Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hãy viết Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan là đề bài thuộc bài Ôn tập học kì I trong chương trình Ngữ văn 8, Kết nối tri thức. Đây là tác phẩm cực kì đặc sắc, em hãy khám phá nó cùng với Taimienphi.vn nhé.

Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

doan van phan tich canh va tinh trong bai tho chieu hom nho nha cua ba huyen thanh quan ngu van 8 ket noi tri thuc voi cuoc song

I. Dàn ý viết đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu cảnh và tình trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan.

2. Thân đoạn:

- Cảnh:

+ Thời điểm: "hoàng hôn", "bảng lảng": ánh nắng đã nhạt dần, mờ nhòa, sương khói.

+ Khung cảnh: rộng lớn, mênh mông "ngàn mai", "chim bay mỏi".

+ Thiên nhiên: "gió", "liễu".

- m thanh: Tiếng tù và, tiếng trống dồn vang lên trong không gian yên tĩnh.

- Con người kết thúc một ngày làm việc, trở về nhà

+ "ngư ông" trở về bến sông xa.

+ "mục tử": trẻ chăn trâu gõ sừng trâu trở lại thôn.

- Tình: "Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn": người quyền quý, người lữ khách - những con người ở các hoàn cảnh khác nhau, không có tiếng nói chung, không thể san sẻ nỗi lòng cùng nhau - Nỗi buồn, nỗi cô đơn không có ai chia sẻ.

3. Kết đoạn:

- Nội dung: Cảnh và tình đã hòa quyện vào nhau, cùng thể hiện nỗi niềm cô đơn trong buổi chiều bảng lảng mờ sương.

- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.

II. Đoạn văn tham khảo phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan:

* Gợi ý đoạn văn mẫu Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1. Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan - mẫu số 1:

Bà Huyện Thanh Quan luôn chọn buổi chiều hoàng hôn là cái nền để khắc họa cảnh và tình trong thơ của mình. Điều này thường được nhắc đến trong các câu thơ như: "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" hay "Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Trong tác phẩm "Chiều hôm nhớ nhà" của mình, bà viết, "Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn". Cảnh mặt trời lặn dần, xung quanh chỉ còn những tia nắng le lói, nhàn nhạt khiến cho con người dễ cảm man mác buồn khi một ngày sắp qua đi. Tiếng ốc, tiếng trống dồn vang dội trong không gian yên tĩnh càng khiến lòng người thêm bồi hồi, khắc khoải. Ở hai câu thực, con người xuất hiện với cùng một hành động "quay trở về nhà". Thế nhưng, tác giả lại tự cho mình là "người lữ thứ", vậy nên bà không có nơi nào để về. Chính vì vậy, đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tươi đẹp với "Ngàn mai", "chim bay mỏi", Dặm liễu sương sa", nỗi cô đơn dần xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Bà rất muốn tìm một ai đó để trút bầu tâm sự, xua tan đi phiền muộn. Thế nhưng "Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn". Những người sống trong hoàn cảnh khác nhau, không có tiếng nói chung thì không thể san sẻ nỗi lòng với nhau. Với biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Bà Huyện Thanh Quan đã nói lên nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của mình đằng sau cảnh thiên nhiên chiều tối, khi sắc trời chỉ còn "bảng lảng".

2. Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan - mẫu số 2:

