Dàn ý bình giảng bài thơ Tự tình

Khi xây dựng dàn ý bình giảng bài thơ Tự tình, các em học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức cơ bản về tác phẩm cũng như kĩ năng xây dựng dàn ý bài văn nghị luận văn học đã học. Các em cũng có thể tham khảo thêm dàn ý mẫu dưới đây của chúng tôi để học hỏi cách làm cho hiệu quả hơn.

Dàn ý Bình giảng bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Văn học Việt Nam đánh dấu sự thành công của nhiều nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm để lại dấu ấn mạnh mẽ... trong đó có Hồ Xuân Hương.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.

2. Thân bài
* Tiếng thơ ai oán khi phải chịu kiếp sống chung chồng: "Kẻ đắp chăn... lấy chồng chung"
- Nỗi lòng thổn thức, tiếng trống điểm canh vẫn vang vọng giữa cảnh khuya khiến lòng người khôn nguôi nghĩ về cuộc đời, về số phận của mình.
- Người phụ nữ một mình trơ trọi giữa khoảng không, đang mong đợi thứ hạnh phúc nhỏ bé len lỏi trong tâm khảm.
=> Nỗi cô đơn, tủi hổ tràn ngập, bao vây quanh người con gái, dòng tâm trạng bẽ bàng, chán chường.
* Mượn rượu để quên đi tất thảy những khổ đau ngập tràn: "Chén rượu... chưa tròn"
- Rượu không thể làm quên đi nỗi sầu dằng dặc đang bủa vây tâm hồn người phụ nữ, càng uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng đau.
- Vầng trăng vô tình khuyết đi giống như hạnh phúc không trọn vẹn. 
=> Nỗi buồn khôn nguôi, càng ngập trong men rượu, nỗi buồn càng lan tỏa, cảnh vật càng mang vẻ sầu tư.
* Thái độ phản kháng, sự khát khao hạnh phúc gia đình mãnh liệt: "Xiên ngang mặt đất... đá mấy hòn"
- Thiên nhiên dù nhỏ bé, yếu ớt nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên, ngang tàn: "xiên ngang, đâm toạc" 
=> Nghệ thuật đảo ngữ + ẩn dụ: Thể hiện sự đấu tranh giành lấy hạnh phúc của người phụ nữ, không cam chịu, không khuất phục trước số phận. Họ luôn tràn ngập hi vọng, niềm tin về tương lai.
* Thực tại phũ phàng, cuộc đời bế tắc, chán nản: "Ngán nỗi... con con"
- Quy luật của tạo hóa: Xuân cứ thế tuần hoàn, vòng xoay của số phận cũng luân chuyển như vậy.
- Hạnh phúc dở dang, chật hẹp; duyên đôi lứa đã ít ỏi, nhỏ bé mà vẫn phải chia sớt cho người.

3. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ. 

>> Xem bài mẫu: Bình giảng bài Tự tình của Hồ Xuân Hương

--------------------HẾT--------------------

Bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ quan trọng nhất trong tuần học thứ 2, chương trình SGK Ngữ văn lớp 11. Khám phá  những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh bài Dàn ý bình giảng bài thơ Tự tình, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu liên quan như: Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, Soạn bài Tự tình ngắn gọn, Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương;... 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-giang-bai-tho-tu-tinh-47272n.aspx

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Bình giảng bài Tự tình của Hồ Xuân Hương
Dàn ý bình giảng bài thơ đò lèn của Nguyễn Duy
Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước
Dàn ý bình giảng bài thơ Chạy giặc
Từ khoá liên quan:

dan y binh giang bai tho tu tinh

, dan y binh giang tu tinh cua ho xuan huong, huong dan lap dan y binh giang bai tu tinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án bài Tự tình Ngữ văn 11

    Tìm hiểu về bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương

    Giáo án bài Tự tình Ngữ văn 11 ghi rõ các yêu cầu kiến thức cụ thể, các kỹ năng học sinh cần đạt được, các hoạt động tổ chức dạy và học nội dung của giáo viên bộ môn,... qua đó, giáo viên sẽ có thêm được một công cụ hỗ t ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cảm nghĩ về thầy, cô giáo

    Để bài cảm nghĩ về thầy, cô giáo thường xuyên xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Để bài văn hay hơn và đạt điểm cao bài này, các em hãy nêu thể hiện rõ tình cảm cũng như cảm nghĩ của mình về thầy cô. Các em cùng tham khảo để có thể hình dung được cách viết bài.