Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng sẽ giúp các bạn cảm nhận được tình yêu, tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước cũng như tài năng thơ văn của Trần Nhân Tông - vị minh quân lỗi lạc thời Trần.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y cam nghi ve bai tho thien truong van vong

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng
 

I. Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" hay "Thiên Trường vãn vọng" là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông - một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

2. Thân bài

- Cảm nhận về khung cảnh thôn quê trong hai câu thơ đầu:
+ Không gian thôn trước, thôn sau ẩn hiện nửa hư nửa thực, nửa có nửa không trong màn sương trắng xoá.
+ Chiều muộn thôn quê thanh bình, thơ mộng và yên ả
- Cảm nhận về hình ảnh cuộc sống con người trong hai câu thơ cuối:
+ Tiếng cười nói vui vẻ xen lẫn những tiếng sáo trong văng vẳng của cô bé, cậu bé chăn trâu làm cho không gian bức tranh như bừng tỉnh, rõ nét và tươi sáng hơn.
+ Đàn trâu thong dong đi về gợi nên sự thư thái, thong thả, một nhịp sống từ tốn, nhẹ nhàng nơi thôn dã.
- Cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả

3. Kết bài

Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" đã gợi nhắc trong lòng người đọc những xúc cảm tinh tế khi nhớ về quê hương.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" hay "Thiên Trường vãn vọng" là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông - một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Thiên Trường là địa danh quê cũ của Trần Nhân Tông, bài thơ được sáng tác vào dịp tác giả trở về thăm quê, cảnh tượng buổi chiều nơi đây ánh lên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, sự gắn bó máu thịt với quê hương.

Thiên Trường - thời xưa là một huyện của tỉnh Nam Định, hay nói cách khác đây là một làng quê nông thôn Bắc Bộ, hai câu thơ đầu cũng chính là lời giới thiệu về mảnh đất quê hương của tác giả:

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên"

(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)

Với đặc điểm thiên nhiên - khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, vào buổi chiều tà khi mặt trời đã lặn thường có sương xuống, đặc biệt là vào mùa thu,..(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng tại đây.

-------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nghi-ve-bai-tho-thien-truong-van-vong-52469n.aspx
Trên đây là dàn ý bài Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng, để tìm hiểu thêm về bài thơ, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 7 khác như: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng, Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng

Tác giả: Ngọc Link     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng
Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Sang thu
Dàn ý nỗi nhớ quê hương trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nghi ve bai tho Thien truong van vong

, dan y cam nhan ve bai tho thien truong van vong, dan y phan tich thien truong van vong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý bài văn tả mẹ

    Hướng dẫn lập dàn ý văn tả người lớp 5

    Dàn ý bài văn tả mẹ là một trong những dàn ý tiêu biểu về dạng văn tả người trong chương trình tiếng việt lớp 5. Các em học sinh có thể tham khảo ngay một số dàn ý bài văn tả mẹ kính yêu hay nhất để tìm hiểu về cách lập ...

Tin Mới