Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền

Các em hãy cùng chúng tôi Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền để thấy được sức mạnh của ý chí, sự kiên trì trong cuộc sống của con người, qua đó hiểu được bài học sâu sắc mà Bác Hồ muốn gửi gắm đến chúng ta.

Đề bài: Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

chung minh cau khong co viec gi kho chi so long khong ben

Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền


I. Dàn ý Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt đến câu nói của Bác: Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền

2. Thân bài

* Giải thích:
- Hình ảnh mang tính ước lệ "đào núi", "lấp biển"nói về những công việc to lớn, phi thường ngỡ như khó có thể thực hiện được được trong thực tế.
- Phép phủ định "Không có"- "chỉ sợ" thể hiện niềm tin vào ý chí kiên cường, bền bỉ của con người.
=> Trong cuộc sống, bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết, việc lớn nào cũng có thể hoàn thành nếu con người đủ quyết tâm và sự kiên trì để vượt qua nó.

* Bàn luận về câu nói:

- Vai trò của ý chí:
+ Ý chí, nghị lực là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống.
+ Người có ý chí sẽ luôn kiên định với mục tiêu đã đặt ra, dù gặp phải những khó khăn, thất bại họ sẽ không bỏ cuộc nỗ lực đến cùng để theo đuổi lí tưởng, ước mơ.
+ Những người có ý chí sẽ không chịu đầu hàng trước số phận mà sẽ nỗ lực, cố gắng để thay đổi hoàn cảnh, làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn.

- Liên hệ thực tiễn:
+ Có nhiều tấm gương về ý chí, nghị lực
+ Có rất nhiều người không có ý chí, nghị lực, đó là những con người chưa làm đã nản chí, gặp thất bại thì sợ hãi, bỏ cuộc
+ Cũng có những con người lười biếng, không chịu học tập mà sa đà vào những thú vui tiêu khiển, không có ước mơ, lí tưởng gì cho tương lai.

- Bài học:
+ Cần có ý thức vươn lên trong cuộc sống, dám đương đầu và vượt qua những khó khăn, thách thức bằng sự kiên trì, quyết tâm.
+ Học cách chấp nhận mà coi đó chính là một môi trường để chúng ta rèn luyện ý chí, sự kiên trì, bản lĩnh sống của bản thân.
+ Phê phán những người sống có ý chí, nghị lực, không có mục tiêu sống.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu nói


II. Bài văn mẫu Chứng minh câu Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền (Chuẩn)

Con đường đi đến thành công chưa bao giờ dễ dàng, để về đích trong niềm vui của người chiến thắng, chúng ta phải trải qua muôn vàn những gian khó, thách thức. Để chinh phục được những khó khăn và đạt được những thành quả đáng tự hào, chúng ta không thể thiếu đi sự quyết tâm và ý chí kiên cường, bền bỉ. Bàn về vai trò của ý chí, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng từng nói:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Bốn câu thơ ngắn gọn, khái quát nhưng lại là bài học lớn về lí tưởng sống của con người. Thông qua những hình ảnh mang tính ước lệ "đào núi", "lấp biển", chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng chúng ta đến những công việc to lớn, phi thường ngỡ như khó có thể thực hiện được được trong thực tế. Phép phủ định "Không có"- "chỉ sợ" không chỉ thể hiện niềm tin của Bác vào khả năng, sức mạnh tinh thần của con người mà còn khẳng định một chân lí đúng đắn trong cuộc sống: Trong cuộc sống, bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết, việc lớn nào cũng có thể hoàn thành nếu con người đủ quyết tâm và sự kiên trì để vượt qua nó.

Ý chí, nghị lực là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Người có ý chí sẽ luôn kiên định với mục tiêu đã đặt ra, dù gặp phải những khó khăn, thất bại họ sẽ không bỏ cuộc nỗ lực đến cùng để theo đuổi lí tưởng, ước mơ. Ý chí là "chìa khóa" giúp con người mở ra cánh cửa thành công bởi ý chí giúp con phát huy được mọi sức mạnh to lớn bên trong, đó là năng lực, niềm tin, sự quyết tâm và tinh thần người lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Những người có ý chí sẽ không chịu đầu hàng trước số phận mà sẽ nỗ lực, cố gắng để thay đổi hoàn cảnh, làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã bắt gặp rất nhiều tấm gương sáng về ý chí kiên cường, mạnh mẽ. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, người đã vượt qua đại dương rộng lớn, làm nhiều nghề vất vả và vượt qua muôn ngàn khó khăn ở phương Tây để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, mang về ánh sáng độc lập cho dân tộc, đất nước Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, khi đại dịch covid 19 hoành hành và gây ra nhiều thiệt hại, mất mát cả về người và của, toàn thể dân tộc Việt Nam ta đã cùng nhau nỗ lực hết mình để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Sự kiên trì, quyết tâm ấy cũng đã mang đến rất nhiều thành quả đáng tự hào, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia chống dịch hiệu quả nhất, hậu quả của dịch cũng dần được khắc phục, nhân dân Việt Nam đã bắt đầu với cuộc sống bình thường mới.

Khó khăn, thách thức là những điều khó có thể tránh khỏi trong cuộc sống, nó như một "gia vị" tất yếu, là một chướng ngại song cũng là bước đệm vững chắc để chúng ta bước đến thành công. Trong gian khó, con người sẽ khám phá được những khả năng mới, phá bỏ những giới hạn của bản thân để dần hoàn thiện mình. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người không có ý chí, nghị lực, đó là những con người chưa làm đã nản chí, gặp thất bại thì sợ hãi, bỏ cuộc, thu mình vào trong chiếc vỏ ốc kiên cố. Cũng có những con người lười biếng, không chịu học tập mà sa đà vào những thú vui tiêu khiển, không có ước mơ, lí tưởng gì cho tương lai.

Để có được ý chí kiên cường, mạnh mẽ mỗi chúng ta cần có ý thức vươn lên trong cuộc sống, dám đương đầu và vượt qua những khó khăn, thách thức bằng sự kiên trì, quyết tâm. Trong hành trình thực hiện ước mơ, lí tưởng chúng ta sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, thế nhưng đừng sợ hãi, chúng ta hãy học cách chấp nhận mà coi đó chính là một môi trường để chúng ta rèn luyện ý chí, sự kiên trì, bản lĩnh sống của bản thân. "Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió", thế nhưng sau những sóng gió ấy, thành quả chúng ta đạt được sẽ vô cùng đáng quý và đáng tự hào. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những người sống có ý chí, nghị lực, không có mục tiêu sống.

Bốn câu thơ của Bác đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về lí tưởng sống. Chúng ta những thế hệ tương lai của đất nước cần có ý thức học tập, rèn luyện bản thân, rèn luyện ý chí, sự kiên trì, bền bỉ để trở thành những người có ích cho xã hội.

------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-cau-khong-co-viec-gi-kho-chi-so-long-khong-ben-68462n.aspx
Bên cạnh bài Chững minh câu: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, để thấy được hết giá trị của ý chí, sự kiên trì trong cuộc sống, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như: Chứng minh câu tục ngữ Nước chảy đá mòn, Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, Viết đoạn văn 200 chữ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống, Nghị luận xã hội: Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Chứng minh lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ
Lễ cúng tiết Thanh Minh gồm những gì?
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có chí thì nên
Học ngành gì không sợ thất nghiệp
Điều quan trọng làm nên thành công của Trong lòng mẹ là giọng văn giàu chất trữ tình. Em có đồng ý như vậy không?
Từ khoá liên quan:

chung minh cau khong co viec gi kho chi so long khong ben

, dan y chung minh cau noi khong co viec gi kho chi so long khong ben, nghi luan ve loi khuyen cua bac khong co viec gi kho chi so long khong ben,

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Cảm nhận khi đọc Cây bút thần

    Cây bút thần là truyện cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc, truyện gửi gắm ước mơ về công lí, niềm tin vào cái thiện của nhân dân. Bài văn cảm nhận khi đọc Cây bút thần dưới đây không chỉ khái quát được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện mà còn thể hiện cảm nhận, quan điểm của người viết. Các em hãy cùng tham khảo nhé.