Các em học sinh cùng xây dựng dàn ý phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm để tìm hiểu và đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian đặc sắc này.
I. Dàn ý Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm
1. Mở bài
- Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
- Phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh của truyền thuyết: Nước ta bị giặc Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu => Long Quân quyết định giúp đỡ bằng việc cho mượn gươm thần.
- Quá trình gươm thần về với Lê Lợi có nhiều giai đoạn, thể hiện sự thử thách của Long Quân.
+ Lưỡi gươm thì được Lê Thận 3 lần vớt trúng => Thấy kỳ lạ, nên đem về ắt có chỗ dùng. Lúc Lê Lợi đến thăm nhà Lê Thận, lưỡi gươm sáng lên, hiện hai chữ "Thuận Thiên" => Báo trước sự ủng hộ của trời cao, cuộc khởi nghĩa thuận ý trời và vai trò lãnh đạo của Lê Lợi.
+ Chuôi gươm được Lê Lợi tìm thấy => Vai trò lãnh đạo của Lê Lợi lần nữa được khẳng định.
- Sự trợ giúp của gươm thần:
+ Tăng nhuệ khí nghĩa quân
+ Sự thần kỳ giups tiêu diệt giặc
- Việc trả lại gươm:
+ Là điều tất yếu, có mượn có trả
+ Lời căn dặn về vai trò của con người, sự trợ giúp của thần linh chỉ là thứ yếu và có hạn.
+ Giải thích tên gọi của hồ Gươm
3. Kết bài
- Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.
II. Bài văn mẫu Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm
Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,... Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.
Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận...(Còn tiếp)
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-truyen-thuyet-su-tich-ho-guom-47177n.aspx
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm tại đây.