Công suất là đại lượng vật lý rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trên các thiết bị điện sử dụng hàng ngày. Ví dụ: Công suất của bóng điện 35W, công suất của quạt điện 1000W, công suất của máy sấy tóc 50W, công suất máy xay sinh tố 650W, công suất của bình nóng lạnh 2000W,... Vậy công thức tính công suất như thế nào?
Tuy nhiên, rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa những con số này hoặc không biết cách tính công suất, lượng điện năng tiêu thụ thực tế như thế nào. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu khái niệm công suất là gì và cánh tính ra sao, ứng dụng như thế nào trong thực tế để tính điện năng tiêu thụ của chúng?
Công thức tính công suất định mức, điện 1 chiều, 3 pha ...
Giải được bài toán về công suất sẽ giúp bạn so sánh được các thiết bị điện với nhau, lựa chọn được những thiết bị điện phù hợp với chi phí chi tiêu hàng tháng của gia đình cũng như có những giải pháp tối ưu trong việc tiết kiệm điện năng chung cho quốc gia.
Công suất (ký hiệu là P - theo tiếng Latinh là Potestas)là một đại lượng vật lý cho biết công (của người hoặc máy móc) được thực hiện hay năng lượng biến đổi trong một khoảng thời gian t (Δt).
Công thức tính công suất:
P = A/t
Giải thích công thức:
P: là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)). 1 W= 1 J/s
A: là công thực hiện (N.m hoặc J).
T: là thời gian thực hiện công (s)
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu và hướng dẫn bạn cách tính cụ thể lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong một khoảng thời gian nhất định dựa vào công suất của chúng và thời gian thực hiện.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-thuc-tinh-cong-suat-51254n.aspx
Khi bạn đã biết được công thức tính công suất, bạn dễ dàng biết được cách tính công suất máy lạnh, điều hòa để có thể lựa chọn được chiếc điều hòa phù hợp với không gian nhà mình.