Có ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục". Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên

Đứng trước ý kiến đánh giá: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục, hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên, nhiều bạn học sinh khá loay hoay vì không biết phải sắp xếp và trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ cũng như chọn lọc các dẫn chứng chứng minh thế nào cho chặt chẽ, thuyết phục người đọc. Để giúp các em làm bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập hay, đạt điểm cao, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Đề bài: Có ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục". Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

co y kien danh gia tuyen ngon doc lap la mot van kien day suc thuyet phuc hay phan tich de lam sang to nhan dinh tren

Dàn ý, văn mẫu phân tích và làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục

Bài làm

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn văn, đoạn thơ hay, đạt điểm cao

Nhà thơ Việt Phương từng viết thế này về Bác trong bài thơ Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương

"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói chữ to và đi nhẹ cả trong vườn
Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc bể
Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn
Khi đã quyết rất kiên cường mạnh mẽ
Đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn
Lòng trời biển dịu hiền khi gặp trẻ
Sấm sét im cho nắng ấm chồi non..."

Như vậy toàn bộ con người, nhân cách và khát vọng lớn lao của Hồ Chí Minh đều đã được thể hiện qua sự nghiệp chính trị, sự nghiệp quân sự, sự nghiệp ngoại giao, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục,... của Người. Trong những sự nghiệp đó có một sự nghiệp cũng rất độc đáo, đa dạng và phong phú, có giá trị lâu bền, ấy là sự nghiệp văn chương. Bác viết văn không phải đi từ những cảm hứng ngẫu nhiên, mà văn chương của Bác luôn dõi theo bước đường cách mạng, bổ trợ cho sự nghiệp cách mạng của mình. Và tiêu biểu nhất trong số đó là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tự tay viết và tuyên đọc ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Có ý kiến cho rằng: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục". Điều là hoàn toàn chính xác, không có gì để chối cãi và để làm rõ điều đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cách khía cạnh khác nhau của bản tuyên ngôn.

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945 trước hàng vạn đồng bào, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới, Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn kiện lịch sử ấy, ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, Pháp tuyên bố: "Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng thì Đông Dương phải trả về tay Pháp" . Cũng ngay trong thời điểm ấy, các thế lực thù địch quốc tế khác cũng nhăm nhe nhảy vào xâm lược nước ta. Bao nhiêu khó khăn chất chồng, ngay trong những ngày đầu nước ta có một chính quyền mới, đất nước mới, đất nước của con người Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn ra đời có ý nghĩa và giá trị lịch sử đặc biệt vô cùng, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc, kết thúc 80 năm giời đô hộ của thực dân Pháp, chấm dứt xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hơn 1000 năm trên đất nước ta, từ đây đất nước ta đã hoàn toàn được được độc lập, được quyền tự quyết trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị. Phải, nước Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ chứ không phải là một giống nòi ngoại lai nào khác. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập mang giá trị lịch sử còn ở việc nó không chỉ hướng đến nhân dân Việt Nam, hướng đến các thế lực thù địch đang nhăm nhe xâm lược nước ta để đập tan những âm mưu, luận điệu xảo trá của chúng. Mà bản Tuyên ngôn còn hướng đến toàn thể các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh cho nền độc lập tự do, cổ vũ mạnh mẽ cho những phong trào ấy, cũng tranh thủ sự ủng hộ viện trợ của nhân dân trên toàn thế giới. Như vậy, bản Tuyên ngôn độc lập ra đời là một văn kiện lịch sử có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn.

Ngoài việc là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, thì Tuyên ngôn độc lập còn là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục. Điều đó được chứng minh qua 3 luận điểm lớn trong văn kiện, là cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và lời tuyên ngôn độc lập của Bác. Những luận điểm ấy đã phá tan âm mưu xâm lược và những luận điệu xảo trá.

Về cơ sở pháp lý, mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã sử dụng chân lý được nêu ra trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776): "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hồ Chủ tịch đã rất khôn khéo cắt nghĩa rộng ra, đồng thời nhấn mạnh: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Câu nói ấy nhằm để khẳng định không nằm ngoài chân lý ấy, dân tộc ta cũng có quyền tự do, quyền bình đẳng. Ngoài ra, Bác còn sử dụng Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của các mạng Pháp(1791). Người cũng nhấn mạnh hai từ "tự do" và "bình đẳng".

Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn ấy có ý nghĩa vô cùng lớn lao, bởi đây là hai nước lớn. Đây cũng những chân lý của thời đại, cũng là hai nước đang có dã tâm xâm lược nước ta. Bác đã dùng chính luận điệu của kẻ thù để đánh lại kẻ thù, đập tan âm mưu của Pháp và các thế lực thù địch. Cuối cùng, Người khẳng định chân lý trong một câu văn ngắn gọn, súc tích: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Điều này đã thể hiện nghệ thuật luận chiến mạnh mẽ và sắc sảo trong ngòi bút chính luận của Hồ Chí Minh, thể hiện trí tuệ, khao khát của Người và của toàn thể dân tộc Việt Nam về một cuộc sống tự do bình đẳng. Những lý luận được chọn lọc ấy đã chạm đến trái tim, đến lương tri của những con người Pháp, nhân dân Pháp rằng quân đội của họ đang đi ngược lại với những lời tâm huyết của tổ tiên hàng trăm năm về trước, đang bôi nhọ chính ông cha của mình bằng những hành động xảo trá, âm mưu xâm lược bẩn thỉu.

Về cơ sở thực tiễn, Bác đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp nhằm che đậy đi những âm mưu đen tối của chúng bằng những chứng cứ rõ ràng và xác thực: "Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa". Bác bỏ đi những luận điệu "khai hóa", Bác đã nêu lên những tội ác của Pháp trong hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Về chính trị, "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào", hỏi mà xem làm gì có việc "khai hóa" văn minh nào mà nhà tù nhiều hơn trường học, những cuộc tàn sát đẫm máu nhân dân ta liên tục xảy ra, đến việc gieo rắc vào nhân dân ta thứ thuốc phiện, rượu cồn cốt để tiêu diệt giống nòi ta? Hơn thế nữa về kinh tế, chúng "khai hóa" kiểu gì khi liên tục "bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều", lại đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý. Tất cả những dẫn chứng ấy đã như giáng một đòn chí mạng vào cái luận điệu "khai hóa" mà chúng lặp lại mãi không buông, cốt để lừa bịp nhân dân ta và nhân dân thế giới, nhưng rất tiếc đã bị Hồ Chí Minh làm cho đổ bể.

Sau khi bác bỏ luận điệu "khai hóa", Bác tiếp tục bác bỏ cái luận điệu "bảo hộ" của bè lũ quân xâm lược Pháp. Minh chứng rõ nhất cho điều ấy là Pháp đã bán nước ta hai lần cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm, xiềng xích của Pháp - Nhật đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, đặc biệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Pháp đã chối từ đề nghị liên minh chống Nhật của ta, quay ra khủng bố khiến chúng ta tổn thất nặng nề, khi thua chạy cũng không tha cho những người tù chính trị. Như vậy sự không biết xấu hổ của Pháp đặt đâu cho hết, khi chúng nghe về những việc mình đã làm, chúng còn dám trơ trẽn mà hô to cái luận điệu hài hước "bảo hộ" Việt Nam của mình hay không. Chắc chắn là không, những chứng cứ xác đáng ấy đã nhanh chóng chặn họng thực dân Pháp, giáng một đòn đau vào bộ mặt giả dối và bẩn thỉu, lột trần những luận điệu xảo trá mà chúng vẫn thường rêu rao khi tiến quân vào xâm lược nước ta. Để lần nữa khẳng định việc Pháp hoàn toàn không còn quyền bảo hộ ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, khẳng định hai sự thật: "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" và "Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp".

Cuối cùng sau khi lập luận bác bỏ hết luận điệu "khai hóa" và "bảo hộ" của thực dân Pháp, bằng những lời lẽ rất hùng hồn và súc tích, kết cấu trùng điệp, nhấn mạnh hai vấn đề chính là "tự do", "độc lập". Đó là những lời lẽ xuất phát từ trái tim, là tâm huyết và khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, hùng hồn tuyên bố với toàn thể nhân dân, toàn thể mọi dân tộc trên toàn thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!"

Dù đã hơn 70 năm trôi qua nhưng bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên những giá trị lịch sử lớn lao, đánh một dấu mốc son chói lòa trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, đó là kỷ nguyên của tự do và độc lập. Bằng những lý lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục Tuyên ngôn độc lập đã trở thành một áng văn chính luận kiệt xuất bác bỏ hết những luận điệu xảo trá, bịp bợm của quân thù, dõng dạc tuyên bố với toàn thể nhân loại nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam ta.

--------------------HẾT-------------------------

Để rèn luyện các kiến thức cơ bản, hiểu cách làm bài văn phân tích cơ bản, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT, các em học sinh lớp 12 cần tham khảo thêm các bài phân tích Tuyên ngôn độc lập hay, nổi bật khác như: Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập, phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh,...

https://thuthuat.taimienphi.vn/co-y-kien-danh-gia-tuyen-ngon-doc-lap-la-mot-van-kien-day-suc-thuyet-phuc-hay-phan-tich-de-lam-sang-to-nhan-dinh-tren-42604n.aspx

Tác giả: Trần Quốc Anh     (3.8★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Co y kien danh gia Tuyen ngon Doc lap la mot van kien day suc thuyet phuc Hay phan tich de lam sang to nhan dinh tren

, Có ý kiến đánh giá: "Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục". Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên,

Tin Mới