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ quê ở làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Vào thời vua Minh Mạng, bà được mời vào Kinh thành Huế để dạy học cho các công chúa và cung phi. Đây cũng là thời điểm "Chiều hôm nhớ nhà" ra đời. Bài thơ là sự hài quyện hài hòa giữa cảnh sắc buổi hoàng hôn với tâm tình người con xa xứ. Dưới bóng chiều "bảng lảng", tiếng trống cùng với tiếng tù và nổi lên như khúc nhạc để tạm biệt một ngày đã qua. Trong không khí yên ắng, âm thanh ấy càng rõ ràng, vang dội vào lòng người một nỗi bâng khuâng, quạnh hiu khó tả. Ở hai câu luận, thiên nhiên được mở ra cao và rộng hơn với "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi". Dưới làn gió cuốn xào xạc, sương cũng dần buông xuống mịt mù trong dặm liễu, người lữ khách bỗng bơ vơ, mỏi mệt cô đơn. Tuy ở trong cung đình tráng lệ, nhưng Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ là một vị khách. Bà không thể trút bầu tâm sự nỗi nhung nhớ quê hương với người ở đó. Vậy nên, tác giả mới thốt lên "Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn". Lời bộc bạch thật lòng khiến ta xót xa cho người phụ nữ phải xa quê hương, không có ai để san sẻ nỗi buồn. Bà đành ngắm nhìn cảnh chiều dần tắt, gửi gắm nỗi niềm vào trong thơ. Vậy nên cảnh và tình trong tác phẩm này đều thấm đượm nỗi buồn, hiu quạnh, cô đơn.

doan van phan tich canh va tinh trong bai tho chieu hom nho nha cua ba huyen thanh quan ngu van 8 ket noi tri thuc voi cuoc song 2

3. Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan - mẫu số 3: (nhấn mạnh nỗi buồn mất nước)

"Chiều hôm nhớ nhà" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan - nữ thi sĩ nổi tiếng sống ở thế kỉ XIX. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài đã làm cho khung cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người được hòa quyện vào nhau, tạo ra tác phẩm bất hủ. Đầu tiên, bà chọn cảnh chiều tà để làm nền cho bức tranh của mình. Đây cũng là thời điểm mà rất nhiều tác giả khác chọn để diễn tả nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi trong lòng mình. "Chiều hôm nhớ nhà" cũng không nằm ngoài cảm xúc đó. Ánh nắng chiều "bảng lảng", le lói những tia sáng cuối cùng trước khi lụi tàn khiến con người cảm thán vì vẻ đẹp đó, cũng nuối tiếc một ngày đã qua. Trong không gian ấy, âm thanh của tiếng trống dồn, tiếng tù và vang vọng, phóng đại ngày càng to hơn, khiến con người bồi hồi, muốn quay trở về nhà. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã miêu tả cảnh "ngư ông về viễn phố" hay "mục tử lại cô thôn". Dù xa dù gần, những người dân lao động cũng đã về, tuy chỉ có một mình tác giả là không biết đi đâu về đâu. Bà đã rời Thăng Long yêu dấu vào Huế để dạy học cho công chúa, phi tần. Thế nên, bà cho mình là một người khách trên mảnh đất đó. Đã cô đơn, bà lại đặt mình dưới bầu trời cao rộng đang nổi gió, sương xuống dặm liễu mù mịt. Tất cả đều khiến cho nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đáng thương, lẻ loi, hiu quanh. Không chỉ nhớ nhà, sâu thẳm trong trái tim của và là nỗi nhớ thương đất nước. Bà không quá gắn bó với triều đại đương thời mà bà đang nhớ về thời kì vàng son của nền phong kiến. Đó mới chính là "nhà", là nơi mà nhân dân ấm no, kẻ sĩ được trọng dụng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-phan-tich-canh-va-tinh-trong-bai-tho-chieu-hom-nho-nha-cua-ba-huyen-thanh-quan-76988n.aspx
"Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan đã thấm đượm nỗi buồn, bơ vơ, hiu quạnh, lẻ loi trong cả cảnh và tình. Đây cũng chính là cảm xúc chung trong những bài thơ khác của bà. Mời em xem thêm những bài mẫu khác hiện đang có trong kho tài liệu của Taimienphi.vn như: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống, một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại; Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại.

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan
Phân tích đoạn thơ để thấy tình cảm của Chế lan Viên với nhân dân: "Con gặp lại nhân dân... con nhớ mãi ơn nuôi"
Cảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang
Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối
Phân tích bài thơ Chạy giặc
Từ khoá liên quan:

Doan van phan tich canh va tinh trong bai tho chieu hom nho nha

, phan tich canh va tinh trong bai tho chieu hom nho nha cua ba huyen thanh quan, Doan van phan tich canh va tinh trong bai tho chieu hom nho nha cua ba huyen thanh quan ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới