Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu xuyên suốt tác phẩm, cùng xây dựng dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu ngắn gọn để giúp người đọc dễ dàng hình dung về ý nghĩa của loài cây này cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

1. Mở bài

- Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
- Hình ảnh cây rừng xà nu chính là biểu tượng cho số phận sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, gia nhập quân đội vào năm 1950.
- Các sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Rừng xà nu nằm trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện ngọc, viết vào năm 1965.

* Hình tượng cây xà nu với những hình ảnh tả thực:
- Trở đi trở lại gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên, lửa xà nu, khói xà nu và cả cảnh rừng xà nu chắn tầm đại bác cho làng Xô Man.
- Tham gia vào nhiều sự kiện quan trọng của người dân Xô Man:
+ Ánh lửa xà nu soi rõ cảnh vợ con Tnú bị tra tấn đến chết
+ Ngọn lửa từ nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, là cơ sở nổi dậy của người dân làng Xô Man.
+ Ngọn đuốc xà nu là ánh sáng soi đường cho dân làng tụ tập nghe cụ Mết kể chuyện, ngày Tnú về thăm.
- Hình ảnh xà nu còn thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ thấm vào cả lối tư duy và cách nói của người dân Tây Nguyên, những tính chất vẻ đẹp của cây đã trở thành thước đo để khắc họa lần lượt hình ảnh của cụ Mết, của Tnú, Mai, và nhiều người dân làng Xô Man khác.

* Hình tượng cây xà nu với những ý nghĩa biểu tượng:
- Số phận của người dân làng Xô Man:
+ Phải chịu nhiều đau thương, mất mát
+ Sự hy sinh anh dũng dưới bom đạn của kẻ thù
- Biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân Tây Nguyên:
+ Cây xà nu ham ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên khao khát tự do, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Cây sinh sôi mạnh mẽ liên tục của cây là biểu trưng sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của các thế hệ dân làng trong công cuộc cách mạng.
+ Sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

3. Kết bài

- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng xuất sắc, điểm nhìn đậm chất điện ảnh khiến cho hình tượng cây xà nu hiện lên một cách thật chân thực và sắc nét.
+ Bộc lộ những cảm xúc cá nhân thật mạnh mẽ, niềm bất ngờ, tự hào về loài cây đặc sắc.

- Giá trị nội dung:
+ Gây dựng thật xuất sắc vẻ đặc của cây rừng xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
+ Mở một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của con người nơi đây, tiêu biểu là nhân vật Tnú.
 

II. Bài văn mẫu phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông gia nhập quân đội vào năm 1950, lúc đang còn là học sinh trung học, có mặt tại chiến trường Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Trung Thành sáng tác nhiều thể loại từ truyện ký, tiểu thuyết, đến truyện ngắn, tùy bút,…(Còn tiếp)


>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu tại đây.
 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-hinh-tuong-cay-xa-nu-trong-rung-xa-nu-49709n.aspx
 


Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu truyện ngắn Rừng xà nu
Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu
Phân tích hình tượng rừng xà nu
Dàn ý phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng...
Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich hinh tuong cay xa nu trong Rung xa nu

, dan y phan tich hinh tuong cay xa nu trong truyen ngan rung xa nu, dan y cam nhan ve hinh tuong cay xa nu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu

    Văn tham khảo lớp 12

    Có thể nhận thấy rõ nét cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh đầy ấn tượng xuyên suốt trong truyện ngắn, cùng tham khảo bài Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu chi tiết dướ ...

Tin Mới