Khi đã tìm hiểu và phân tích truyện Con Rồng, cháu Tiên qua bài soạn và bài học trên lớp, các em có thể Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên một cách dễ dàng. Dưới đây là bài văn mẫu giúp các em so sánh, đối chiếu và bổ sung thêm những nội dung hay cho bài viết của mình.
Đề bài: Em hãy tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên
Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên
I. Dàn ý Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về truyền thống "Con Rồng cháu Tiên".
2. Thân bài
a. Tóm tắt
- Nguồn gốc, ngoại hình của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Họ gặp gỡ, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên tại đây.
II. Bài văn mẫu Em hãy tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)
Để giải thích về nguồn gốc của con người Việt Nam, nhân dân ta đã sáng tạo nên truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" chứa nhiều yếu tố kì ảo, hấp dẫn.
Truyền thuyết kể về cuộc gặp gỡ và sự nên duyên vợ chồng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ thuộc nòi rồng, sống chủ yếu ở dưới nước. Nhờ có nhiều phép lạ, thần đã tiêu diệt các loài yêu quái quấy nhiễu dân lành và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Âu Cơ là tiên nữ xinh đẹp thuộc họ Thần Nông. Nàng tìm đến vùng đất Lạc vì nghe nói mảnh đất ấy có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Tại nơi đây, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, hai người yêu thương nhau rồi trở thành vợ chồng. Nàng có mang sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú. Ít lâu sau, Lạc Long Quân và Âu Cơ từ biệt nhau, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua và lập nên nước Văn Lang. Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng và các đời vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" không chỉ lí giải nguồn gốc con người Lạc Việt mà còn ca ngợi, tự hào về nguồn cội cao quý ấy. Người Việt Nam luôn tự hào vì có nguồn gốc Rồng, Tiên được cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra. Đồng thời, truyền thuyết này cũng mang đến cho chúng ta bài học về tình đoàn kết dân tộc. Các dân tộc trên lãnh thổ đất nước ta đều là các dân tộc anh em có chung một dòng máu.
Vì vậy chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau cùng phát triển: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt" (Hồ Chí Minh).
-------------------HẾT--------------------
Để hỗ trợ cho quá trình học tập, bên cạnh việc tham khảo bài Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên, các em có thể tham khảo nhiều bài văn mẫu khác như: Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên, Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Giải thích nhan đề Con Rồng cháu Tiên, Đóng vai nhân vật Âu Cơ kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-tom-tat-va-neu-y-nghia-truyen-con-rong-chau-tien-51389n.aspx