Dàn ý bình giảng đoạn Trao duyên

Nếu các em vẫn chưa biết cách lựa chọn các ý chính để triển khai dàn ý Bình giảng đoạn Trao duyên trích trong Truyện Kiều để trình bày suy nghĩ, đánh giá của bản thân về cái hay, cái đẹp của đoạn trích này, vậy em có thể tham khảo bài mẫu của chúng tôi dưới đây.

Dàn ý bình giảng đoạn Trao duyên

1. Mở bài
Giới thiệu vài nét về đoạn trích Trao duyên: Đoạn mở đầu cho những bi kịch trong cuộc đời Kiều, bi kịch về tình yêu và số phận cũng là điểm khởi đầu cho quãng đời 10 năm lưu lạc đầu đau khổ chốn phương xa của Thúy Kiều. 
2. Thân bài
- Vì tai họa ập xuống bất ngờ, Thúy Kiều đành phải bán mình để lấy tiền chuộc cha và em và đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối tình của mình với Kim Trọng, bởi vậy nàng đã quyết định trao duyên cho em gái mình là Thúy Vân.
- "Cậy em, em có chịu lời... Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em": 
+ "cậy": Lời khẩn khoản đặc biệt.
+ "lạy", "thưa": Tạo không khí trang trọng trong một tình huống tâm lí phức tạp.
=> Lời lẽ và hành động của Kiều cho thấy vị trí của nàng đã thay đổi, nàng hạ mình trước em mình để khẩn cầu, nhờ vả
- "Ngày xuân em hãy còn dài... Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây": 
+ Lời cậy nhờ ngắn gọn nhưng thấu tình đạt lí.
+ Nàng chỉ biết lấy cái chết để nói hết ơn nghĩa với em mình.
- "Chiếc vành với bức tờ mây... Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên": 
+ Nỗi xót xa, tình cảm sâu nặng của Kiều dành cho Kim Trọng khi trao những kỉ niệm tình yêu lại cho Thúy Vân
+ Các kỉ vật: "chiếc vành, bức tờ mây => Gợi nhắc cho Kiều về những kỉ niệm tình yêu nhưng cũng chà xát thêm vào nỗi đau chia li của mối nhân duyên đầy đau khổ. 
- "Hồn còn mang nặng lời thề... Rưới xin giọt nước cho người thác oan":
+ Lời hẹn ước, lời thề chung thủy 
+ Tình yêu sâu đậm, một đời trọn một lòng chung thủy của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
- "Ôi Kim Lang... từ đây!": 
+ Nàng cất lên tiếng kêu xé lòng than oán cho tình yêu tan vỡ.
+ Nàng gọi tên Kim Trọng hai lần cho thấy nàng đang vô cùng đau xót cho Kim Trọng.
=> Câu thơ làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách, giàu lòng vị tha, trước sau như một của Thúy Kiều.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm. 

Xem bài mẫu: Bình giảng đoạn Trao duyên trích trong Truyện Kiều. 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-giang-doan-trao-duyen-47225n.aspx
Đoạn trích Trao Duyên của tác giả Nguyễn Du thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến. Đoạn trích được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 thuộc tuần học thứ 29. Bên cạnh dàn ý bình giảng trên chúng tôi còn cung cấp cho các em một số bài văn mẫu như: Phân tích Trao duyên, Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Soạn bài Trao duyên ngắn gọn, Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ Trao duyên;...

Tác giả: Tin Nguyễn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích bài thơ trao duyên, mẫu số 3
Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên
Dàn ý phân tích đoạn thơ "Dù em nên vợ nên chồng" đến hết đoạn Trao duyên
Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên
Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích Trao duyên
Từ khoá liên quan:

dan y binh giang doan trao duyen

, lập dàn ý bình giảng đoạn trích Trao duyên,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý tả ngôi trường

    Lập dàn ý tả ngôi trường thân yêu của em

    Dàn ý tả ngôi trường là tài liệu hướng dẫn các em học sinh lớp 5 lập dàn ý cho bài văn miêu tả về ngôi trường các em đang học. Đây là dạng bài văn tả cảnh vì thế các em có thể tìm hiểu cách lập dàn ý tả ngôi trường để áp ...

Tin Mới