Dàn ý bài bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp

Trước khi viết bài văn hoàn chỉnh luận bàn về vấn đề, chúng ta cùng xây dựng dàn ý bài bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp để giúp bài viết của mình đầy đủ các ý chính và thuyết phục người đọc hơn về tầm quan trọng của việc cân bằng hai yếu tố hình thức bên ngoài và phẩm chất đức hạnh bên trong.

Dàn ý: Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp

1. Mở bài

- Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp".

2 Thân bài

* Khái niệm:

- "Cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi.

- "Cái đẹp" là trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

* Mối quan hệ và ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nhằm khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người.

- Ngược lại, nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp.

- Khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài.

- Người có vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng tâm hồn xấu xa, không có đạo đức sẽ không được tôn trọng, nhưng người có một tâm hồn đẹp nhưng vẻ ngoài không bắt mắt thì vẫn sẽ được mọi người quý trọng và yêu quý hơn cả.

* Quan niệm hiện đại:

- "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy.

* Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thức ở lứa tuổi học sinh:

- Biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

- Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng.

3. Kết bài

- "Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người.

- Trên tất cả thì cuối cùng, nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên, cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-bai-binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46919n.aspx
Xem bài mẫu: Bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp


Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý bình giảng đoạn Trao duyên
Dàn ý bình luận câu tục ngữ Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Dàn ý bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho
Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Dàn ý bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Từ khoá liên quan:

Dan y bai binh luan cau tuc ngu Cai net danh chet cai dep

, Dàn ý bài bình luận câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý thuyết minh về cái kéo

    Hướng dẫn trình bày bài văn thuyết minh về cái kéo

    Với dàn ý thuyết minh về cái kéo chi tiết nhất được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thể bám vào để tạo nên một bài văn thuyết minh về cái kéo hoàn chỉnh với đầy đủ các ý. Cùng Taimienphi.vn tha ...

Tin Mới