Dàn ý nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân
I. Dàn ý nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề trách nhiệm của công dân đối với chủ quyền dân tộc: Nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới là được sống trong hòa bình, độc lập dân tộc, chính vì thế mà Việt Nam nói riêng và các dân tộc khác nói chung coi chủ quyền dân tộc là vấn đề ưu tiên hàng đầu và xác định trách nhiệm với chủ quyền dân tộc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn nhân dân.
2. Thân bài
- Khái niệm chủ quyền dân tộc: Chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một dân tộc trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
- Khái niệm bảo vệ chủ quyền dân tộc: Thực hiện tổng thể các biện pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, đối ngoại và quốc phòng an ninh nhằm đảm bảo quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia.
- Trình bày quan điểm về những ý kiến trên: Cả hai quan điểm trên đều có phần đúng nhưng chưa đầy đủ
+ Đảng và Nhà nước sẽ lãnh đạo và quản lý ai nếu như không có quân đội và quần chúng nhân dân, sức mạnh lớn nhất của một dân tộc chính là sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân
+ Chỉ có thế hệ thanh niên thôi là chưa đủ. Nếu không có đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì thanh niên khó có lập trường tư tưởng trước chủ quyền dân tộc
- Trình bày quan điểm cá nhân về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm công dân:
+ Chủ quyền dân tộc là trách nhiệm của mọi công dân
+ Thực hiện trách nhiệm của công dân với chủ quyền dân tộc
3. Kết bài
Bài học nhận thức và hành động: Ông cha ta đã trải qua bao thế hệ, hy sinh biết bao xương máu và nước mắt mới có được nền chủ quyền dân tộc, là thế hệ được thừa hưởng thành quả của lao động, chiến đấu gian khổ ấy, được sống trong hòa bình, độc lập và tự do, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ nền độc lập chủ quyền dân tộc ấy.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân (Chuẩn)
Độc lập chủ quyền là thứ tài sản vô giá của mỗi dân tộc, là vấn đề sống còn của một quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - một tấm gương sáng đã chiến đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới là được sống trong hòa bình, độc lập dân tộc, chính vì thế mà Việt Nam nói riêng và các dân tộc khác nói chung coi chủ quyền dân tộc là vấn đề ưu tiên hàng đầu và xác định trách nhiệm với chủ quyền dân tộc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn nhân dân.
Đất nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đó chính là chủ quyền dân tộc hay chủ quyền quốc gia của nước ta. Chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một dân tộc trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Một dân tộc sẽ thể hiện chủ quyền dân tộc của mình trên mọi phương diện cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Chủ quyền dân tộc là một đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, tôn trọng chủ quyền dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quốc tế. Bảo vệ chủ quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, đối ngoại và quốc phòng an ninh nhằm đảm bảo quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Sử dụng toàn bộ lực lượng, biện pháp chống lại mọi hành vi xâm phạm, phá hoại chủ quyền quốc gia, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền dân tộc đối với lãnh thổ quốc gia...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-chu-quyen-dan-toc-va-trach-nhiem-cua-cong-dan-47313n.aspx