và muốn khẳng định mình, ông đã chiến thắng chính bản thân mình, khẳng định tài năng cá nhân và trở thành một thầy giáo giỏi. Không những không trở thành gánh nặng của xã hội mà còn góp phần xây dựng xã hội. Quả là một tấm gương sáng về sự kiên trì và vươn lên.

Cuộc sống muôn màu, có thuận lợi nhưng cũng nhiều bế tắc. Những lúc gặp phải khó khăn hãy cố gắng vượt qua, bỏ cuộc chính là kẻ yếu đuối. Hãy luôn nhớ "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Gian nan chính là để thử sức mỗi con người, vượt qua nó rồi, giá trị bản thân sẽ tăng lên, những bài học mà ta có được cũng thật quý giá!

https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hieu-cau-noi-lua-thu-vang-gian-nan-thu-suc-nhu-the-nao-41100n.aspx
 

Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người và thiên nhiên
Em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống
Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...
Suy nghĩ về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ...
Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
Từ khoá liên quan:

Từ khóa

,

SOFT LIÊN QUAN
  • Câu hỏi trắc nghiệm Luật trẻ em

    Tìm hiểu về luật trẻ em hiện nay

    Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật trẻ em được Taimienphi.vn cập nhật và chia sẻ dưới đây. Thông qua tài liệu này, các bạn đọc nắm vững kiến thức và hiểu hơn về Luật trẻ em, từ đó nâng cao trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách tốt nhất.

Tin Mới