Vũ Trọng Phụng được mệnh danh ông vua phóng sự đất Bắc, trong các tác phẩm của mình ông tập trung lên án xã hội nửa tây nửa ta lố lăng, tố cáo những điều phi nhân, phi đạo đức. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ. Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giá trị của đoạn trích này.
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia
I. Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
1. Mở bài
- Trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia cho chúng ta thấy những bộ mặt con người, những giá trị văn hóa bị bóp méo một cách tồi tệ, trở nên vặn vẹo với những trò hết sức lố lăng, đồi bại của một xã hội hỗn tạp.
- Từ đó làm nổi bật nên những giá trị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc của một ngòi bút trào phúng, một giọng văn hóm hỉnh mang tên Vũ Trọng Phụng.
2. Thân bài
* Tác giả, tác phẩm:
- Vũ Trọng Phụng (1912-1939), cảm hứng chủ yếu trong văn chương của Vũ Trọng Phụng là cảm hứng phê phán, đả kích sâu cay. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông phải kể đến như các phóng sự: Cạm bẫy (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1939),... các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937),...
- Số đỏ ra đời năm 1936, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương thứ XV của tác phẩm, kể về đám tang "thượng lưu" của gia đình nhà ông cố Hồng, sau khi Xuân tóc đỏ vô tình gây ra cái chết của cụ cố.
* Bức tranh hiện thực đầy đau xót về một gia đình thượng lưu:
- Giá trị hiện thực hiện lên trước hết là ngay ở nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia", sự mâu thuẫn kỳ lạ ấy đã mở ra nội dung của toàn bộ đoạn trích, đó là cái hiện thực phũ phàng, thối nát của xã hội thượng lưu với những con người mang trên mình cái vỏ bọc bóng bẩy nhưng thực chất lại có một nhân cách xấu xí và tệ hại.
- Đồng tiền và lợi ích đã vượt lên trên tất cả những giá trị đạo đức, khiến con người ta trở nên vô cảm trước cái chết của người thân.
+ Ông Phán vứt bỏ tự trọng và liêm sỉ, với nỗi nhục bị cắm sừng chỉ vì nhận được thêm vài nghìn đồng từ ông cố Hồng.
+ Văn Minh vui mừng vì cuối cùng cái di chúc cũng trở thành hiện thực chứ không còn trên lý thuyết nữa.
- Thói ham hư vinh, ích kỷ, dâm đãng cũng bào mòn hết nhân tính, tình người:
+ Ông cố Hồng vui sướng mơ màng tưởng đến cảnh mình mặc đồ xô gai chống gậy, được bàn dân thiên hạ chỉ trỏ, khen ngợi, được chính thức trở thành chủ gia đình.
+ Bà cụ cố thì cảm động vì một đám ma được tổ chức sang trọng rình rang đúng chất thượng lưu.
+ Bà Văn Minh thì sốt ruột được mặc mấy bộ đồ xô gai thời thượng, cậu tú Tân thì phát điên lên chỉ mong được trổ tài với mấy cái máy ảnh đã chuẩn bị.
+ Cô Tuyết thì buồn bã vĩ người tình không đến, quyết mặc bộ đồ ngây thơ hở cả nách và nửa vú để chứng minh cho thiên hạ thấy mình vẫn còn chữ trinh.
=> Không có một ai đau xót trước cái chết của người thân, mà chỉ chăm chăm những lợi ích, những ham muốn của mình.
* Bức tranh hiện thực về một xã hội thượng lưu vô nhân đạo, tha hóa về đạo đức và xuống cấp về văn hóa:
- Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa vui vì có việc làm.
- Đám bạn của ông cụ cố thì hớn hở vì được dịp khoe mẽ những huy chương, lộ bản chất đê tiện, dâm đãng khi nhìn trộm làn da thấp thoáng của cô Tuyết.
- Một đám ma lộn xộn chồng chéo Tây, Tàu, Ta, ầm ĩ huyên náo như một đám rước, như một cái hội chợ.
- Người đi rước thì mải mê buôn chuyện, "chim nhau, cười tình với nhau", bày đủ trò ghen tuông trong cái bộ mặt giả tạo buồn bã.
- Một nhà sư vênh váo sung sướng, ngồi chễm chệ trên một xe lọng để đi rước cốt cho người ta biết mình nổi tiếng lật đổ hội Phật Giáo.
- Một đám ma mà người xem lại chỉ để ý đến những mẫu quần áo thời thượng chứ không ai quan tâm đến kẻ xấu số nằm chết trong quan tài.
- Một đám ma mà cậu tú Tân, quên cả bổn phận con cháu để tác nghiệp sao cho chụp được tấm ảnh kỷ niệm hạ huyệt, còn bạn bè cậu thì thi nhau trèo lên mả người khác để tạo dáng.
* Giá trị tố cáo:
- Tố cáo sự vô nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh "thượng lưu", những kẻ đã đánh mất nhân cách, lương tâm của bản thân trước ma lực của đồng tiền, quyền lực và hư vinh.
- Châm biếm, trào phúng một cách gay gắt và mạnh mẽ cái xã hội thượng lưu, tự nhận mình là văn minh, thiếu tình người, thay vào đó là sự tha hóa, đi xuống cả về nhân cách, lẫn văn hóa.
- Tố cáo cả một xã hội lố lăng, đồi bại, sự lộn xộn trong trật tự với sự tiếp thu văn hóa một cách tràn lan, bậy bạ.
3. Kết bài
- Bằng ngòi bút trào phúng, nghệ thuật châm biếm sâu cay thông qua những mâu thuẫn nực cười từ một đám tang của một gia đình thượng lưu, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên một bức tranh hiện thực đau xót, phũ phàng về thực trạng xã hội ở thành thị Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.
- Lên án, tố cáo cái xã hội thối nát, đồi bại ấy đã làm tha hóa nhân cách và đạo đức con người, bào mòn đi lương tâm và tình yêu thương, đổi lại bằng những thói hám của, ham hư vinh, dâm đãng, vô cảm với cuộc sống.
II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm được coi là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tác phẩm tiêu biểu và nổi bật nhất trong nền văn học trào phúng. Nói về Số đỏ nhà văn Nguyễn Khải đã có một lời khen rất hay, rất trân trọng rằng "Đây là một cuốn sách ghê gớm có làm vinh dự cho bất kỳ một nền văn học nào". Một trong những trích đoạn ấn tượng nhất phải kể đến trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mà ở nơi đó người ta đã thấy những bộ mặt con người, những giá trị văn hóa bị bóp méo một cách tồi tệ, trở nên vặn vẹo với những trò hết sức lố lăng, đồi bại của một xã hội hỗn tạp. Từ đó làm nổi bật nên những giá trị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc của một ngòi bút trào phúng, một giọng văn hóm hỉnh mang tên Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), mất sớm vì bệnh ho lao do cuộc đời quá lao lực vất vả, thế nhưng số lượng tác phẩm có giá trị cho đời mà ông để lại trong vòng gần chục năm sáng tác ấy lại không khỏi khiến người khác phải nể phục. Sinh ra và lớn lên giữa lòng Hà Nội, thế nên đề tài phản ánh, trào phúng của ông chính là cái xã hội thượng lưu thối nát ở thành, thứ mà ông đã bao lần mắt thấy, tai nghe một cách trần trụi...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
---------------------HẾT----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-gia-tri-hien-thuc-va-gia-tri-to-cao-cua-hanh-phuc-cua-mot-tang-gia-51071n.aspx
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia, các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 có cùng chủ đề: Dàn ý tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia; Dàn ý cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia; Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia; Dàn ý cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia;...