Con chào mào là một tác phẩm ý nghĩa của nhà thơ Mai Văn Phấn. Nội dung Con chào mào: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật, trang 75, Ngữ văn lớp 6, Kết nối tri thức, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ giúp em nắm chắc kiến thức về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Con chào mào: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
Soạn bài Con chào mào ngắn gọn
I. Tác giả Mai Văn Phấn
- Sinh năm 1955.
- Quê: Ninh Bình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: "Giọt nắng", "Gọi xanh", "Cầu nguyện ban mai",...
II. Tác phẩm Con chào mào
1. Thể thơ của Con chào mà
- Thể thơ: tự do.
2. Xuất xứ
- Xuất xứ bài thơ "Con chào mào":In trong tập "Bầu trời không mái che" (2010), NXB Hội Nhà Văn.
3. Phương thức biểu đạt Con chào mào
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
4. Tóm tắt bài thơ Con chào mào
Bài thơ "Con chào mào" đã khắc họa chân thực những tâm tư, cảm xúc của nhân vật "tôi". Khi nghe thấy tiếng chim chào mào, "tôi" say mê lắng nghe. Vì âm thanh ấy quá cuốn hút, "tôi" vội vàng vẽ cái lồng trong ý nghĩ nhằm mục đích trói buộc chào mào bên mình. Cuối cùng, khi "tôi" vừa vẽ xong thì chim lại cất cánh bay đi. "Tôi" vội vàng ôm nắng, ôm gió, ôm nhành cây đuổi theo chào mào. Sau tất cả, "tôi" nhận ra rằng chim phải thuộc về với tự nhiên - nơi sống của nó. Từ đây, thay vì độc chiếm vẻ đẹp thiên nhiên, "tôi" đã biết cảm nhận tự nhiên bằng tấm lòng thương yêu.
5. Bố cục bài thơ
- Bố cục bài thơ "Con chào mào": 3 phần:
+ Phần 1: khổ 1: Chim chào mào hót trên cành cây.
+ Phần 2: khổ 2, 3, 4: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi" sau khi nghe thấy tiếng chim
+ Phần 3: còn lại: Nhận thức đúng đắn của nhân vật "tôi".
Con chào mào: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
6. Giá trị nội dung của bài thơ Con chào mào
- Bài thơ "Con chào mào" đã bộc lộ tình cảm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Đồng thời, qua tác phẩm, nhà thơ muốn nhắn nhủ mỗi người hãy sống giao hòa, thấu hiểu với môi trường tự nhiên.
7. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Con chào mào
- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
- Sử dụng biện pháp điệp ngữ "triu... uýt... huýt... tu hìu...".
III. Dàn ý chi tiết Con chào mào
1. Hình ảnh chim chào mào:
- Màu sắc bên ngoài của chào mào: đốm trắng, mũi đỏ.
- Vị trí chim xuất hiện: trên cây cao.
- Âm thanh: hót "triu... uýt... huýt... tu hìu...".
=> Bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, màu sắc và âm thanh.
=> Ba câu thơ vừa mở ra không gian cao rộng của thiên nhiên, vừa khắc họa rõ nét âm thanh trong trẻo của tiếng chim chào mào.
2. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi" sau khi nghe thấy tiếng chim.
- Sau khi nghe thấy âm thanh líu lo của chào mào, "tôi" yêu thích, mê đắm -> vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ nhằm trói buộc, độc chiếm âm thanh ấy.
- Khi chiếc lồng được vẽ xong -> chim bay đi -> "tôi" vội vàng mang nắng, gió đuổi theo.
- Cuối cùng, "trong vô tăm tích", "tôi" hi vọng lát nữa chim chào mào sẽ mổ "những con sâu", "trái cây chín đỏ" và "từng giọt nước thanh sạch của "tôi".
-> "Tôi" cảm thấy bản thân có thể níu giữ con chim trong chính chiếc lồng mà mình vẽ ra.
3. Nhận thức đúng đắn của nhân vật "tôi"
- "Tôi" không cần chim quay về nhưng vẫn có thể nghe rõ âm thanh tiếng chim.
-> Tôi vẫn luôn say mê tiếng hót của chim và lưu giữ nó trong kí ức.
-> Tôi đã biết cách cảm nhận, lắng nghe vẻ đẹp của thiên nhiên từ tận sâu tâm hồn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/con-chao-mao-the-loai-tom-tat-bo-cuc-noi-dung-nghe-thuat-72152n.aspx
Bài thơ đã gửi gắm tới chúng ta bài học ý nghĩa về việc sống gắn kết với thiên nhiên đất trời. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy biết trân trọng, nâng niu và cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên đó. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới, mời em tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 6 khác:
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật tôi trong bài thơ Con chào mào
- Phân tích bài thơ Con chào mào
- Trong lòng mẹ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật