Qua tác phẩm "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm, người đọc không chỉ thấy được những chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà Tây Sơn mà còn thấy bóng dáng của người anh hùng, vị minh quân Quang Trung Nguyễn Huệ. Dàn ý hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về hình tượng nhân vật này.
Dàn ý hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Chiếu cầu hiền được viết bởi Ngô Thì Nhậm thay cho lời vua Quang Trung, qua đó, chúng ta thấy được hình tượng vua Quang Trung hiện lên là một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc, yêu nước, thương dân và tầm nhìn chiến lược đáng nể.
2. Thân bài
- Khái quát thể loại chiếu: Văn bản do vua, chúa ban hành để triều đình và toàn dân có thể đọc, thực hiện mệnh lệnh hoặc yêu cầu trong đại của đất nước.
- Phân tích từng đặc điểm của Vua Quang Trung thể hiện qua Chiếu cầu hiền
+ Vị vua anh minh, sáng suốt với tầm nhìn xa trông rộng: Trân trọng hiền tài, kêu gọi người tài giúp vua thể hiện qua sự nhận thức về hoàn cảnh đất nước, có trách nhiệm với giang sơn, thái độ cư xử khéo léo, khiêm tốn, chân thành.
+ Vị vua trọng hiền tài, biết cương nhu đúng chỗ, yêu nước thương dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu
3. Kết bài
Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và bày tỏ sự kính trọng đối với vị anh minh Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Sau khi đã nắm được cách xây dựng dàn ý, các em có bắt tay vào triển khai những luận điểm, luận cứ đã xác định trong dàn ý để hoàn thiện bài phân tích hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền của tác giả Ngô Thì Nhậm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-hinh-tuong-vua-quang-trung-trong-bai-chieu-cau-hien-51753n.aspx
Xem bài mẫu: Hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền