Dàn ý Phân tích hai câu nói cuối cùng của Chí Phèo để thấy được chủ đề của tác phẩm
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai câu nói cuối cùng của Chí Phèo để thấy được chủ đề tác phẩm.
2. Thân bài
a) Khái quát hai câu nói của Chí Phèo:
- "Tao muốn làm người lương thiện!"
- "Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không! Chí có một cách là... cái này! Biết không!..."
=> Lời đối thoại của Chí đối với Bá Kiến nhưng thực chất đó là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.
b) Phân tích từng câu nói
* Câu nói thứ nhất: "Tao muốn làm người lương thiện"
- Khát khao cháy bỏng vẫn luôn tồn tại trong "con quỷ dữ làng Vũ Đại".
- "Tao muốn": Không còn là ước muốn của vật chất, của dăm ba chén rượu hay vài đồng bạc mà là ước muốn làm người và ước muốn lương thiện.
* Câu nói thứ hai: "Ai cho tao lương thiện,... Biết không!"
- Giây phút nhận ra khao khát đó vẫn còn tồn tại trong mình cũng là khi Chí nhận ra hắn mãi mãi không thể có được nó.
- Chí Phèo nhận ra qua từng chặng đường mình đã qua, những gì mình đã làm khiến không ai có thể dung nạp một kẻ như hắn làm lại từ đầu.
c) Giá trị của hai câu nói đó đối với toàn bộ tác phẩm
- Những câu nói của Chí Phèo là lời tổng kết cho cuộc đời của hắn:
+ Sinh ra không cha không mẹ, được người nông dân nuôi nấng và lớn lên cũng là một người nông dân thật thà, chất phác, hiền lành...
+ Vậy nhưng bị Bá Kiến ghen ghét đẩy vào tù một cách oan ức, khi đi tù về biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân tính, trở nên lưu manh và trở thành "con quỷ dữ làng Vũ Đại".
=> Chí tha hóa cũng bởi sự tàn nhẫn, vô nhân đạo của giai cấp thống trị; sự vô tâm của những con người trong xã hội.
=> Hắn thấy cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, ngày càng trở nên tha hóa.
- Cuộc đời đã cho Chí thêm một lần được trở lại làm người khi được nhận bát cháo hành và tình yêu thương của Thị Nở, tuy nhiên cái ước muốn nhỏ nhoi, bình dị "ở với tớ một nhà cho vui", "vợ dệt vải, chồng cày thuê cuốc mướn" của Chí đã không thể trở thành hiện thực vì định kiến xã hội.
=> Chí đã được đánh thức phần lương thiện nhưng chuyện tình không thành => Trở thành "bi kịch không thể làm người lương thiện".
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-hai-cau-noi-cuoi-cung-cua-chi-pheo-de-thay-duoc-chu-de-cua-tac-pham-46952n.aspx
>> Bài văn mẫu: Phân tích hai câu nói cuối cùng của Chí Phèo để thấy được chủ đề của tác phẩm.