Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa

Đoạn cuối bài Bếp lửa kết tinh toàn bộ tư tưởng của tác phẩm, vậy từ những kiến thức đã học, em hãy lập dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn để giúp người đọc dễ dàng hình dung được những giá trị nội dung cũng như nắm được cách viết dàn ý bài văn cảm thụ văn học.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y cam nhan ve dep kho tho cuoi trong bai tho bep lua

Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa
 

I. Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt cùng bài thơ "Bếp lửa"
- Giới thiệu vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ "Bếp lửa"

2. Thân bài

a. Khái quát về mạch cảm xúc của bài thơ để thấy được vị trí của khổ thơ cuối

Là lời tự bạch của tác giả

b. Khổ thơ thể hiện rõ nỗi nhớ về bà và bếp lửa luôn thường trực trong tâm hồn tác giả
- Nỗi nhớ về bà và bếp lửa được gợi ra từ những đổi thay của cuộc sống thực tại
+ Dòng thơ đầu với dấu phẩy ngăn cách ở giữa → Gợi sự trôi chảy và thay đổi của thời gian.
+ Điệp từ "trăm", "có" cùng biện pháp liệt kê nhấn mạnh sự thay đổi của cuộc sống mới.
+ Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, thể hiện nỗi nhớ luôn thường trực, khắc khoải.

c. Nỗi nhớ về bà và bếp lửa trong khổ thơ thể hiện rõ đạo lí "uống nước nhớ nguồn"
+ Dù cuộc sống có đổi khác nhưng quá khứ vẫn sống động trong lòng người cháu.
+ Người cháu luôn nhớ về và trân trọng những kỉ niệm thuộc về quá khứ, về tình cảm của người bà.

3. Kết bài

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ cuối bài thơ "Bếp lửa".
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (Chuẩn)

Tình cảm gia đình luôn là tình cảm hết sức thiêng liêng cao đẹp trong tâm tưởng của mỗi một con người Việt Nam. Viết về đề tài này, nhà thơ Bằng Việt đã có những vần thơ rất hay thông qua tác phẩm "Bếp lửa". Qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp của tình bà cháu qua dòng hồi tưởng về quá khứ được sống trong sự bao bọc, chở che của người bà. Và sự đùm bọc, yêu thương đó đã trở thành hành trang đi theo suốt cuộc đời tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ:

"Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

Bài thơ "Bếp lửa" được kiến tạo theo mạch cảm xúc hồi tưởng từ cảm xúc đến hiện tại. Sau khi nhớ về những kỉ niệm bên bà và bếp lửa năm lên bốn tuổi,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa tại đây.

-------------------HẾT------------------------

Bếp lửa là bài thơ nổi tiếng của tác giả Bằng Việt được biên soạn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 vào tuần học thứ 11, để tìm hiểu thêm về nội dung cũng như giá trị bài thơ, bên cạnh Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay khác như: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa, Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-dep-kho-tho-cuoi-trong-bai-tho-bep-lua-49595n.aspx
 

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng ba khổ thơ đầu bài Bếp lửa của Bằng Việt
Dàn ý cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu
Đoạn văn phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài Bếp lửa
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
Cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong khổ thơ đầu và cuối bài thơ Sóng
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nhan ve dep kho tho cuoi trong bai tho Bep lua

, dan y cam nhan bai tho bep lua, dan y phan tich tinh cam ba chau trong bep lua,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới